Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam “nhắc khéo” Trung Quốc ở Biển Đông

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì Họp báo thường kỳ tháng 7/2021.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì Họp báo thường kỳ tháng 7/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2021
Đăng ký
Việt Nam vừa “nhắc khéo” Trung Quốc ở Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lên tiếng về luật hàng hải mới của Trung Quốc yêu cầu tàu nước ngoài phải khai báo nếu đi qua “lãnh hải” mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Theo đó, Việt Nam đề nghị các nước (trong đó tất nhiên bao gồm cả Trung Quốc) tuân thủ các điều ước quốc tế khi ban hành luật biển.
Phản ứng của Hà Nội về diễn biến mới ở Biển Đông cũng khẳng định lập trường Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa theo đúng quy định của UNCLOS 1982.

Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc bắt tàu nước ngoài khai báo

Chiều tối ngày 1 tháng 9, Bộ Ngoại giao Việt Nam phát đi thông báo nêu rõ phản ứng của Hà Nội liên quan đến việc Trung Quốc thông qua luật an toàn giao thông hàng hải mới, yêu cầu tàu các nước phải khai báo thông tin khi đi qua lãnh hải mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo về luật hải cảnh mới – Luật An toàn giao thông hàng hải, có hiệu lực từ 1/9/2021 bắt buộc tàu nước ngoài, đi qua khu vực thuộc “lãnh hải” của Bắc Kinh, bắt buộc phải khai báo mọi thông tin liên quan gồm dữ liệu về tàu, hàng hóa, hải trình…cho cơ quan quản lý phía Trung Quốc.
© AP Photo / 11th Regional Coast Guard Headquarters Cảnh sát biển Trung Quốc.
Cảnh sát biển Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Cảnh sát biển Trung Quốc.
Căn cứ theo thông báo của MSA, kể từ ngày 1/9, tức hôm nay, tất các tàu ngầm, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở dầu/hóa chất/khí hóa lỏng/các chất độc hại khác, cùng những tàu khác được xem là mối đe dọa đối với sự an toàn giao thông hàng hải của chính quyền Bắc Kinh đều cần khai báo.
Tàu Hải quân Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2021
Việt Nam sẽ không e ngại ‘bom hẹn giờ và luật rừng’ của Trung Quốc ở Biển Đông
Phía Trung Quốc yêu cầu các tàu nước ngoài đều phải cung cấp thông tin liên quan đến tên gọi, vị trí, hàng hóa, thời điểm cập cảng dự kiến, tín hiệu gọi tàu, thậm chí là bất kỳ chi tiết nào có thể gây nguy hiểm hay đe dọa an ninh quốc gia Trung Quốc.
Trả lời báo chí, nêu phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc chính thức thi hành Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thể hiện sự thông minh, khôn ngoan, khi “nhắc khéo” Bắc Kinh về “thượng tôn pháp luật” ở Biển Đông.
“Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, UNCLOS 1982 chính là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Do đó, bất cứ quốc gia nào khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biển đều phải nhớ rằng mình là thành viên của Công ước LHQ về Luật Biển và phải có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ những quy định của UNCLOS.

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa

Động thái của Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra là rất kịp thời. Rất nhiều chuyên gia trong nước, quốc tế đều chia sẻ nhận định rằng, khả năng rất lớn, chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình cũng như phía Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc sẽ tiến hành áp dụng luật này ở Biển Đông, biển Hoa Đông.
Luật An toàn giao thông hàng hải mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua tại kỳ họp thứ 28 và được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký ban hành ngày 29/4/2021.
Đây là bản sửa đổi luật an toàn hàng hải thông qua năm 1983 và đã sửa đổi năm 2016. Luật mới bao gồm 10 chương và 122 điều, so với bản sửa đổi trước đó gồm 12 chương và 53 điều.
Theo luật mới, nếu các tàu nước ngoài không khai báo từ tên, hô hiệu, vị trí và bất cứ loại “hàng hóa nguy hiểm” nào trên tàu theo yêu cầu, cơ quan quản lý hàng hải Trung Quốc sẽ áp dụng các điều luật, quy định, quy tắc và những điều khoản liên quan để xử lý.
Giới quan sát đều cho rằng, việc ban hành luật này của Trung Quốc mơ hồ, vô lý, làm phức tạp tình hình Biển Đông, gây nguy cơ leo thang căng thẳng ở khu vực có tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đàm Khắc Phi  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2021
Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo ở Biển Đông
Công ước Quốc tế về Luật Biển UNCLOS 1982 quy định, tàu thuyền quốc tế được di chuyển “xuyên suốt, thông thoáng và nhanh chóng”, vô hại trong lãnh hải mà không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển.
Đồng thời, UNCLOS cũng quy định rõ ràng, các quốc gia ven biển không được quyền cản trở việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài, không được phép yêu cầu tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình phải xin phép hoặc thông báo trước.
Trước việc phía Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố trắng trợn khu vực rộng lớn ở Biển Đông là “lãnh hải” của mình, âm thầm bành trướng, độc chiếm, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế PCA The Hague bác bỏ chính sách “đường lưỡi bò/đường chín đoạn” của Bắc Kinh, giới chuyên gia tin rằng, cả Việt Nam, cũng như các nước có chung tranh chấp biển đảo với Trung Quốc hay Mỹ cùng các quốc gia đồng minh sẽ không bao giờ chấp nhận luật hàng hải mới nêu trên.
Và đúng như thế, trong tuyên bố phát đi tối ngày 1/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa tái khẳng định lập trường của Hà Nội về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở Biển Đông.
“Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển của mình được xác định theo đúng quy định của UNCLOS”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала