https://kevesko.vn/20210825/covid-19-phu-bong-ha-du-bao-tang-truong-kinh-te-viet-nam-10981056.html
Covid-19 phủ bóng, hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Covid-19 phủ bóng, hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại. Chuyên gia hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đồng thời, chỉ ra những rủi ro, thách thức với nền kinh tế cũng... 25.08.2021, Sputnik Việt Nam
2021-08-25T04:41+0700
2021-08-25T04:41+0700
2021-08-24T18:00+0700
việt nam
kinh doanh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/18/10981340_0:182:3318:2048_1920x0_80_0_0_22d50d798944c9a171b52964c239731f.jpg
Số ca mắc Covid-19 tăng cao, tỷ lệ tử vong tăng, dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, nhiều tỉnh thành phải áp dụng giãn cách xã hội kéo dài, sản xuất bị ngưng trệ, nguy cơ đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại so với kỳ vọng ban đầu.VNDIRECT trong báo cáo cập nhật vĩ mô hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 xuống 5,5% thay vì mức 6,5% như các kỳ vọng trước đó. Chứng khoán Rồng Việt cũng nêu kịch bản xấu nhất, GDP chỉ tăng 2%, mức cơ sở 4%.Hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam vì ảnh hưởng của dịch Covid-19Đầu tháng 8, Báo cáo cập nhật vĩ mô của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho thấy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.Dẫn chứng cho nhận định này, VNDIRECT dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm tháng thứ ba lien tiếp xuống mức 339 ngàn tỷ đồng trong tháng 7, giảm 8,3% so với tháng trước và giảm 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái.Bên cạnh đó, chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 7 đạt 45,1 điểm, tháng thứ hai liên tiếp dưới mức 50 điểm. Chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 2,2% so với cùng kỳ trong tháng 7, so với mức tăng 6,8% so với cùng kỳ trong tháng 6.Theo báo cáo, kể từ giữa tháng 6 năm nay, Việt Nam ghi nhận số ca lây nhiễm, mắc mới Covid-19 tăng cao, nhiều tỉnh, thành, địa phương phải áp dụng giãn cách xã hội kéo dài.Theo VNDIRECT, lạm phát cả năm 2021 có thể chỉ 2,4% do nhu cầu tiêu dùng trong nước và giá các dịch vụ thiết yếu giảm.Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, đời sống người dân vô cùng khó khăn, Chính phủ Việt Nam đã thông báo giảm giá, phí các dịch vụ thiết yếu như điện, nước sạch, viễn thông cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng.Các chuyên gia đánh giá, đây là một trong những yếu tố kiềm chế lạm phát (CPI) trong những tháng còn lại của năm 2021 đối với đất nước.Ngoài ra, làn sóng Covid-19 thứ 4 ảnh hưởng lớn đến mọi khía cạnh của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong ngành dịch vụ và thị trường lao động.Trước tình hình này, công ty VNDIRECT điều chỉnh lại dự báo và đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng cho nửa cuối năm 2021 dựa trên tình hình dịch bệnh trong nước – tiếp tục diễn biến khó lường hay nhanh chóng được kiểm soát tốt.Tăng trưởng kinh tế Việt Nam tùy thuộc vào diễn biến dịch Covid-19Trong kịch bản cơ sở, VNDIRECT hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam xuống 5,5% so với dự báo trước đó là 6,5%.Đưa ra cơ sở cho dự báo của mình, phía VNDIRECT nhấn mạnh chuyên gia của tổ chức đã dựa trên các giả định cụ thể. Đó là, thứ nhất, Việt Nam cơ bản kiểm soát được làn sóng lây nhiễm thứ tư ngay trong tháng 8/2021 và đẩy lùi hoàn toàn vào cuối Quý 3/2021.Cơ sở thứ hai, Việt Nam có thể ngăn chặn hiệu quả lây nhiễm trong các khu công nghiệp và duy trì chuỗi cung ứng sản xuất không bị gián đoạn bởi đại dịch.Tiếp đó, thứ ba, Việt Nam có thể đẩy nhanh triển khai vaccine Covid-19 cho đến cuối năm 2021.Đáng chú ý, theo kịch bản cơ sở của VNDIRECT, khoảng 50% dân số Việt Nam sẽ được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19 vào cuối năm 2021 này (hướng đến mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số được tiêm chủng vào nửa đầu năm 2022 – PV).Cơ sở thứ tư, Việt Nam có thể thí điểm mở cửa trở lại một số khu du lịch như đảo Phú Quốc cho khách du lịch quốc tế kể từ quý 4 năm 2021 để phục hồi một số lĩnh vực đặc thù của nền kinh tế.Vấn đề thứ 5, ở quy mô toàn cầu, các nền kinh tế lớn, như Mỹ, EU và Trung Quốc tiếp tục tăng tốc triển khai vaccine và đẩy mạnh mở cửa trở lại nền kinh tế, tăng cường giao thương qua lại.Nêu rõ trong kịch bản cơ sở, ông Đinh Quang Hinh, chuyên viên phân tích của VNDIRECT cho rằng ngành dịch vụ có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng lây nhiễm thứ tư.Cụ thể, một số phân ngành dịch vụ, bao gồm các hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải và kho bãi, nghệ thuật và giải trí, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ hành chính, có thể ghi nhận mức tăng trưởng âm trong quý 3/2021 trước khi phục hồi trở lại vào quý 4/2021 sau khi Chính phủ nới lỏng các quy định về giãn cách xã hội ở các tỉnh phía Nam và cho phép các dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại.VNDIRECT dự báo ngành dịch vụ tăng 3,2% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm, thấp hơn mức tăng 4,0% và 3,6% tương ứng trong 6 tháng đầu năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2020.Bên cạnh đó, ngành công nghiệp và xây dựng cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt bùng phát dịch lần thứ tư do một số nhà máy phải tạm dừng hoạt động trong nhiều ngày để ngăn chặn sự lây lan dịch Covid-19. Tuy nhiên, chuyên viên Đinh Quang Hinh cho rằng tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng sẽ vẫn mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021 nhờ vào một số yếu tố.Trong đó có các chính sách và giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch trong các khu công nghiệp và duy trì chuỗi cung ứng sản xuất không bị gián đoạn bởi đại dịch, nhu cầu bên ngoài cao hơn trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi và tăng chi tiêu công, đặc biệt là cho phát triển cơ sở hạ tầng.Với những phân tích này, VNDIRECT kỳ vọng ngành công nghiệp và xây dựng sẽ tăng 8,3% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm (so với mức tăng 8,4% trong 6 tháng đầu năm 2021).Theo ông Hinh, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng sẽ tăng trưởng 4,0% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm (so với mức 3,8% trong 6 tháng đầu năm 2021) nhờ: nhu cầu bên ngoài mạnh mẽ đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là thủy sản như cá tra và tôm, và ngành chăn nuôi tăng trưởng mạnh trong bối cảnh quy mô đàn lợn duy trì đà phục hồi.Nêu rõ trong báo cáo, chuyên gia của VNDIRECT nhấn mạnh rằng, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp quyết liệt để hạn chế sự lây lan của làn sóng Covid-19 thứ tư.Kịch bản xấu hơn với nền kinh tế Việt Nam là gì?Ở kịch bản tiêu cực hơn, chuyên gia cho rằng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể chỉ tăng trưởng 5,0% so với cùng kỳ.Nêu lên kịch bản này, nhóm chuyên gia của VNDIRECT dựa trên các giả định cụ thể như, đợt lây nhiễm thứ tư sẽ kéo dài hơn. Nhiều tỉnh, thành khác ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam phải áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, thêm nhiều khu công nghiệp phải tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.Bên cạnh đó, chuyên gia cũng tính đến yếu tố tỷ lệ tiêm chủng thấp do thiếu nguồn cung cấp vaccine. Chỉ có dưới 30% dân số Việt Nam được chủng ngừa với ít nhất 1 liều vaccine Covid-19 vào cuối năm 2021.Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ không thí điểm đón khách du lịch quốc tế trong năm nay, đồng thời, việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế lớn trên thế giới, chẳng hạn như Mỹ và Trung Quốc, có thể bị chậm lại do số ca lây nhiễm gia tăng mạnh trở lại do biến thể Delta hay các biến chủng khác.Đồng thời, VNDIRECT dự báo ngành dịch vụ chỉ tăng trưởng 2,4% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm (so với 4,0% trong 6 tháng đầu năm 2021 và 3,2% trong kịch bản cơ sở).Cùng với đó, ngành công nghiệp và xây dựng có thể phục hồi với tốc độ chậm hơn do sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu bên ngoài lẫn trong nước sụt giảm.Ngoài ra, VNDIRECT dự báo ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm (so với 8,4% trong 6 tháng đầu năm 2021 và 8,3% trong kịch bản cơ sở).Đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, VNDIRECT dự báo tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm 2021 (so với 3,8% trong 6 tháng đầu năm 2021 và 4,0% trong kịch bản cơ sở) do nhu cầu bên ngoài đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn.Cũng theo các chuyên gia của VNDIRECT, đợt bùng phát thứ tư tác động “rất lớn” đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Điều này có thể khiến quốc gia Đông Nam Á này bị “tụt lại” trong cuộc đua thu hút vốn FDI.Về chính sách tiền tệ, VNDIRECT cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ linh hoạt hơn trong chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ tăng trưởng cho nửa cuối năm 2021.Những rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam nửa cuối 2021Hồi trung tuần tháng 8, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng công bố báo cáo triển vọng ngành 6 tháng cuối năm 2021, đồng thời, hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021.Theo đó, kịch bản xấu nhất, kinh tế Việt Nam có thể chỉ tăng trưởng ở mức 2%, cơ sở ở 4%.Trong báo cáo của mình, Chứng khoán Rồng Việt nêu rõ, triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2021 của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hiệu quả của việc ngăn chặn dịch bệnh, cũng như tiến độ tiêm chủng vaccine Covid-19.Đáng chú ý, VDSC giảm dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2021 của Việt Nam xuống còn 4%.Phân tích cơ sở cho dự báo này, Chứng khoán Rồng Việt nhấn mạnh, chỉ số tăng trưởng trên phản ánh những tác động tiêu cực của đợt bùng phát lần thứ tư đối với các hoạt động kinh tế Việt Nam cũng như ảnh hưởng kéo dài của các biện pháp phòng Covid-19 lên hoạt động kinh tế.Theo ước tính của nhóm chuyên gia Chứng khoán Rồng Việt, các ngành kinh tế đang hoạt động dưới 50% công suất.Một số nguyên nhân được dẫn ra như nhiều tỉnh thành đang siết chặt hơn với các hoạt động không thiết yếu, các hoạt động đi lại và tụ tập không cần thiết theo Chỉ thị 16+, 16 hoặc 15 của Chính phủ. Bên cạnh đó, việc giãn cách xã hội kéo dài có thể có tác động nghiêm trọng đến kinh tế vì các tỉnh thành này đóng góp tới hơn 80% GDP quốc gia.Đồng thời, hiện tại, cả nước trải qua đợt phong tỏa nghiêm ngặt nhất kể từ khi dịch bệnh xảy ra, lưu lượng di chuyển giảm đáng kể trong tháng 7/2021, thậm chí còn thấp hơn đợt phong tỏa vào tháng 4/2020.Đặc biệt, có ít nhất 70% nhà máy sản xuất ở miền Nam phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian phong tỏa. Ngoài ra, các nhà máy hoạt động theo mô hình “3 tại chỗ” phải chịu chi phí vận hành rất lớn và phải giảm 40-50% công suất.Chứng khoán Rồng Việt dẫn chứng, chi phí hoạt động gia tăng và thời gian để tài xế xe tải vận chuyển hàng hóa kéo dài. Hay sự chậm trễ của vận tải hàng hóa đường bộ và đóng cửa nhà máy sản xuất cũng gây áp lực lớn lên hoạt động của các cảng hàng hóa.Theo ước tính của các chuyên gia từ Chứng khoán Rồng Việt, trong quý 3/2021, tiêu dùng hộ gia đình và các ngành dịch vụ có thể sẽ tăng trưởng âm. Sang quý 4 năm nay, nếu không có những hỗ trợ chính sách mạnh mẽ hơn, sự phục hồi kinh tế sẽ yếu do dư chấn từ đại dịch lên thị trường lao động, chuỗi cung ứng, bảng cân đối của doanh nghiệp và hộ gia đình.Sang năm 2022, Chứng khoán Rồng Việt nêu rõ, sẽ có ít khả năng xảy ra các đợt phong tỏa trên diện rộng, điều này tạo nền tảng khả quan hơn cho tăng trưởng kinh tế phục hồi trở lại.Chứng khoán Rồng Việt đưa ra dự báo năm 2022 cho thấy, GDP của Việt Nam sẽ tăng 6,5%, với sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất và chi tiêu tiêu dùng cá nhân.Tuy nhiên, do khả năng xảy ra các làn sóng Delta và các biến thể mới kèm theo các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với dịch bệnh vẫn là một rủi ro khó lường vào năm 2022, sự phục hồi vẫn sẽ còn khó khăn và tương đối chậm đối với một số lĩnh vực như du lịch, lữ hành và bán lẻ.Bức tranh kinh tế Việt Nam hiện còn khá khó khăn, tuy nhiên, vẫn còn một số điểm sáng đáng chú ý.Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, tính chung 7 tháng năm 2021, xuất nhập khẩu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2021 ước tính đạt 55,7 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính vẫn đạt ở mức cao, đạt 373,36 tỷ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 185,33 tỷ USD, tăng 25,5%, nhập khẩu đạt 188,03 tỷ USD, tăng 35,3%.Đặc biệt, Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã huy động được trên 18 triệu liều vaccine tiêm miễn phí hoàn toàn cho dân.Cùng với đó, đã thực hiện hỗ trợ 12,1 triệu lao động và gần 376 nghìn người sử dụng lao động với tổng kinh phí hơn 5,7 nghìn tỷ đồng, đồng thời hỗ trợ người dân thông qua chính sách giảm giá điện, giá nước, dịch vụ viễn thông cho người dân, doanh nghiệp với quy mô khoảng hơn 10 nghìn tỷ đồng. Cả nước nỗ lực không để xảy ra khan hàng, thiếu lương thực thực phẩm, dân đói khổ…
https://kevesko.vn/20210807/dich-covid-19-tac-dong-nhu-the-nao-den-nen-kinh-te-viet-nam-10913840.html
https://kevesko.vn/20210805/kinh-te-viet-nam-chien-thang-dai-dich-covid-19-nhu-the-nao-10903256.html
https://kevesko.vn/20210730/dinh-vi-lai-vi-the-cua-viet-nam-tren-ban-do-kinh-te-the-gioi-10874235.html
https://kevesko.vn/20210727/quoc-hoi-giao-chi-tieu-tang-truong-gdp-kinh-te-viet-nam-65-7-5-nam-co-kha-thi-10864255.html
https://kevesko.vn/20210702/viet-nam-khong-de-covid-19-pha-vo-thanh-tri-kinh-te-10755279.html
https://kevesko.vn/20210625/con-tau-kinh-te-viet-nam-trong-mot-the-gioi-trac-tro-10714860.html
https://kevesko.vn/20210612/gdp-du-bao-tang-7-viet-nam-van-la-diem-sang-tang-truong-kinh-te-tren-the-gioi-10638579.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/18/10981340_587:0:3318:2048_1920x0_80_0_0_7e805f8a4df0df1b4187f2ec1de2c329.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
việt nam, kinh doanh
Số ca mắc Covid-19 tăng cao, tỷ lệ tử vong tăng, dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, nhiều tỉnh thành phải áp dụng giãn cách xã hội kéo dài, sản xuất bị ngưng trệ, nguy cơ đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại so với kỳ vọng ban đầu.
VNDIRECT trong báo cáo cập nhật vĩ mô hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 xuống 5,5% thay vì mức 6,5% như các kỳ vọng trước đó. Chứng khoán Rồng Việt cũng nêu kịch bản xấu nhất, GDP chỉ tăng 2%, mức cơ sở 4%.
Hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam vì ảnh hưởng của dịch Covid-19
Đầu tháng 8, Báo cáo cập nhật vĩ mô của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho thấy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
“Làn sóng Covid-19 phủ bóng lên nền kinh tế Việt Nam”, báo cáo nhận định.
Dẫn chứng cho nhận định này, VNDIRECT dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm tháng thứ ba lien tiếp xuống mức 339 ngàn tỷ đồng trong tháng 7, giảm 8,3% so với tháng trước và giảm 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 7 đạt 45,1 điểm, tháng thứ hai liên tiếp dưới mức 50 điểm. Chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 2,2% so với cùng kỳ trong tháng 7, so với mức tăng 6,8% so với cùng kỳ trong tháng 6.
Theo báo cáo, kể từ giữa tháng 6 năm nay, Việt Nam ghi nhận số ca lây nhiễm, mắc mới Covid-19 tăng cao, nhiều tỉnh, thành, địa phương phải áp dụng giãn cách xã hội kéo dài.
“Chúng tôi hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021 xuống 5,5% từ mức dự báo trước đó là 6,5% (trong kịch bản cơ sở)”, báo cáo cập nhật vĩ mô của tổ chức này cho hay.
Theo VNDIRECT, lạm phát cả năm 2021 có thể chỉ 2,4% do nhu cầu tiêu dùng trong nước và giá các dịch vụ thiết yếu giảm.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, đời sống người dân vô cùng khó khăn, Chính phủ Việt Nam đã thông báo giảm giá, phí các dịch vụ thiết yếu như điện, nước sạch, viễn thông cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia đánh giá, đây là một trong những yếu tố kiềm chế lạm phát (CPI) trong những tháng còn lại của năm 2021 đối với đất nước.
Ngoài ra, làn sóng Covid-19 thứ 4 ảnh hưởng lớn đến mọi khía cạnh của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong ngành dịch vụ và thị trường lao động.
Trước tình hình này, công ty VNDIRECT điều chỉnh lại dự báo và đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng cho nửa cuối năm 2021 dựa trên tình hình dịch bệnh trong nước – tiếp tục diễn biến khó lường hay nhanh chóng được kiểm soát tốt.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam tùy thuộc vào diễn biến dịch Covid-19
Trong kịch bản cơ sở, VNDIRECT hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam xuống 5,5% so với dự báo trước đó là 6,5%.
Đưa ra cơ sở cho dự báo của mình, phía VNDIRECT nhấn mạnh chuyên gia của tổ chức đã dựa trên các giả định cụ thể. Đó là, thứ nhất, Việt Nam cơ bản kiểm soát được làn sóng lây nhiễm thứ tư ngay trong tháng 8/2021 và đẩy lùi hoàn toàn vào cuối Quý 3/2021.
Cơ sở thứ hai, Việt Nam có thể ngăn chặn hiệu quả lây nhiễm trong các khu công nghiệp và duy trì chuỗi cung ứng sản xuất không bị gián đoạn bởi đại dịch.
Tiếp đó, thứ ba, Việt Nam có thể đẩy nhanh triển khai vaccine Covid-19 cho đến cuối năm 2021.
Đáng chú ý, theo kịch bản cơ sở của VNDIRECT, khoảng 50% dân số Việt Nam sẽ được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19 vào cuối năm 2021 này (hướng đến mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số được tiêm chủng vào nửa đầu năm 2022 – PV).
Cơ sở thứ tư, Việt Nam có thể thí điểm mở cửa trở lại một số khu du lịch như đảo Phú Quốc cho khách du lịch quốc tế kể từ quý 4 năm 2021 để phục hồi một số lĩnh vực đặc thù của nền kinh tế.
Vấn đề thứ 5, ở quy mô toàn cầu, các nền kinh tế lớn, như Mỹ, EU và Trung Quốc tiếp tục tăng tốc triển khai vaccine và đẩy mạnh mở cửa trở lại nền kinh tế, tăng cường giao thương qua lại.
Nêu rõ trong kịch bản cơ sở, ông Đinh Quang Hinh, chuyên viên phân tích của VNDIRECT cho rằng ngành dịch vụ có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng lây nhiễm thứ tư.
Cụ thể, một số phân ngành dịch vụ, bao gồm các hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải và kho bãi, nghệ thuật và giải trí, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ hành chính, có thể ghi nhận mức tăng trưởng âm trong quý 3/2021 trước khi phục hồi trở lại vào quý 4/2021 sau khi Chính phủ nới lỏng các quy định về giãn cách xã hội ở các tỉnh phía Nam và cho phép các dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại.
VNDIRECT dự báo ngành dịch vụ tăng 3,2% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm, thấp hơn mức tăng 4,0% và 3,6% tương ứng trong 6 tháng đầu năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2020.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp và xây dựng cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt bùng phát dịch lần thứ tư do một số nhà máy phải tạm dừng hoạt động trong nhiều ngày để ngăn chặn sự lây lan dịch Covid-19.
Tuy nhiên, chuyên viên Đinh Quang Hinh cho rằng tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng sẽ vẫn mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021 nhờ vào một số yếu tố.
Trong đó có các chính sách và giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch trong các khu công nghiệp và duy trì chuỗi cung ứng sản xuất không bị gián đoạn bởi đại dịch, nhu cầu bên ngoài cao hơn trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi và tăng chi tiêu công, đặc biệt là cho phát triển cơ sở hạ tầng.
Với những phân tích này, VNDIRECT kỳ vọng ngành công nghiệp và xây dựng sẽ tăng 8,3% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm (so với mức tăng 8,4% trong 6 tháng đầu năm 2021).
Theo ông Hinh, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng sẽ tăng trưởng 4,0% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm (so với mức 3,8% trong 6 tháng đầu năm 2021) nhờ: nhu cầu bên ngoài mạnh mẽ đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là thủy sản như cá tra và tôm, và ngành chăn nuôi tăng trưởng mạnh trong bối cảnh quy mô đàn lợn duy trì đà phục hồi.
Nêu rõ trong báo cáo, chuyên gia của VNDIRECT nhấn mạnh rằng, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp quyết liệt để hạn chế sự lây lan của làn sóng Covid-19 thứ tư.
“Với những biện pháp mạnh mẽ của Chính phủ, chúng tôi kỳ vọng Việt Nam có thể đẩy lùi làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ tư trong vòng một đến hai tháng tới, như đã từng thành công với ba đợt bùng phát dịch bệnh trước đó”, chuyên gia Đinh Quang Hinh nhấn mạnh.
Kịch bản xấu hơn với nền kinh tế Việt Nam là gì?
Ở kịch bản tiêu cực hơn, chuyên gia cho rằng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể chỉ tăng trưởng 5,0% so với cùng kỳ.
Nêu lên kịch bản này, nhóm chuyên gia của VNDIRECT dựa trên các giả định cụ thể như, đợt lây nhiễm thứ tư sẽ kéo dài hơn. Nhiều tỉnh, thành khác ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam phải áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, thêm nhiều khu công nghiệp phải tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng tính đến yếu tố tỷ lệ tiêm chủng thấp do thiếu nguồn cung cấp vaccine. Chỉ có dưới 30% dân số Việt Nam được chủng ngừa với ít nhất 1 liều vaccine Covid-19 vào cuối năm 2021.
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ không thí điểm đón khách du lịch quốc tế trong năm nay, đồng thời, việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế lớn trên thế giới, chẳng hạn như Mỹ và Trung Quốc, có thể bị chậm lại do số ca lây nhiễm gia tăng mạnh trở lại do biến thể Delta hay các biến chủng khác.
“Trong kịch bản tiêu cực này, tác động của đại dịch đối với lĩnh vực dịch vụ sẽ kéo dài và trầm trọng hơn”, báo cáo nhấn mạnh.
Đồng thời, VNDIRECT dự báo ngành dịch vụ chỉ tăng trưởng 2,4% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm (so với 4,0% trong 6 tháng đầu năm 2021 và 3,2% trong kịch bản cơ sở).
Cùng với đó, ngành công nghiệp và xây dựng có thể phục hồi với tốc độ chậm hơn do sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu bên ngoài lẫn trong nước sụt giảm.
Ngoài ra, VNDIRECT dự báo ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm (so với 8,4% trong 6 tháng đầu năm 2021 và 8,3% trong kịch bản cơ sở).
Đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, VNDIRECT dự báo tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm 2021 (so với 3,8% trong 6 tháng đầu năm 2021 và 4,0% trong kịch bản cơ sở) do nhu cầu bên ngoài đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn.
Cũng theo các chuyên gia của VNDIRECT, đợt bùng phát thứ tư tác động “rất lớn” đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Điều này có thể khiến quốc gia Đông Nam Á này bị “tụt lại” trong cuộc đua thu hút vốn FDI.
Về chính sách tiền tệ, VNDIRECT cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ linh hoạt hơn trong chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ tăng trưởng cho nửa cuối năm 2021.
Những rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam nửa cuối 2021
Hồi trung tuần tháng 8, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng công bố báo cáo triển vọng ngành 6 tháng cuối năm 2021, đồng thời, hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021.
Theo đó, kịch bản xấu nhất, kinh tế Việt Nam có thể chỉ tăng trưởng ở mức 2%, cơ sở ở 4%.
Trong báo cáo của mình, Chứng khoán Rồng Việt nêu rõ, triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2021 của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hiệu quả của việc ngăn chặn dịch bệnh, cũng như tiến độ tiêm chủng vaccine Covid-19.
Đáng chú ý, VDSC giảm dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2021 của Việt Nam xuống còn 4%.
Phân tích cơ sở cho dự báo này, Chứng khoán Rồng Việt nhấn mạnh, chỉ số tăng trưởng trên phản ánh những tác động tiêu cực của đợt bùng phát lần thứ tư đối với các hoạt động kinh tế Việt Nam cũng như ảnh hưởng kéo dài của các biện pháp phòng Covid-19 lên hoạt động kinh tế.
Theo ước tính của nhóm chuyên gia Chứng khoán Rồng Việt, các ngành kinh tế đang hoạt động dưới 50% công suất.
Một số nguyên nhân được dẫn ra như nhiều tỉnh thành đang siết chặt hơn với các hoạt động không thiết yếu, các hoạt động đi lại và tụ tập không cần thiết theo Chỉ thị 16+, 16 hoặc 15 của Chính phủ. Bên cạnh đó, việc giãn cách xã hội kéo dài có thể có tác động nghiêm trọng đến kinh tế vì các tỉnh thành này đóng góp tới hơn 80% GDP quốc gia.
Đồng thời, hiện tại, cả nước trải qua đợt phong tỏa nghiêm ngặt nhất kể từ khi dịch bệnh xảy ra, lưu lượng di chuyển giảm đáng kể trong tháng 7/2021, thậm chí còn thấp hơn đợt phong tỏa vào tháng 4/2020.
Đặc biệt, có ít nhất 70% nhà máy sản xuất ở miền Nam phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian phong tỏa. Ngoài ra, các nhà máy hoạt động theo mô hình “3 tại chỗ” phải chịu chi phí vận hành rất lớn và phải giảm 40-50% công suất.
“Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt hiện đang mang đến nhiều rủi ro gián đoạn đối với hoạt động vận tải hàng hóa và chuỗi cung ứng cho sản xuất”, Chứng khoán Rồng Việt khẳng định.
Chứng khoán Rồng Việt dẫn chứng, chi phí hoạt động gia tăng và thời gian để tài xế xe tải vận chuyển hàng hóa kéo dài. Hay sự chậm trễ của vận tải hàng hóa đường bộ và đóng cửa nhà máy sản xuất cũng gây áp lực lớn lên hoạt động của các cảng hàng hóa.
“Nhìn chung, triển vọng kinh tế nửa cuối năm phụ thuộc vào hiệu quả của việc ngăn chặn dịch và tốc độ tiêm chủng”, báo cáo cho hay.
Theo ước tính của các chuyên gia từ Chứng khoán Rồng Việt, trong quý 3/2021, tiêu dùng hộ gia đình và các ngành dịch vụ có thể sẽ tăng trưởng âm. Sang quý 4 năm nay, nếu không có những hỗ trợ chính sách mạnh mẽ hơn, sự phục hồi kinh tế sẽ yếu do dư chấn từ đại dịch lên thị trường lao động, chuỗi cung ứng, bảng cân đối của doanh nghiệp và hộ gia đình.
Sang năm 2022, Chứng khoán Rồng Việt nêu rõ, sẽ có ít khả năng xảy ra các đợt phong tỏa trên diện rộng, điều này tạo nền tảng khả quan hơn cho tăng trưởng kinh tế phục hồi trở lại.
Chứng khoán Rồng Việt đưa ra dự báo năm 2022 cho thấy, GDP của Việt Nam sẽ tăng 6,5%, với sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất và chi tiêu tiêu dùng cá nhân.
Tuy nhiên, do khả năng xảy ra các làn sóng Delta và các biến thể mới kèm theo các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với dịch bệnh vẫn là một rủi ro khó lường vào năm 2022, sự phục hồi vẫn sẽ còn khó khăn và tương đối chậm đối với một số lĩnh vực như du lịch, lữ hành và bán lẻ.
Bức tranh kinh tế Việt Nam hiện còn khá khó khăn, tuy nhiên, vẫn còn một số điểm sáng đáng chú ý.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, tính chung 7 tháng năm 2021, xuất nhập khẩu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2021 ước tính đạt 55,7 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính vẫn đạt ở mức cao, đạt 373,36 tỷ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 185,33 tỷ USD, tăng 25,5%, nhập khẩu đạt 188,03 tỷ USD, tăng 35,3%.
Đặc biệt, Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã huy động được trên 18 triệu liều vaccine tiêm miễn phí hoàn toàn cho dân.
Cùng với đó, đã thực hiện hỗ trợ 12,1 triệu lao động và gần 376 nghìn người sử dụng lao động với tổng kinh phí hơn 5,7 nghìn tỷ đồng, đồng thời hỗ trợ người dân thông qua chính sách giảm giá điện, giá nước, dịch vụ viễn thông cho người dân, doanh nghiệp với quy mô khoảng hơn 10 nghìn tỷ đồng. Cả nước nỗ lực không để xảy ra khan hàng, thiếu lương thực thực phẩm, dân đói khổ…