"Tại sao chúng ta lại cố chấp như vậy?" Người Nhật kêu gọi chấp nhận việc mất quần đảo Kuril

CC0 / Public Domain / Quần đảo Kuril
Quần đảo Kuril - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2021
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Độc giả tạp chí President Online đã bình luận bài viết của nhà khoa học chính trị Nhật Bản Kenro Nagoshi về tình hình quần đảo Kuril.

Quan điểm của nhà khoa học chính trị Nhật Bản

Nhà khoa học chính trị Kenro Nagoshi ghi nhận sự phát triển của cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội trên quần đảo Kuril, nhưng than phiền rằng Moskva quyết định bắt đầu "chấm dứt" tranh chấp về vùng lãnh thổ này. Tuy khen ngợi, tác giả bài báo bày tỏ quan điểm rằng nếu không có Nhật Bản thì Nga rất khó phát triển quần đảo, vì theo ông, các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc hay Hàn Quốc khá e ngại đầu tư vào nước này.
Vịnh Abramov, đảo Urup - hòn đảo thuộc nhóm đảo phía nam quần đảo Kuril - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
Nhật Bản phản đối việc thành lập đặc khu kinh tế ở quần đảo Kuril

Phản ứng của dân mạng Nhật Bản

Đánh giá lập luận của nhà khoa học chính trị, nhiều người dùng coi quyết định đúng đắn nhất là để cho chủ đề quần đảo Kuril vĩnh viễn đi vào quá khứ.
Người dùng viết rằng nhiều năm tháng đã trôi qua, hai hoặc ba thế hệ người Nga đã sinh ra và lớn lên sau chiến tranh: mọi việc phải được thực hiện sớm hơn nhiều và bấy giờ quần đảo đã rời xa chúng ta mãi mãi.
"Ông Abe đã cố gắng làm điều gì đó khi đàm phán hòa bình về các hòn đảo phương Bắc. Các nghị sĩ khác có ủng hộ ông ấy hay không? Họ chỉ biết chỉ trích ông ấy mà thôi! Làm sao có thể đóng cửa quan hệ với Nga chứ?! Các nghị sĩ, đừng nên chỉ quan tâm đến túi tiền, hãy quan tâm đến đất nước, hãy cất cao tiếng nói của các vị!" - một trong những người dùng phẫn nộ.
Một người khác khuyên rằng hãy để mắt đến Trung Quốc và hòn đảo Senkaku, bởi vì nếu xảy ra chuyện, Hoa Kỳ sẽ không giúp Nhật Bản, vì họ sẽ không xung đột quân sự với Trung Quốc.
© Sputnik / Ekaterina Aristarkhova / Chuyển đến kho ảnhQuần đảo Kuril.
Quần đảo Kuril. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Quần đảo Kuril.

Tình hình căng thẳng giữa Nga và Nhật Bản

Tokyo vẫn không từ bỏ yêu sách của mình đối với các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai của Nga, viện dẫn Hiệp ước song phương về Thương mại và Biên giới năm 1855. Nhật Bản đưa ra điều kiện đòi lại quần đảo để ký hiệp ước hòa bình với Nga, là hiệp ước chưa được ký kết hồi cuối Thế chiến thứ hai.
Lập trường của Moskva là sau Thế chiến thứ hai quần đảo Kuril đã trở thành một phần lãnh thổ của Liên Xô, và chủ quyền của Nga đối với các đảo này là điều không thể bàn cãi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала