Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Luật mới của Trung Quốc khiến nhiều người bối rối ở Biển Đông

© AFP 2023 / Stringer Tàu Trung Quốc ở Biển Đông
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2021
Đăng ký
Từ 1 tháng 9, bộ luật mới của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu có hiệu lực, nhà phân tích bình luận của Sputnik Piotr Tsvetov viết trong bài báo của ông.
Theo luật mới về an toàn trên biển, ở đây nói đến các vùng biển thuộc Biển Đông và Hoa Đông, tất cả các tàu nước ngoài đi qua vùng lãnh hải của Trung Quốc cần phải thông báo cho chính quyền Trung Quốc về lộ trình của họ, về hàng hoá, thời hạn quá cảnh và việc họ tiến hành tập trận hải quân hay không. 
Theo bạn, tranh chấp trên Biển Đông nên được giải quyết như thế nào?
Câu hỏi chính phát sinh: trong những lãnh hải nào Bắc Kinh cho là hải phận của họ. Nếu trong khuôn khổ đường 'lưỡi bò' 9 đoạn, nó sẽ đụng đến lợi ích và quyền lợi của phần lớn cộng đồng thế giới, không chỉ các nước láng giềng của Trung Quốc, mà còn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức, những quốc gia có thương thuyền sử dụng tuyến đường đi qua eo biển Malacca, Biển Đông, eo biển Đài Loan.
Như đã biết, trong năm 2016, Tòa án trọng tài quốc tế Hague, dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Biển năm 1982, không công nhận những tuyên bố lãnh thổ của Bắc Kinh trong khu vực Biển Đông. Bắc Kinh chỉ có thể đủ điều kiện cho 12 dặm lãnh hải xung quanh đường bờ biển của Trung Quốc, và thực tế là Bắc Kinh gọi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - vùng đá không sự sống và những vùng biển quốc tế xung quanh đó, phần lớn là của họ.
Liệu điều này có nghĩa là chính quyền Trung Quốc sẽ áp dụng các công cụ của luật mới ớ những nơi không thể phù hợp với luật pháp quốc tế hay không?

Luật mới — phát bắn độc đạn?

Cộng đồng thế giới phản ứng trước luật mới của Trung Quốc khá lo lắng. Đại diện chính thức của Mỹ gọi luật này là "khiêu khích". Họ đang lo ngại rằng lính biên phòng Trung Quốc bây giờ sẽ cố gắng ngăn chặn tàu hải quân Mỹ di chuyển qua các vùng nước được nhắc đến trong bộ luật. Monika Chansoria, chuyên gia Nhật Bản về luật hàng hải quốc tế cho rằng các quy định của luật mới "gây quan ngại lớn, bởi vì chúng làm tăng nguy cơ có thể mắc sai lầm, đe dọa sự ổn định tổng thể và an ninh ở Biển Đông, biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan". 
Quần đảo Trường Sa. Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
Biển Đông
Trung Quốc “ngồi xổm” lên chữ ký của chính mình
Tuy nhiên, một số lượng đáng kể các ý kiến, xuất phát từ những người hoài nghi đối với khả năng của Bắc Kinh để thực hiện bộ luật này. Một chuyên gia nổi tiếng, nhà nghiên cứu của Trường nghiên cứu quốc tế tại Singapore, Collin Koh cho rằng 'người chơi lớn', trong đó có Hoa Kỳ, sẽ không tuân theo các quy định mới.
Nghịch lý thay, nhưng trong số các chuyên gia của Trung Quốc có rất nhiều người nghi ngờ rằng Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và các nước phương Tây khác, những nước báo bỏ hầu hết các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc sẽ tuân theo luật mới.
Vậy Bắc Kinh thông qua luật này để làm gì? Theo một số chuyên gia Trung Quốc, nghị định mới của chính phủ Trung Quốc "là một cử chỉ pháp lý của Bắc Kinh, nhằm mục đích bảo vệ và củng cố tuyên bố của chúng tôi, đặc biệt là ở các vùng biển tranh chấp của các vùng Biển Đông và Hoa Đông".
Khó có thể giả định rằng ở Bắc Kinh không hiểu sự nguy hiểm của việc áp dụng một số điều trong bộ luật của họ. Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc đã sẵn sàng chiến đấu trên biển với người Mỹ hoặc các nước NATO khác. Tôi nghĩ rằng luật mới phần lớn áp dụng cho nhu cầu nội bộ. Lãnh đạo của đất nước, bằng cách đó chứng tỏ cho người dân thấy rằng họ đang bảo vệ biên giới và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. 
© AP Photo / Bao XuelinKhinh hạm Yulin của quân đội Trung Quốc diễn tập bắn súng ở Biển Đông
Khinh hạm Yulin của quân đội Trung Quốc diễn tập bắn súng ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Khinh hạm Yulin của quân đội Trung Quốc diễn tập bắn súng ở Biển Đông
Do đó, phản ứng của chính quyền Việt Nam là đúng đắn, cách xa căng thẳng. Như được biết, đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố:
"Các quốc gia cần tuân thủ thực hiện các điều kiện của hiệp ước quốc tế mà mình là thành viên, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển năm 1982. Tài liệu này là cơ sở pháp lý cho mọi hành động ở các vùng biển và đại dương, cũng như khi ban hành các văn bản nội luật ở mỗi quốc gia thành viên".
Luật mới của Trung Quốc không phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc, mặc dù Bắc Kinh từ lâu đã ký và phê chuẩn tài liệu này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала