- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Tiếng Việt chúng ta rất giàu và đẹp, tại sao phải dùng đến "từ lạ" 'di biến động dân cư'?

© ẢnhChốt kiểm dịch ngay trước tượng đài Lê Thái Tổ.
Chốt kiểm dịch ngay trước tượng đài Lê Thái Tổ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Vừa áp dụng khai báo "di biến động dân cư" tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19, nhiều người ở TP.HCM thắc mắc không hiểu ý nghĩa của 'thuật ngữ mới' này là gì. Chuyên gia cho biết, không nhất thiết phải dùng một từ rườm rà, khó hiểu làm gì.

Sao phải sử dụng một cụm từ rườm rà khó hiểu?

Ngày 14/08, TP.HCM quyết định triển khai phần mềm với tên gọi 'di biến động dân cư, nhằm quản lý công dân vùng dịch cho tất cả các chốt nội thành TP.HCM. Phần mềm có thể lưu lịch trình, khi cần truy F0, F1, F2 sẽ thực hiện nhanh chóng và chính xác.
Ùn ứ tại chốt kiểm soát trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2021
Bộ Công an lý giải nguyên nhân ùn ứ tại TP.HCM khi khai “di biến động dân cư”
Tuy nhiên, thuật ngữ mới 'di biến động dân cư' gần đây đã khiến cư dân mạng bàn luận xôn xao. Thậm chí nhiều chuyên gia trong ngành ngôn ngữ cũng lên tiếng về 'thuật ngữ mới này'.
Cụ thể trong bài "Di biến động dân cư - tối nghĩa và phi ngữ pháp", tác giả Thụy Bất Nhi viết:
“Cấu trúc ghép từ Hán Việt “di+biếnđộng+dâncư” không thuộc trường phái quy tắc nào trong quy ước ngữ pháp tiếng Việt lâu nay. Việc ghép hai từ “di động” và “biến động” để tạo ra từ mới “di biến động” là phi ngữ pháp”.
Tác giả này còn thông tin rằng, khi thử tra theo các công cụ trực tuyến, cụm từ Di biến động dân cư (移變動民居) dùng trong tiếng Trung Quốc hiện đại, sẽ cho kết quả có phần gượng ép là… tái định cư, tương đương với từ an trí (安置) của Trung văn, có nghĩa là bố trí (chỗ ở) an toàn"
Trên thực tế, đây chỉ đơn giản là một ứng dụng trên điện thoại dùng việc quét mã QR để khai báo. Ông Châu Thái Bình, phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam thường trú tại Trung Quốc cho hay, tại đất nước này không có khái niệm "di biến động dân cư".
Công an thành phố Hà Nội thực hiện làm thẻ căn cước công dân gắn chíp cho người dân.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Mỗi người dân Việt Nam sẽ có mã QR vào năm 2025, có nên lo ngại về dữ liệu cá nhân?
Tuy nhiên toàn bộ người dân nước này cũng phải quét mã QR gọi là Kiện khang mã (健康码, Jiànkāngmǎ), tức Mã sức khỏe, sử dụng cho toàn dân. Ngoài ra, vài địa phương còn đòi thêm Hành trình ca (行程卡, xíngchéngkǎ), tức Thẻ hành trình, lịch sử đi lại. Ông Bình nêu quan điểm:
"Tiếng Việt chúng ta rất giàu và đẹp".
Vậy nên theo ông Bình, thiết nghĩ không nên sử dụng một cụm từ rườm rà, khó hiểu như "di biến động dân cư". Nên chăng chỉ cần đổi lại là “khai báo di chuyển nội địa” như đã ghi trên trang thông tin của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) là đủ và dễ hiểu.

Ngưng sử dụng tại nội thành sau 1 ngày 'ra đời'

Chiều 15.8, đại tá Lê Công Vân, Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06, Công an TP.HCM) cho biết, TP quyết định dừng các chốt khai báo ở nội đô TP, chỉ thực hiện khai báo 'di biến động dân cư' ở 12 chốt kiểm soát chính của TP và các chốt kiểm soát của cấp huyện giáp với các tỉnh thành.
Nguyên nhân là do tình hình ùn ứ kéo dài trong việc khai báo thông tin 'di biến động dân cư' diễn ra 2 ngày qua tại các chốt quận, huyện TP.HCM. Đại tá Vân cho biết:
Hà Nội tiếp tục tăng cường kiểm soát người tham gia giao thông tại nhiều tuyến phố - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2021
Gây rối tại chốt kiểm dịch chợ Yên Phụ, 2 vợ chồng có bị xử lý hình sự không?
"Vẫn duy trì 12 chốt kiểm soát dịch chính của TP và các chốt kiểm soát của cấp huyện giáp với các tỉnh thành. Người dân sử dụng các phương tiện ra vào TP.HCM phải khai báo sức khỏe theo mã QR Code của Bộ Công an. Còn các chốt kiểm soát dịch giữa quận huyện, TP.Thủ Đức thì không kiểm tra mã Code QR nữa mà vẫn duy trì chốt kiểm dịch để làm nhiệm vụ thực hiện theo Chỉ thị 12 của UBND TP và Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ".
Trước đó, ngày 11/8, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an chính thức triển khai phần mềm quản lý cư dân vùng dịch toàn quốc trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLDC), thông qua địa chỉ địa chỉ: https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn.
Trên thực tế, thông tin khai báo tại địa chỉ này cũng tương tự như khai báo qua các ứng dụng của Bộ Y tế. Tuy nhiên, bổ sung thêm thông tin thường trú, lưu trú, tạm trú.
Sau khi công dân nhập đủ thông tin, hệ thống sinh ra mã QR code để cán bộ tại chốt kiểm dịch kiểm tra thông tin.
Liên quan đến việc giảm mật độ người tập trung tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 khi khai báo di biến động dân cư, Sở GTVT đề nghị các cơ quan nêu trên chỉ đạo lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát dịch không bắt buộc lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan nhà nước thực hiện việc khai báo tại đây. Đối với lực lượng lao động này, chỉ tiến hành kiểm tra thẻ công chức và bảng phân công công tác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала