Vì sao VĐV cử tạ Lê Văn Công chỉ giành HCB ở Paralympic Tokyo?

© REUTERS / Molly DarlingtonVĐV Lê Văn Công giành HCB ở Paralympic Tokyo.
VĐV Lê Văn Công giành HCB ở Paralympic Tokyo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2021
Đăng ký
Vận động viên cử tạ, “siêu nhân”, lực sĩ Lê Văn Công, vừa giành tấm HCB quý báu tại Paralympic Tokyo 2020. Đây là tin vui đối với Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam
Chỉ đáng tiếc, đô cử Lê Văn Công, đương kim vô địch Paralympic Rio 2016 hạng cân 49kg đã không thể bảo vệ thành công tấm HCV chỉ vì nặng hơn đối thủ ‘đầy duyên nợ’ – lực sĩ người Jordan Omar Qarada một lạng (100gram) trọng lượng cơ thể.

Lê Văn Công giành HCB cử tạ ở Paralympic Tokyo về cho Việt Nam

Sáng nay 26/8, Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam có tấm huy chương bạc (HCB) quý báu tại ở Paralympic Tokyo 2020 sau khi VĐV cử tạ Lê Văn Công thi đấu thành công ở hạng cân 49kg.
Theo đó, lực sĩ Lê Văn Công tham dự Paralympic Tokyo 2020 năm nay với tư cách đương kim vô địch Paralympic Rio 2016.
Đặc biệt, Lê Văn Công của Việt Nam cũng là người đang giữ kỷ lục thế giới hạng cân này với mức tạ 183,5kg (thiết lập tại Mexico năm 2017).
Olympic Tokyo 2020: Tay vợt Thùy Linh giành thắng lợi trong trận mở màn - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Tâm thư của VĐV gửi từ Olympic 2020: 'Tôi đã thi đấu hết mình vì màu cờ Việt Nam'
Tham gia tranh tài môn cử tạ hạng 49kg lần này, ngoài lực sĩ Việt Nam Lê Văn Công, còn có 8 đối thủ gồm Miura (Nhật Bản), Kayapinar (Thổ Nhĩ Kỳ), Yakubu (Nigeria), Beyour (Algeria), Franca (Brazil), Parvin (Azerbaijan), Szymanski (Ba Lan), đặc biệt là đối thủ nhiều duyên nợ người Jordan của đô cử Việt Nam cũng góp mặt – Qarada.
Ngày 25/8, tại đấu trường Paralympic Tokyo, Lê Văn Công chỉ đăng ký mức tạ 165kg ở lần đẩy đầu tiên. Trong khi đó, đăng ký mức cao nhất ở lần đẩy này là lực sĩ Jordan Omar Qarada - HCB Paralympic Rio. Còn nhà cựu vô địch thế giới Adesokan Yakubu (Nigeria) chỉ đăng ký mức tạ 155kg.
Tuy nhiên, Adesokan Yakubu thất bại với đòn tạ 155kg ngay ở lần đẩy đầu tiên. Lực sĩ Lê Văn Công là người tiếp theo bước lên sàn đấu. Bằng khả năng của mình, lực sĩ Công dễ dàng vượt qua mức tạ 165kg.
Tiếp đó, “đối thủ nhiều duyên nợ” Omar Qarada đẩy thành công đòn tạ 170kg. Để đuổi theo đối thủ, lực sĩ Việt Nam phải nâng mức tạ ở lần đẩy thứ hai lên 170kg trong khi đối thủ nâng lên mức 172kg.
Lực sĩ Lê Văn Công sau đó thành công ở mức tạ 170kg, gần như cầm chắc ít nhất là chiếc HCB vì người xếp thứ ba sau hai lượt đẩy là Parvin Mammadov (Azerbaijan) chỉ đạt thành tích 156kg. Đến lúc này, Omar Qarada đã thất bại với đòn tạ 172kg.
Tuy vậy, dù có chung thành tích 170kg nhưng Lê Văn Công vẫn đành chấp nhận xếp thứ hai vì trọng lượng cơ thể là 47,31kg, nặng hơn đối thủ 0,1kg (100gr).
Không bỏ cuộc, Lê Văn Công quyết định nâng mức tạ lên 173kg ở lần đẩy cuối. Đây là quyết định khá mạo hiểm bởi anh dính bị chấn thương vai. Trong khi đó, đối thủ của anh là Omar Qarada cũng lên mức tạ này với hy vọng sẽ vượt qua Công nhờ lợi thế về trọng lượng cơ thể của mình.
© AP Photo / Kiichiro SatoVĐV Lê Văn Công.
VĐV Lê Văn Công. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
VĐV Lê Văn Công.
Diễn biến sau đó, lực sĩ Lê Văn Công đã xuất sắc khi chinh phục thành công đòn tạ 173kg, vươn lên dẫn đầu và tạo sức ép ngược lại Omar Qarada. Tuy nhiên, Omar Qarada sau đó cũng vượt qua được đòn tạ 173kg.

Vì sao Lê Văn Công tuột mất HCV đáng tiếc ở Paralympic Tokyo?

Kết quả chung cuộc, tuy cùng có chung thành tích 173kg nhưng Omar Qarada đã giành được HCV với trọng lượng cơ thể nặng 47,21kg.
Trong khi đó, Lê Văn Công đành chấp nhận chiếc HCB vì trọng lượng cơ thể 47,31kg, nặng hơn đối thủ chỉ 100gr.
Thành viên Đoàn Thể thao Việt Nam dự Olympic Tokyo 2020 tại lễ xuất quân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Nhiều nguyên nhân đằng sau thất bại cay đắng của thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo 2020
Đây là điều đáng tiếc đối với lực sĩ của Việt Nam, mặc dù vậy, Lê Văn Công đã thi đấu hết sức mình, nỗ lực vì màu cờ sắc áo, vì giành vinh quang về cho đoàn Việt Nam.
Trong khi đó, vận động viên Parvin Mammadov nhận HCĐ với thành tích chỉ 156kg.
Huy chương của lực sĩ Lê Văn Công là chiếc huy chương đầu tiên của đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Paralympic Tokyo. Đây là thành quả có được từ nỗ lực rất lớn của Lê Văn Công, khi anh đang không ở trong tình trạng tốt nhất do chấn thương vai của mình.
Tuy không thể bảo vệ thành công ngôi vô địch 5 năm trước đó như điều kỳ diệu đã làm tại Paralympic Rio 2016, tuy nhiên, tấm HCB của Lê Văn Công là vô cùng quý báu khi Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam.
Hai năm qua, tất cả các vận động viên đều không có cơ hội cọ xát thi đấu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sức khỏe của bản thân lực sĩ cũng sa sút, nhưng chiến công của Lê Văn Công đã khẳng định tinh thần thi đấu vô cùng tuyệt vời và tấm gương vượt mọi khó khăn vươn lên trong cuộc sống, làm được những điều kỳ diệu.

Khó khăn với Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam

Cũng trong sáng nay, ngày thi đấu 26/8, các VĐV bơi lội của Việt Nam như Trịnh Thị Bích Như và Vũ Thanh Tùng đã hoàn thành các nội dung thi vòng loại.
Olympic Tokyo 2020: Tay vợt Thùy Linh giành thắng lợi trong trận mở màn - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Tâm thư của VĐV gửi từ Olympic 2020: 'Tôi đã thi đấu hết mình vì màu cờ Việt Nam'
Trong đó, vận động viên Võ Thanh Tùng tham dự nội dung bơi 100m tự do nam hạng thương tật S5 với thành tích 1 phút 20,51 giây.
Trịnh Thị Bích Như tham dự nội dung bơi 200m hỗn hợp cá nhân SM6 với thành tích 3 phút 35,16 giây. Như vậy, cả hai VĐV bơi lội Việt Nam đều không giành được tấm vé vào lượt bơi chung kết.
Trưởng đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Paralympic Tokyo 2020 Nguyễn Hồng Minh chia sẻ, kết quả này nằm trong dự đoán từ trước bởi đây không phải là nội dung sở trường của 2 VĐV này.
Thậm chí, ngay cả ở nội dung sở trường của Tùng là 50m và của Như là 100m ếch cũng chỉ hy vọng vào chung kết chứ khó có khả năng giành huy chương. Tuy nhiên, tất cả các vận động viên vẫn sẽ nỗ lực hết mình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала