Nhật Bản phản đối việc thành lập đặc khu kinh tế ở quần đảo Kuril
12:24 06.09.2021 (Đã cập nhật: 16:08 12.01.2022)
© Sputnik / Anton Denisov / Chuyển đến kho ảnhVịnh Abramov, đảo Urup - hòn đảo thuộc nhóm đảo phía nam quần đảo Kuril
© Sputnik / Anton Denisov
/ Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các kế hoạch của Moskva thành lập đặc khu kinh tế trên quần đảo Kuril không trùng với quan điểm của Tokyo, Nhật Bản đã có ý kiến với Nga về vấn đề này, ông Katsunobu Kato, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản thông báo.
"Việc lập ra đặc khu kinh tế để phát triển kinh tế cho các vùng lãnh thổ bao gồm bốn hòn đảo phía Bắc (các đảo Kunashir, Iturup, Shikotan và Habomai thuộc quần đảo Kuril), cũng như kêu gọi rộng rãi các công ty của đất nước chúng tôi và các công ty thuộc các nước thứ ba tham gia phát triển kinh tế như trên mâu thuẫn với quan điểm của đất nước chúng tôi về 4 đảo phía Bắc và tinh thần của thỏa thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được về hoạt động kinh tế chung ở 4 đảo phía Bắc", - ông Kato nói.
"Đây là điều hết sức đáng tiếc. Đất nước chúng tôi khẳng định việc thành lập đặc khu kinh tế không phù hợp với quan điểm của đất nước chúng tôi, mà hoạt động kinh tế chung không được mâu thuẫn với quan điểm pháp lý của hai nước. Về vấn đề này ngày 3 tháng 9 Nhật Bản lại một lần nữa đã có ý kiến phản đối với Nga", - ông Kato nói thêm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông nói rằng ở quần đảo Kuril sẽ áp dụng một chế độ thuế chưa từng có đối với hoạt động kinh doanh, hoạt động tại đó sẽ được miễn thuế trong 10 năm. Theo ông, không chỉ các doanh nhân đến từ Nga, mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ có thể tận dụng lợi thế về chính sách thuế và hải quan tại quần đảo Kuril.
Trong nhiều năm, quan hệ giữa Nga và Nhật Bản luôn bị lu mờ do hai nước không có hiệp ước hòa bình. Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản ký Tuyên bố chung, trong đó Moskva đồng ý xem xét khả năng chuyển giao hai đảo Habomai và Shikotan cho Nhật Bản sau khi ký kết hiệp ước hòa bình, số phận của Kunashir và Iturup không có gì thay đổi. Liên Xô hy vọng rằng Tuyên bố chung sẽ chấm dứt tranh chấp, trong khi đó Nhật Bản chỉ coi văn kiện này là một phần của giải pháp cho vấn đề nói trên và kiên trì lập trường không từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các đảo. Các cuộc đàm phán sau đó không dẫn đến bất cứ kết quả nào, hiệp ước hòa bình sau khí kết thúc CTTG II cứ như vậy cho đến nay vẫn chưa bao giờ được ký kết giữa hai bên.