Vì sao Nikkei xếp Việt Nam cuối bảng về chỉ số phục hồi Covid-19?

© AFP 2023 / Nhac Nguyen Nhân viên y tế.
Nhân viên y tế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
Đăng ký
Việt Nam xếp cuối bảng Chỉ số Phục hồi Covid-19 (121/121) của Nikkei. Liệu nền kinh tế từng ghi nhận mức tăng trưởng GDP nhanh nhất thế giới của Việt Nam có thể phục hồi nửa sau 2021?
Vì sao, từ một ‘siêu sao (superstar), ‘người hùng’, ‘quốc gia hình mẫu’ về thành công chống Covid-19 từng được cộng đồng quốc tế công nhận, Việt Nam lại đứng cuối cùng về khả năng phục hồi Covid-19?
Đáng chú ý, các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Philippines, Myanmar cũng lần lượt đứng cuối bảng về chỉ số phục hồi Covid-19 theo xếp hạng của Nikkei.
Cần nhấn mạnh rằng, Bảng Chỉ số Phục hồi Covid-19 của Nikkei Asia đánh giá xếp loại hơn 120 quốc gia/vùng lãnh thổ dựa trên tình hình kiểm soát dịch bệnh, diễn tiến triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19, mức độ thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, cách ly phòng chống dịch tại các nước.

Việt Nam xếp vị trí 121/121 theo Chỉ số Phục hồi Covid-19 của Nikkei

Việt Nam, Philippines, Myanmar và Thái Lan chiếm 4 vị trí cuối cùng trong bảng Chỉ số Phục hồi Covid-19 mới cập nhật của Nikkei.
Nikkei nhận định thẳng thắn về chỉ số phục hồi Covid-19 của các quốc gia Đông Nam Á trong bài viết “COVID Recovery Index: Delta strain and late jabs hold ASEAN back” - Căng thẳng do biến thể Delta và chậm tiêm chủng kìm hãm quá trình phục hồi của ASEAN.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận phiên họp trực tuyến Chính phủ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Việt Nam không để Covid-19 phá vỡ ‘thành trì kinh tế’
Nikkei nhấn mạnh rằng, các quốc gia có chỉ số (index) càng cao trong Bảng Chỉ số Phục hồi Covid-19 thì càng tiến gần đến trạng thái phục hồi hậu đại dịch với số ca nhiễm coronavirus mới thấp, tỷ lệ tiêm chủng (độ bao phủ) vaccine cao và/hoặc ít phải áp dụng loạt biện pháp hạn chế, giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
Trong đánh giá của mình, Nikkei nhận xét, các quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực thoát khỏi “vũng lầy COVID-19”. Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN đang phải vật lộn để vượt qua đợt bùng dịch nghiêm trọng do biến thể Delta lây lan nhanh chóng.
“Việc tiến hành tiêm chủng muộn, tỷ lệ tiêm chủng thấp” khiến các nước Đông Nam Á (chịu đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng) chứng kiến tỷ lệ lây nhiễm cao hơn”, Chỉ số phục hồi COVID-19 cập nhật của Nikkei khẳng định điều này.
Việt Nam, Philippines, Myanmar và Thái Lan lần lượt đứng ở bốn vị trí cuối cùng –cuối bảng - trong danh sách mới nhất của Nikkei về Chỉ số Phục hồi, trong đó Malaysia đứng thứ 7 từ cuối bảng trở lên. Việt Nam xếp cuối cùng - ở vị trí 121/121.
© Ảnh : Screenshot/Nikkei AsiaChỉ số Phục hồi Covid-19 của Nikkei Asia
Chỉ số Phục hồi Covid-19 của Nikkei Asia  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chỉ số Phục hồi Covid-19 của Nikkei Asia
Nikkei lý giải, Bảng Chỉ số Phục hồi Covid-19 của Nikkei Asia đánh giá xếp loại hơn 120 quốc gia/vùng lãnh thổ dựa trên tình hình kiểm soát dịch bệnh, diễn tiến triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19, mức độ thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, cách ly phòng chống dịch tại các nước.
“Quốc gia có xếp hạng càng cao trong Bảng Chỉ số Phục hồi Covid-19 thì càng tiến gần đến trạng thái phục hồi hậu với số ca mắc Covid-19 mới thấp, tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 cao và/hoặc ít phải áp dụng loạt biện pháp cách ly xã hội”, Nikkei cho biết.

Vì sao Việt Nam bị Nikkei xếp cuối bảng về chỉ số phục hồi Covid-19?

“Lần thứ hai, Việt Nam đang ở thế bế tắc ở cuối bảng xếp hạng”, Nikkei nhận xét.
Theo tờ báo Nhật Bản, Việt Nam từng là “một siêu sao (superstar)”, hình mẫu cho nhiều nước trên thế giới về ngăn chặn đại dịch cho đến tháng 6/2021.
Giao thông ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2021
Việt Nam-Nền kinh tế mà Covid-19 không thể hạ gục
Ở đây cần nhấn mạnh rằng, những gì Đảng, Nhà nước, Chính phủ, toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đã làm được suốt từ đầu năm 2020 khi dịch bệnh bùng phát là không thể phủ nhận. Những thành công trong công tác chống Covid-19 của Việt Nam hoàn toàn không phải do may mắn mà có, đó là sự tổng hòa từ các chính sách vĩ mô đến tinh thần đoàn kết của toàn dân.
Thành công của Việt Nam trong suốt ba đợt lây nhiễm coronavirus đã được dư luận, cộng đồng quốc tế ghi nhận và đưa tin rộng rãi. Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, Việt Nam đi đúng hướng trong công tác phòng chống dịch và nỗ lực hạn chế tối đa số ca nhiễm mới cũng như hạn chế tỷ lệ tử vong.
Tuy nhiên, đợt lây nhiễm thứ tư này hoàn toàn khác. Nikkei lưu ý, Việt Nam hiện đang ghi nhận số ca nhiễm mới và số ca tử vong cao kỷ lục.
“Hơn 87.000 trường hợp mắc Covid-19 mới được ghi nhận trong tuần cuối cùng của tháng 8/2021 - gần 40% trong số đó ở Thành phố Hồ Chí Minh, địa phương cũng chiếm khoảng 80% số ca tử vong trên toàn quốc”, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Việc Nikkei xếp Việt Nam ở vị trí 121/121 dựa trên nhiều yếu tố. Theo đó, việc Chính phủ áp dụng loạt các biện pháp nghiêm ngặt nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng và yêu cầu giãn cách xã hội được áp dụng ở hầu hết những thành phố lớn của đất nước, bao gồm cả việc yêu cầu “ai ở đâu, ở yên tại đó”, không ra khỏi nhà nếu không có việc cấp thiết cùng các chốt trực, hoạt động kiểm tra hàng loạt.
© AFP 2023 / Huu KhoaMàn hình điện tử trước Nhà hát Lớn Sài Gòn hiển thị thông báo về cuộc chiến chống Covid-19 vào ngày đầu phong toả ở TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Màn hình điện tử trước Nhà hát Lớn Sài Gòn hiển thị thông báo về cuộc chiến chống Covid-19 vào ngày đầu phong toả ở TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Màn hình điện tử trước Nhà hát Lớn Sài Gòn hiển thị thông báo về cuộc chiến chống Covid-19 vào ngày đầu phong toả ở TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
“Việt Nam thậm chí đã triển khai thêm lực lượng quân đội để hỗ trợ công tác hậu cần và giao thực phẩm tại các điểm nóng tâm dịch, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh hay ở những trung tâm sản xuất lớn của tỉnh Bình Dương”, Nikkei cho biết.
Với những phân tích trên, Nikkei đã xếp Việt Nam ở cuối bảng về Chỉ số Phục hồi Covid-19.

Láng giềng của Việt Nam cũng không mấy khá hơn

Về phần mình, Philippines hiện xếp ở vị trí thứ hai từ dưới lên, giảm 14 bậc so với bảng xếp hạng hồi tháng 7/2021.
Ngày 30/8, quốc gia đông Nam Á này ghi nhận kỷ lục 22.366 ca nhiễm mới giữa làn sóng dịch bệnh mới do biến thể Delta. Trung bình 7 ngày qua, nước này có hơn 17.700 ca nhiễm mới.
Khu vực thủ đô Manila và một số tỉnh khác của Philippines đang áp dụng các biện pháp hạn chế phòng dịch ở mức nghiêm ngặt cao thứ hai cho tới ngày 7/9 (tức Thứ Ba).
Trong khi đó, Thái Lan tăng hai bậc từ cuối bảng lên vị trí thứ 118 – vẫn là gần áp chót bảng, theo Nikkei. Số lượng trường hợp mắc coronavirus mới hàng ngày của đất nước đã giảm so với mức đỉnh trước đó nhưng chung quy vẫn đang ở đà tăng.
thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2021
Định vị lại vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới
Tuy nhiên, từ 1/9, Chính phủ Thái Lan đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế đối với hoạt động bán lẻ và dịch vụ ăn uống nhằm cứu nền kinh tế. Lãnh đạo Thái Lan cũng cho phép khôi phục khai thác một số chuyế bay nội địa đến và đi từ thủ đô Bangkok tới các khu vực có nguy cơ cao.
Trong tháng 8, số lượng chuyến bay nội địa tại Thái Lan đã giảm hơn 95% so với mức trước đại dịch, theo dữ liệu từ Cirium (đơn vị chuyên về phân tích và cung cấp dữ liệu hàng không).
Trong phân tích của Nikkei, có hai quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã cho thấy sự cải thiện đáng kể trong việc đối phó với đại dịch, được coi là những “điểm sáng” trong bối cảnh hiện nay.
Theo đó, Campuchia tăng 30 bậc lên vị trí thứ 52, với số ca mắc giảm rõ rệt và các đợt tiêm chủng đang được đẩy mạnh nhanh chóng. Nikkei nhấn mạnh, Campuchia là quốc gia này có tỷ lệ tiêm chủng cao thứ hai trong khu vực, chỉ sau Singapore.
Tính đến hết 31/8, hơn một nửa dân số của Campuchia đã được tiêm chủng đầy đủ, theo trang web thống kê Our World in Data. Đây là điều hết sức bất ngờ.
© AP Photo / Heng SinithCác chướng ngại vật tại khu vực bùng phát dịch bệnh coronavirus ở Campuchia
Các chướng ngại vật tại khu vực bùng phát dịch bệnh coronavirus ở Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Các chướng ngại vật tại khu vực bùng phát dịch bệnh coronavirus ở Campuchia
Ngoài ra, Indonesia cũng tăng lên thứ 92 từ vị trí thứ 114, mặc dù sự phục hồi của đất nước không hẳn là đồng đều về mặt địa lý.
Cụ thể, thủ đô Jakarta dự kiến dỡ bỏ các biện pháp hạn chế trong vài tuần tới khi số ca nhiễm tiếp tục giảm và 50% dân số đã được tiêm vaccine đầy đủ. Tuy nhiên, các khu vực khác của quốc gia này vẫn có nguy cơ cao do số ca nhiễm tăng cao và chiến dịch tiêm vaccine còn hạn chế.
Hơn nữa, tỷ lệ tử vong của Indonesia ở mức 3,57% tính đến cuối tháng 8, theo Our World in Data - cao hơn hầu hết các quốc gia khác trên toàn thế giới nhưng tương đương với một số nước láng giềng chung cảnh tiêm chủng chậm do thiếu vaccine.
“Dữ liệu của Our World in Data cho thấy Myanmar và Việt Nam hiện có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ rất thấp dưới 4% dân số được tiêm vaccine Covid-19 đủ 2 mũi ở Myanmar và Việt Nam, nơi tỷ lệ tử vong do coronavirus lần lượt là 3,85% và 2,88%”, Nikkei cho hay.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2021
Các nước ASEAN sẽ phải ứng phó và phục hồi sau đại dịch Covid-19 như thế nào?
Trong khi đó, tại Châu Đại Dương, New Zealand tụt 78 bậc so với vị trí thứ 2 trong lần xếp hạng trước. Nước này mất 9 điểm về kiểm soát lây nhiễm và 18,5 điểm về giãn cách xã hội, do đợt bùng phát mới nhất và lệnh cấm nghiêm ngặt được áp dụng để ngăn chặn dịch bệnh tiến triển phức tạp. Australia cũng tụt xuống vị trí thứ 84 từ hạng 45, trong bối cảnh nước này đang phải đối đầu với làn sóng lây nhiễm mới và số ca nhiễm tăng kỷ lục.
Nikkei cũng cho hay, có một số quốc gia dù nhanh chóng tiến hành tiêm chủng cũng đang phải vật lộn với số lượng ca bệnh bùng phát trở lại, kéo đất nước xuống những vị trí thấp hơn trong bảng xếp hạng.
Israel hiện đứng ở vị trí thứ 54 trong khi Mỹ ở vị trí thứ 74. Cả hai nước này đều đang chuẩn bị những chiến dịch tái tiêm mũi vaccine (mũi nhắc lại) để tăng khả năng bảo vệ sức đề kháng cho người dân trước các biến thể Covid-19 đa dạng.
Tổ chức Economist Intelligence Unit gần đây đã đưa ra nhận định về lịch trình triển khai tiêm chủng ở châu Á, cho biết nhiều quốc gia hiện đang tiêm chủng nhanh hơn dự kiến.
Tuy nhiên, cũng Economist Intelligence Unit, vì phần lớn các nền kinh tế châu Á đang sử dụng vaccine có hiệu lực tương đối thấp, nên cần có độ bao phủ cao hơn để đạt được miễn dịch cộng đồng và cũng cần phải tiêm nhắc lại để đảm bảo sức đề kháng cho dân.
“Do khả năng chống chịu Covid-19 của châu Á thấp hơn, chúng tôi dự báo các biện pháp hạn chế như giãn cách xã hội, phong tỏa và kiểm soát biên giới nghiêm ngặt sẽ vẫn được áp dụng tại hầu hết các nước trong khu vực châu Á trong năm 2021-2021”, Economist Intelligence Unit đánh giá triển vọng mở cửa lại nền kinh tế các nước thời gian tới.

Việt Nam liệu có phục hồi vào nửa sau 2021 hay không?

Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (World Bank -WB) tại Việt Nam Rahul Kitchlu đã từng nêu vấn đề, liệu nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi vào nửa sau 2021 hay không và tăng trưởng GDP đất nước sẽ ra sao.
Theo chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, tất cả còn phụ thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch Covid-19 bùng phát hiện nay, hiệu quả triển khai vaccine, và hiệu suất của các biện pháp tài khóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình bị ảnh hưởng, và để kích thích phục hồi hậu Covid-19.
© AP Photo / Huu KhoaSiết chặt các biện pháp chống coronavirus ở TP Hồ Chí Minh
Siết chặt các biện pháp chống coronavirus ở TP Hồ Chí Minh   - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Siết chặt các biện pháp chống coronavirus ở TP Hồ Chí Minh
Như Sputnik Việt Nam đã đưa tin, thời gian qua, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, hàng loạt tổ chức, thể chế quốc tế đã đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới (World Bank -WB) đã dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam, xuống còn khoảng 4,8% cho cả năm 2021. Mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam mà WB đưa ra mới nhất thấp hơn hẳn 2% so với dự báo do Nhóm Ngân hàng Thế giới đưa ra vào tháng 12/2020, có xét đến tác động tiêu cực của đợt dịch Covid-19 hiện nay đến các hoạt động kinh tế của Việt Nam.
Ngân hàng Standard Chartered cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay từ 6,5% xuống 4,7%, năm 2022 cũng từ 7,3% xuống 7%.
Hạnh phúc người phụ nữ trẻ yêu nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2021
Đại dịch COVID-19
Chuyên gia Nga: Các thể chế tài chính phương Tây đánh giá sai về kinh tế Việt Nam
Đáng chú ý, như chúng tôi đã nhấn mạnh trước đó, đây là lần thứ ba Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay, từ mức 7,8% đưa ra hồi đầu năm, lần lượt xuống còn 6,7%; 6,5% và hiện là 4,7%.
Standard Chartered lưu ý, nếu Việt Nam không kiểm soát, hạn chế được các ca nhiễm mới ngay trong tháng 9/2021 này, thì tốc độ tăng trưởng có thể sẽ tiếp tục suy giảm. Tăng trưởng kinh tế quý III dự kiến chậm lại. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khả năng sẽ thực hiện một đợt cắt giảm lãi suất mới.
Sputnik Việt Nam cũng từng tham chiếu dự báo của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), đơn vị cũng nêu kịch bản xấu nhất đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong trường hợp chưa kiểm soát được dịch bệnh. Theo đó, GDP chỉ tăng 2%, mức cơ sở 4%.
“Số ca mắc Covid-19 tăng cao, tỷ lệ tử vong tăng, dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, nhiều tỉnh thành phải áp dụng giãn cách xã hội kéo dài, sản xuất bị ngưng trệ, nguy cơ đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại so với kỳ vọng ban đầu”, Chứng khoán Rồng Việt nhận xét.
Ngoài ra, theo VDSC, nhiều tỉnh thành đang siết chặt hơn với các hoạt động không thiết yếu, các hoạt động đi lại và tụ tập không cần thiết theo Chỉ thị 16+, 16 hoặc 15 của Chính phủ.
“Bên cạnh đó, việc giãn cách xã hội kéo dài có thể có tác động nghiêm trọng đến kinh tế vì các tỉnh thành này đóng góp tới hơn 80% GDP quốc gia”, VDSC nhận định.
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) trước đó cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 từ 1-1,5% so với dự báo đưa ra hồi quý I. Các chuyên gia hàng đầu của VEPR đưa ra những kịch bản với nền kinh tế Việt Nam,
© Ảnh : Danh Lam-TTXVNCông ty Fuhong Precision Component tại KCN Đình Trám (vốn đầu tư của Đài Loan,Trung Quốc) đã khôi phục hoạt động sản xuất
Công ty Fuhong Precision Component tại KCN Đình Trám (vốn đầu tư của Đài Loan,Trung Quốc) đã khôi phục hoạt động sản xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Công ty Fuhong Precision Component tại KCN Đình Trám (vốn đầu tư của Đài Loan,Trung Quốc) đã khôi phục hoạt động sản xuất
Theo đó, với kịch bản cơ sở có nhiều khả năng xảy ra nhất, dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát vào cuối quý III/2021, việc tiêm chủng được triển khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, tăng trưởng GDP cả năm sẽ đạt từ 4,5-5,1%.
“Bức tranh đen tối nhất”, kịch bản xấu nhất, theo VEPR, dịch bệnh được giả định chưa thể được kiểm soát và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường trong quý IV/2021, quá trình tiêm chủng vacine được triển khai chậm do thiếu nguồn cung cũng như năng lực của hệ thống y tế, khi đó tăng trưởng GDP chỉ có thể đạt từ từ 3,5-4,0%.

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ năm 2022?

Dựa trên bức tranh về kinh tế Việt Nam 2021 với sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Viện trưởng Viện VEPR PGS.TS Nguyễn Anh Thu nhận định, có thể, từ nay đến cuối năm, các hoạt động kinh tế sẽ chưa thể trở lại hoàn toàn bình thường như trước.
“Hai động lực cho tăng trưởng chính sẽ vẫn đến từ xuất khẩu và đầu tư công. Đồng thời khuyến nghị trong ngắn hạn cần nỗ lực thực hiện đồng bộ các biện pháp khống chế dịch Covid-19, phát triển vaccine trong nước và tận dụng các mối quan hệ chiến lược để tiến hành ngoại giao vaccine, ưu tiên đảm bảo nguồn cung và tổ chức tiêm vaccine nhanh và hiệu quả”, PGS.TS Nguyễn Anh Thu cùng các chuyên gia của VEPR lưu ý.
Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, Việt Nam cần xử lý những hệ quả xã hội của khủng hoảng Covid-19 bằng cách cải thiện chiều sâu và hiệu quả của các chương trình an sinh xã hội.
“Các cấp chính quyền cũng cần cảnh giác với rủi ro gia tăng ở khu vực tài chính, cụ thể là cần quan tâm đến nợ xấu. Chính sách tài khóa cũng cần được quan tâm hơn nữa vì các nhà hoạch định chính sách cần tìm cách cân đối cho phù hợp giữa nhu cầu hỗ trợ phục hồi kinh tế và nhu cầu duy trì nợ công ở mức bền vững”, nhóm chuyên gia của WB nhấn mạnh.
Quang cảnh Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Tại sao kinh tế Việt Nam không thể chỉ mãi lo “phòng thủ”?
Ngân hàng Thế giới cũng lưu ý đến chuyển đổi số đang diễn ra ở Việt Nam và cú sốc Covid-19 đang là nhân tố thúc đẩy lớn. Theo WB, kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, Việt Nam đã chứng kiến thay đổi lớn trong việc áp dụng công cụ số hóa mới ở cả khu vực tư nhân và khu vực công. Điều này bước đầu cho thấy những tín hiệu đáng mừng.
Theo ông Rahul Kitchlu, tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng, nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi.
Dự kiến, năm 2022, Việt Nam sẽ ít chứng kiến cảnh cả nước phải phong tỏa trên diện rộng, tạo động lực khả quan cho tăng trưởng kinh tế, tạo đà tích cực cho quá trình phục hồi.
Các chuyên gia cho rằng, dự báo năm 2022, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức cao so với tình hình chung của kinh tế thế giới – từ mức 6,5% với xu hướng phục hồi mạnh mẽ trong các lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng cá nhân.
Đặc biệt, mức tăng trưởng còn được quyết định bởi niềm tin rằng Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh Covid-19, đẩy nhanh tiêm chủng bảo vệ sức khỏe người dân và nhanh chóng mở cửa lại nền kinh tế năng động.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала