https://kevesko.vn/20210828/giua-tam-dich-covid-19-du-an-san-bay-long-thanh-duoc-trien-khai-the-nao-11002649.html
Giữa tâm dịch Covid-19, dự án sân bay Long Thành được triển khai thế nào?
Giữa tâm dịch Covid-19, dự án sân bay Long Thành được triển khai thế nào?
Sputnik Việt Nam
Đến nay, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP hoàn thành rà phá bom mìn cho hơn 55,24% diện tích đất đã được bàn giao của dự án (tương ứng 715 ha) và... 28.08.2021, Sputnik Việt Nam
2021-08-28T21:31+0700
2021-08-28T21:31+0700
2021-08-28T20:23+0700
việt nam
kinh doanh
đại dịch covid-19
sân bay long thành
bộ giao thông vận tải
đồng nai
https://cdn.img.kevesko.vn/img/791/93/7919375_0:51:1000:614_1920x0_80_0_0_cb558217c746014f013cf738edb43db2.jpg
Ngày 28/8, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết vừa có văn bản yêu cầu thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án thành phần 1 và 4 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).Cụ thể, với dự án thành phần 1, Bộ GTVT giao Vụ Kế hoạch – Đầu tư chủ trì tham mưu Bộ GTVT phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai các tiểu dự án thành phần đồng bộ với tiến độ Dự án thành phần 3 do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) đầu tư; hướng dẫn Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư Dự án nhà làm việc của Cảng vụ hàng không tại Cảng HKQT Long Thành. Với dự án thành phần 4, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chủ trì thực hiện các thủ tục để lựa chọn các nhà đầu tư, khẩn trương hoàn thiện thông tư về lựa chọn nhà đầu tư. Theo chủ trương đầu tư Cảng HKQT Long Thành được Thủ tướng phê duyệt, Dự án thành phần 1 giao các cơ quan quản lý nhà nước liên quan (Hải quan, Công an, Công an cửa khẩu, Cảng vụ, Kiểm dịch y tế) bố trí nguồn vốn thực hiện đầu tư các công trình bảo đảm tiến độ. Trường hợp các cơ quan không có khả năng bố trí vốn, các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP (Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL) hoặc Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BLT).Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) làm chủ đầu tư Dự án thành phần 2. Dự án thành phần 3 do ACV làm chủ đầu tư. Nhà đầu tư Dự án thành phần 4 sẽ do Bộ GTVT chủ trì tổ chức lựa chọn.Được biết, triển khai dự án thành phần 3, đến nay, ACV đã hoàn thành rà phá bom mìn cho hơn 55,24% diện tích đất đã được bàn giao của dự án (tương ứng 715 ha) và thi công được 3,1 km tường rào ranh giới, 4,5 km móng tường rào. Bên cạnh đó, công tác khảo sát địa hình, thủy văn, địa chất, mỏ, bãi thải, thí nghiệm các mẫu vật liệu đất, đá, cát... phục vụ công tác thiết kế san nền, khoan khảo sát phục vụ lập thiết kế nhà ga hành khách hoàn thành khoảng 73% khối lượng.Đối với công tác thiết kế kỹ thuật và dự toán nhà ga hành khách, liên danh tư vấn bắt đầu thực hiện công tác thiết kế, hiện đang khẩn trương thực hiện trước phần ngầm để trình thẩm định phê duyệt để khởi công tháng 2/2022. ACV tập trung vốn cho dự án sân bay Long ThànhHiện nay, tiến độ dự án sân bay Long Thành vẫn đang bám sát theo kế hoạch. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2021, diễn biến của 2 đợt dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình sản xuất kinh doanh của ACV nói riêng và ngành hàng không nói chung. Dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng đến công tác triển khai dự án sân bay Long Thành trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng với các đơn vị đối tác có chuyên gia nước ngoài. Ngoài ra, biến động giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá thép tăng mạnh trong thời gian gần đây cũng gây khó khăn trong việc triển khai dự án sân bay Long Thành. Trong khi đó, tổng mức đầu tư, dự toán chi tiết được xây dựng theo định mức được Nhà nước ban hành chưa điều chỉnh kịp thời theo biến động của thị trường. ACV kiến nghị Thủ tướng cho phép tích lũy nguồn vốn tối đa từ hoạt động sản xuất kinh doanh để đầu tư trên cơ sở phương án bổ sung vốn điều lệ hằng năm từ lợi nhuận sau thuế, không sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận phương án cho phép ACV vay các ngân hàng quốc doanh trong nước bằng USD và trả bằng USD. Mục đích nhằm tiết kiệm chi phí lãi vay, đảm bảo lợi ích cho Nhà nước, nâng cao hiệu quả của dự án và bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại ACV.Trước đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có văn bản yêu cầu ACV giãn, hoãn hoặc dừng đầu tư các dự án khởi công mới, chuyển tiếp chưa thực sự cần thiết, các dự án không có khả năng thu hồi vốn. Đơn vị cần tập trung nguồn lực, nguồn vốn đầu tư dự án xây dựng sân bay Long Thành, nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất, mở rộng nhà ga T2 và hạ tầng đồng bộ sân bay Nội Bài.Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã quá tảiĐại diện ACV cho hay, tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là 336.630 tỷ đồng, tương đương 16,03 tỷ USD. Dự án có diện tích 5.000 ha. Trong đó, diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng Cảng hàng không là 2.750 ha; diện tích đất cho quốc phòng và xây dựng kết cấu hạ tầng hàng không dùng chung quân sự và dân dụng là 1.050 ha; diện tích đất cho hạng mục phụ trợ, công nghiệp hàng không và công trình thương mại khác là 1.200 ha. Khi hoàn thành, Cảng hàng không quốc tế Long Thành có 4 đường cất hạ cánh, 4 nhà ga hành khách cùng với các hạng mục phụ trợ đồng bộ, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Đây là Cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.Năm 2019, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không của Việt Nam đạt trên 116 triệu hành khách, tăng 12% so với năm 2018. Trong khi đó, theo dự báo, năm 2025, nhu cầu hàng không của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt hơn 65 triệu hành khách. Năm 2030, đạt khoảng 85 triệu hành khách.Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đang bị quá tải về hoạt động khai thác do điều kiện hạn chế về cơ sở hạ tầng, không lưu vùng tiếp cận cảng hàng không thường xuyên bị tắc nghẽn, ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm không khí có nguy cơ vượt ngưỡng môi trường cho phép. Việc đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành là cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường hàng không, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tăng cường khả năng bảo đảm quốc phòng an ninh.
https://kevesko.vn/20210105/thu-tuong-phat-lenh-khoi-cong-xay-dung-san-bay-long-thanh-9904276.html
https://kevesko.vn/20210619/phia-sau-viec-vietnam-airlines-ben-bo-vuc-pha-san-10685561.html
https://kevesko.vn/20210419/nha-ga-san-bay-tan-son-nhat---noi-cau-chuyen-chua-co-hoi-ket-10390382.html
đồng nai
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/791/93/7919375_58:0:943:664_1920x0_80_0_0_b1e9e90fb7bb8d4a07f315e69ec7a00c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh doanh, sân bay long thành, bộ giao thông vận tải, đồng nai
việt nam, kinh doanh, sân bay long thành, bộ giao thông vận tải, đồng nai
Giữa tâm dịch Covid-19, dự án sân bay Long Thành được triển khai thế nào?
Đến nay, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP hoàn thành rà phá bom mìn cho hơn 55,24% diện tích đất đã được bàn giao của dự án (tương ứng 715 ha) và thi công được 3,1 km tường rào ranh giới, 4,5 km móng tường rào.
Ngày 28/8, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết vừa có văn bản yêu cầu thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án thành phần 1 và 4 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).
Cụ thể, với dự án thành phần 1, Bộ GTVT giao Vụ Kế hoạch – Đầu tư chủ trì tham mưu Bộ GTVT phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai các tiểu dự án thành phần đồng bộ với tiến độ Dự án thành phần 3 do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) đầu tư; hướng dẫn Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư Dự án nhà làm việc của Cảng vụ hàng không tại Cảng HKQT Long Thành.
Với dự án thành phần 4, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chủ trì thực hiện các thủ tục để lựa chọn
các nhà đầu tư, khẩn trương hoàn thiện thông tư về lựa chọn nhà đầu tư.
Theo chủ trương đầu tư Cảng HKQT Long Thành được Thủ tướng phê duyệt, Dự án thành phần 1 giao các cơ quan quản lý nhà nước liên quan (Hải quan, Công an, Công an cửa khẩu, Cảng vụ, Kiểm dịch y tế) bố trí nguồn vốn thực hiện đầu tư các công trình bảo đảm tiến độ. Trường hợp các cơ quan không có khả năng bố trí vốn, các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP (Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL) hoặc Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BLT).
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) làm chủ đầu tư Dự án thành phần 2. Dự án thành phần 3 do ACV làm chủ đầu tư. Nhà đầu tư Dự án thành phần 4 sẽ do Bộ GTVT chủ trì tổ chức lựa chọn.
Được biết, triển khai dự án thành phần 3, đến nay, ACV đã
hoàn thành rà phá bom mìn cho hơn 55,24% diện tích đất đã được bàn giao của dự án (tương ứng 715 ha) và thi công được 3,1 km tường rào ranh giới, 4,5 km móng tường rào.
“Dự kiến, chúng tôi sẽ hoàn thành thi công 8.668 km tường rào trong tháng 9/2021 và công tác rà phá bom mìn trong tháng 12/2021”, đại diện ACV cho hay.
Bên cạnh đó, công tác khảo sát địa hình, thủy văn, địa chất, mỏ, bãi thải, thí nghiệm các mẫu vật liệu đất, đá, cát... phục vụ công tác thiết kế san nền, khoan khảo sát phục vụ lập thiết kế nhà ga hành khách hoàn thành khoảng 73% khối lượng.
Đối với công tác thiết kế kỹ thuật và dự toán nhà ga hành khách, liên danh tư vấn bắt đầu thực hiện công tác thiết kế, hiện đang khẩn trương thực hiện trước phần ngầm để trình thẩm định phê duyệt để khởi công tháng 2/2022.
ACV tập trung vốn cho dự án sân bay Long Thành
Hiện nay, tiến độ dự án sân bay Long Thành vẫn đang bám sát theo kế hoạch. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2021, diễn biến của 2 đợt dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình sản xuất kinh doanh của ACV nói riêng và
ngành hàng không nói chung.
Dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng đến công tác triển khai dự án sân bay Long Thành trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng với các đơn vị đối tác có chuyên gia nước ngoài. Ngoài ra, biến động giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá thép tăng mạnh trong thời gian gần đây cũng gây khó khăn trong việc triển khai dự án sân bay Long Thành.
Trong khi đó, tổng mức đầu tư, dự toán chi tiết được xây dựng theo định mức được Nhà nước ban hành chưa điều chỉnh kịp thời theo biến động của thị trường. ACV kiến nghị Thủ tướng cho phép tích lũy nguồn vốn tối đa từ hoạt động sản xuất kinh doanh để đầu tư trên cơ sở phương án bổ sung vốn điều lệ hằng năm từ lợi nhuận sau thuế, không sử dụng
ngân sách nhà nước.
Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận phương án cho phép ACV vay các ngân hàng quốc doanh trong nước bằng USD và trả bằng USD. Mục đích nhằm tiết kiệm chi phí lãi vay, đảm bảo lợi ích cho Nhà nước, nâng cao hiệu quả của dự án và bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại ACV.
Trước đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có văn bản yêu cầu ACV giãn, hoãn hoặc dừng đầu tư các dự án khởi công mới, chuyển tiếp chưa thực sự cần thiết, các dự án không có khả năng thu hồi vốn. Đơn vị cần tập trung nguồn lực, nguồn vốn đầu tư dự án xây dựng sân bay Long Thành, nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất, mở rộng nhà ga T2 và hạ tầng đồng bộ sân bay Nội Bài.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã quá tải
Đại diện ACV cho hay, tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là 336.630 tỷ đồng, tương đương 16,03 tỷ USD.
Dự án có diện tích 5.000 ha. Trong đó, diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng Cảng hàng không là 2.750 ha; diện tích đất cho quốc phòng và xây dựng kết cấu hạ tầng hàng không dùng chung quân sự và dân dụng là 1.050 ha; diện tích đất cho hạng mục phụ trợ, công nghiệp hàng không và công trình thương mại khác là 1.200 ha.
Khi hoàn thành, Cảng hàng không quốc tế Long Thành có 4 đường cất hạ cánh, 4 nhà ga hành khách cùng với các hạng mục phụ trợ đồng bộ, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Đây là Cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Năm 2019, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không của Việt Nam
đạt trên 116 triệu hành khách, tăng 12% so với năm 2018. Trong khi đó, theo dự báo, năm 2025, nhu cầu hàng không của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt hơn 65 triệu hành khách. Năm 2030, đạt khoảng 85 triệu hành khách.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đang bị quá tải về hoạt động khai thác do điều kiện hạn chế về cơ sở hạ tầng, không lưu vùng tiếp cận cảng hàng không thường xuyên bị tắc nghẽn, ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm không khí có nguy cơ vượt ngưỡng môi trường cho phép.
Việc đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành là cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường hàng không, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tăng cường khả năng bảo đảm quốc phòng an ninh.