Việt Nam không tăng trưởng chỉ nhờ vài ba tỷ USD

© AFP 2023 / Nha NguyenHà Nội, Việt Nam.
Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2021
Đăng ký
Ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ mức rất tích cực 6,5% xuống chỉ còn 4,7%. Năm 2022, dự báo GDP Việt Nam cũng hạ từ 7,3% xuống mức 7%.
Giới chuyên gia nhận định, việc kinh tế Việt Nam bị hạ dự báo tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới suy sụp vì Covid-19 hoàn toàn không có gì bất thường.
Điều cần nhất hiện nay chính là nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân, lo cho các tầng lớp dân nghèo, khó khăn trong xã hội, đẩy mạnh tiêm chủng, không thể đánh đổi tính mạng nhân dân để đổi lấy tăng trưởng bằng bất cứ giá nào.

Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Ngày 1/9, ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Sản xuất may mặc tại Công ty TNHH Far Eastern New Apparel Việt Nam - KCN Bắc Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2019
Standard Chartered dự báo gì về kinh tế Việt Nam năm 2019?
Theo đó, mức GDP được Standard Chartered điều chỉnh từ 6,5% với rất nhiều triển vọng trước đó, xuống 4,7% trong năm nay 2021.
Theo lý giải của Standard Chartered, do chỉ số kinh tế suy yếu, dịch bệnh trầm trọng và tiến độ tiêm chủng vaccine Covid-19 chậm nên đây là lần thứ ba Standard Chartered buộc phải thay đổi theo hướng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021.
Lần đầu tiên, Standard Chartered phải hạ từ mức 7,8% (kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh mẽ so với mức 2,9% năm 2020) đưa ra hồi đầu năm nay trong báo cáo hôm 21/1 lần lượt xuống còn 6,7%.
Sau đó giữa năm hạ từ mức tăng GDP 6,7% xuống 6,5% và hôm nay tổ chức này chỉ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt khoảng 4,7% vào cuối năm 2021.
“Nếu số lượng các ca nhiễm Covid-19 không được kiểm soát trong tháng 9, tốc độ tăng trưởng có thể còn tiếp tục suy giảm”, Standard Chartered cảnh báo.
Ngân hàng Standard Chartered cũng nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có khả năng sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất mới.
© AFP 2023 / Isaac LawrenceStandard Chartered.
Standard Chartered. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Standard Chartered.
Đáng chú ý, Standard Chartered dự báo tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ phục hồi trong quý IV/2021 và hoạt động thương mại toàn cầu được cải thiện sẽ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
“Tăng trưởng kinh tế quý III dự kiến sẽ chậm lại”, Standard Chartered nhận định.
Cũng theo tổ chức này, còn một yếu tố cần tính đến chính là ảnh hưởng lâu dài của dịch Covid-19 sẽ tác đông ra sao đến dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Theo Standard Chartered, tình hình dịch Covid-19 có thể sẽ tiếp tục khiến cho dòng vốn đầu tư vào Việt Nam bị suy giảm trong thời gian từ nay đến cuối năm cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực du lịch, dịch vụ khác.
ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered thừa nhận, cũng không phải ngoại lệ, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid-19.
“Tương tự như các nền kinh tế khác tại châu Á và các khu vực khác trên thế giới, kinh tế Việt Nam đang chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, chúng tôi duy trì triển vọng tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn”, chuyên gia kinh tế Tim Leelahaphan của Standard Chartered nhấn mạnh.

Bất chấp Covid-19, kinh tế Việt Nam tiếp tục có những “điểm sáng” tích cực

Hôm 29/8 vừa qua, Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2021.
Theo đó, 8 tháng đầu năm 2021 này, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước.
Giao thông ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2021
Việt Nam-Nền kinh tế mà Covid-19 không thể hạ gục
Cần khẳng định rằng, đây là con số tăng trưởng khá ấn tượng khi làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chuỗi sản xuất, lưu thông, cung ứng hàng hóa trên thị trường.
Cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp, trong 8 tháng năm 2021 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt, có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,1%.
Một số mặt hàng xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng tích cực, kéo kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh như Điện thoại và linh kiện đạt 31,5 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27,6 tỷ USD; hàng dệt may đạt 19,2 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 15,1 tỷ USD; giày dép đạt 10,9 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7,3 tỷ USD; thủy sản đạt 5,2 tỷ USD.
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62,2 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đến là Trung Quốc đạt 32,7 tỷ USD, tăng 19,8%. Thị trường EU đạt 26,1 tỷ USD, tăng 14,5%. Thị trường ASEAN đạt 18,4 tỷ USD, tăng 23,3%. Hàn Quốc đạt 13,9 tỷ USD, tăng 9,9%. Nhật Bản đạt 13,5 tỷ USD, tăng 8,6%.
Về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, Tổng Cục Thống kê cho hay, tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 216,26 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 76,05 tỷ USD, tăng 29,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 140,21 tỷ USD, tăng 36,4%. Trong 8 tháng năm 2021 có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 88,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 72,5 tỷ USD, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 34,6 tỷ USD, tăng 20,5%. Thị trường ASEAN đạt 28,2 tỷ USD, tăng 47,4%. Nhật Bản đạt 14,5 tỷ USD, tăng 13,7%. Thị trường EU đạt 11 tỷ USD, tăng 17,1%. Hoa Kỳ đạt 10,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
TP. HCM. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2021
Covid-19 phủ bóng, hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Điểm đáng lưu ý trong báo cáo của Tổng Cục Thống kê đó chính là cán cân thương mại. Tính chung 8 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,71 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 13,69 tỷ USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 20,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 16,65 tỷ USD.
Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh, bên cạnh điểm sáng về xuất khẩu, nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2021 cũng nhiều điểm lạc quan khác.
Trong đó, cần nhấn mạnh rằng, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng tính chung 8 tháng năm 2021, mức tăng của chỉ số sản xuất công nghiệp lên 5,6% - cao gấp hơn 2 lần mức tăng của cùng kỳ năm trước (8 tháng năm 2020 chỉ tăng 2,2%).
Dẫn đầu mức tăng trưởng về chỉ số công nghiệp là ngành chế biến, chế tạo tăng 7% (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,7%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,4%.
Về chỉ số giá tiêu dùng, cơ quan thống kê của Việt Nam nêu rõ, giá lương thực, thực phẩm tăng chủ yếu tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,51% so với tháng 12/2020 và tăng 2,82% so với tháng 8/2020.
Tuy nhiên, tính chung 8 tháng năm 2021, CPI tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 8 tháng tăng 0,9%.
CPI tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng trước. CPI bình quân 8 tháng năm 2021 tăng 1,79% so với bình quân cùng kỳ năm 2020; CPI tháng 8/2021 tăng 2,51% so với tháng 12/2020 và tăng 2,82% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản tháng 8/2021 giảm 0,02% so với tháng trước, tăng 0,98% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm nay tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Kinh tế Việt Nam: Hết đáy rồi sẽ đến trạng thái tốt hơn

Đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Đại học Kinh tế Quốc Dân nhận định với Lao Động cho biết, có rất nhiều tín hiệu lạc quan trong bức tranh tổng thể kinh tế 8 tháng đầu năm này.
Người đàn ông sống trong khu vực bị phong tỏa nhận thức ăn qua chướng ngại vật ở TP.Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.08.2021
Dịch COVID-19 tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam
Trong đó, các chỉ số xuất khẩu 8 tháng tăng, vốn đầu tư tăng, vốn của khu vực đầu tư nước ngoài và chỉ số gieo trồng là chỉ số đẹp vì tăng hơn so với năm trước, đồng thời, cũng chỉ ở mức xấp xỉ chứ không sụt giảm dù dịch Covid-19 căng thẳng.
Chuyên gia cũng chỉ rõ, những mặt hàng chủ lực như nông sản, dệt may, điện thoại, linh kiện máy móc đang là mặt hàng thế mạnh sẽ tiếp tục phát huy lợi thế.
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính cho rằng, tăng trưởng GDP năm 2021 chắc không đáng ngại.
“Miền Bắc khống chế tốt dịch bệnh, còn miền Nam đang đẩy mạnh tiêm vaccine Covid-19”, chuyên gia nói.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Độ, triển vọng kinh tế bốn tháng cuối năm khó dự báo do phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Nếu dịch bệnh được khống chế trong quý III/2021, tốc độ tăng trưởng GDP năm nay có thể cao hơn năm ngoái. Bên cạnh đó, cũng cần xét đến vấn đề cảnh báo đứt gãy kết nối với thị trường nước ngoài, tăng khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này để tránh bị đóng cửa.
Chuyên gia lưu ý, nhằm ổn định, duy trì sản xuất, giải pháp đầu tiên là cần quyết liệt hơn trong kiểm soát và dập dịch, đẩy nhanh tiên chủng và có thêm các giải pháp cứu trợ doanh nghiệp hiệu quả.
Quang cảnh Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2021
Kinh tế Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19 như thế nào?
Đồng thời, những khu vực an toàn cần kêu gọi hồi phục sản xuất trở lại để tạo lòng tin vào năng lực, vượt qua đáy suy giảm và phục hồi nhanh sau đó. Cần chú trọng sự đồng bộ, thông minh và hiệu quả của các giải pháp mà doanh nghiệp đề ra.
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cũng cho rằng, cần có kịch bản dự báo về sự bùng nổ nhu cầu tiêu dùng sau đợt dịch này để có sự chuẩn bị cao nhất về nguồn lực.
“Đó là cơ hội hiếm có nhưng không loại trừ khả năng xuất hiện. Hiện tại, sự suy giảm là rõ ràng nhưng không phải là đồ thị đi xuống khi các cơ hội vẫn còn”, chuyên gia lưu ý.
Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, nếu kiểm soát nhanh dịch bệnh trong tháng 9 bằng giải pháp hiệu quả và thông minh, 3 tháng cuối sẽ bù với sản lượng tương đương 4 tháng bằng giải pháp tăng ca làm vào thời gian cuối năm.
“Hết trạng thái đáy là đến trạng thái tốt hơn. Cần lạc quan với tình hình cho dù đang trong trạng thái dễ rơi vào bi quan”, PGS.TS Lạng nhấn mạnh.
Chuyên gia cũng đề nghị, các doanh nghiệp cần cập nhật thông tin, có dự báo và điều chỉnh giải pháp, đặc biệt là giải pháp “vùng xanh” trong vùng đỏ để sản xuất an toàn.

Việc hạ tăng trưởng kinh tế Việt Nam không có gì lạ

Trước việc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều tổ chức, thể chế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chuyên gia Phạm Chi Lan, nguyên là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng cho rằng, điều này là không có gì bất thường.
thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2021
Định vị lại vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới
Theo bà Phạm Chi Lan, khi chứng kiến các nước trong khu vực ASEAN chịu tàn phá ghê gớm bởi biến chủng mới Delta cùng chuỗi lây nhiễm phức tạp trong nước, hầu hết các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực.
“Việt Nam bị điều chỉnh cũng không có gì làm lạ”, chuyên gia Phạm Chi Lan khẳng định.
Theo bà Lan, trong vài tháng qua, các trung tâm công nghiệp, đầu tàu kinh tế đất nước phải vật lộn với Covid-19, hiện Hà Nội, TP.HCM, nhiều địa phương Đông Nam bộ vẫn phải giãn cách xã hội.
“Có lẽ đánh giá tăng trưởng của Việt Nam hiện nay khó khăn hơn, chúng ta nên đặt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, cứu sống người dân thay vì đặt mục tiêu tăng trưởng bao nhiêu thì hợp lý hơn, nhân văn hơn”, chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Việt Nam nhấn mạnh trong cuộc chia sẻ với Công Luận.
Nhấn mạnh việc cần đánh giá dựa vào đúng thực tế để có nhận định chính xác nhất, bà Lan cho rằng, “không ai hiểu chúng ta nhất bằng chính chúng ta”, do đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay có bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu ngăn chặn được dịch bệnh, mở rộng tiêm chủng, an yên lòng dân, thì mức tăng trưởng bao nhiêu người dân cũng sẽ chấp nhận, đồng lòng.
Nhìn nhận thẳng thắn, chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng, việc hoàn thành mục tiêu kép – vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế sẽ là rất tốt và khẳng định được nỗ lực của toàn bộ bộ máy.
Nhưng cần xác định nền kinh tế có thể đối mặt với rủi ro bất định, chưa từng, các mục tiêu ngắn hạn không đạt được do dồn lực vào chống dịch. Theo bà Lan, không quốc gia nào tăng trưởng được nếu dịch còn hoành hành.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2021
Quốc hội giao chỉ tiêu tăng trưởng GDP kinh tế Việt Nam 6,5-7% 5 năm, có khả thi?
Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, Covid-19 hoành hành đang tác động trực tiếp đến đầu não tăng trưởng, gây hệ lụy lớn. Khi Thủ tướng Phạm Minh Chính nhậm chức, bối cảnh đã rất khác, Chính phủ cần giải quyết những nhiệm vụ ưu tiên như chống dịch, ổn định an sinh xã hội.
“Người dân chỉ cần Chính phủ có chiến lược tiêm chủng tốt, an dân, giữ được sinh kế cho nhân dân, nhất là người nghèo, cận nghèo - người chịu tổn thương lớn nhất... thì tăng trưởng bao nhiêu họ cũng đồng lòng”, chuyên gia Phạm Chi Lan nhấn mạnh.
Bà cho biết, tăng trưởng cao sẽ giúp trả nợ, tạo nền tàng cho tương lai đưa Việt Nam thành nước giàu mạnh, nhưng phải nhìn vào thực tế.
“Chúng ta không được phép đánh đổi. Nếu dịch bệnh gia tăng, không có cách nào để phát triển được”, chuyên gia Phạm Chi Lan nói.
Đáng lưu ý, bà Phạm Chi Lan có góc nhìn rất khác về xu hướng sụt giảm dòng vốn FDI vào Việt Nam, nhấn mạnh phát huy sức mạnh nội tại nền kinh tế bằng cách chú trọng đến chính các doanh nghiệp của Việt Nam.
Theo bà Lan, FDI vào Việt Nam suy giảm do nhiều yếu tố như sàng lọc, dịch bệnh làm suy giảm các nguồn lực của nhà đầu tư và thách thức từ chu chuyển vốn, tư liệu sản xuất toàn cầu...
“Đây là những lý do khiến chúng ta suy giảm vốn. Tuy nhiên, “tái ông thất mã”, nền kinh tế Việt Nam không thể khủng hoảng vì vài ba tỷ USD vốn đầu tư suy giảm, chúng ta cần nhìn nhận thách thức để đổi thay”, chuyên gia Phạm Chi Lan lưu ý.
Quốc kỳ Việt Nam, chợ ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2021
Việt Nam vượt Singapore, quy mô nền kinh tế có thể vượt mốc 500 tỷ USD năm 2021
Theo nguyên phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đến lúc phải chuyển từ nhận thức sang hành động, đặt hàng cho doanh nghiệp tư nhân.
“Các dự án tư nhân triển khai hoàn toàn chất lượng, hiệu quả không thua kém gì nước ngoài”, bà Phạm Chi Lan khẳng định.
Chuyên gia cũng lưu ý, Việt Nam cần tận dụng thời gian này để tái cấu trúc kinh tế, trong đó tái cấu trúc động lực, tái cấu trúc yếu tố đầu vào và chuyển biến mô hình tăng trưởng theo trạng thái thích ứng nhanh và đi trước thời cuộc.
“Cải cách môi trường kinh doanh, hành chính công hiện nay không cần vaccine”, bà Phạm Chi Lan nói và nhấn mạnh, cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh phải được làm liên tục, không nên chỉ vì Covid-19 mà đứt đoạn hoặc đình hoãn.
Bà Lan nhấn mạnh, nếu Việt Nam không hoặc chậm cải thiện môi trường kinh doanh, điều này có thể gây tổn hại nền kinh tế trong dài hạn, thiệt hại sẽ còn lớn hơn so với dịch Covid-19.
Cần nhận thức rõ ràng rằng, chiến tranh thương mại, dịch bệnh làm tê liệt nhiều chuỗi cung ứng, phá hủy chuỗi liên kết cũ để hình thành chuỗi liên kết mới. Để vượt lên, đi đúng hướng, nắm bắt cơ hội, chúng ta sẽ phải thay đổi và bắt đầu làm ngay từ hôm nay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала