Nga sẽ giúp Việt Nam phòng vệ trước các nguy cơ chủ yếu
19:23 29.09.2021 (Đã cập nhật: 18:31 05.10.2021)
© Ảnh : Trần Hiếu - PV TTXVN tại NgaBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov
© Ảnh : Trần Hiếu - PV TTXVN tại Nga
Đăng ký
Hiện nay nguy cơ đe dọa chính đối với Việt Nam là COVID-19 và Nga đang cung cấp cho nước này sự hỗ trợ hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống đại dịch.
“Nga luôn là ưu tiên chiến lược quan trọng đối với Việt Nam”, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tuyên bố trong chuyến thăm Nga vừa kết thúc.
Cuộc hội đàm của ông với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã xác nhận điều này.
Các bộ trưởng đã nói về sự phát triển hợp tác trong nhiều lĩnh vực, nhưng bằng cách này hay cách khác, tất cả các lĩnh vực đó đều động chạm đến vấn đề an ninh.
Vắc xin đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam là của Nga
"Việt Nam có kế hoạch sâu rộng để sản xuất một số loại vắc xin, nhưng loại vắc xin đầu tiên đã bắt đầu được sản xuất ở Việt Nam chính là vắc xin Sputnik-V của Nga. Nhà máy sản xuất Sputnik-V có thể sản xuất 5 triệu liều mỗi tháng. Hiện tại Việt Nam đang tích cực nhận vắc xin từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng khác với vắc xin của Nga, nhiều vắc xin trong số đó, ví dụ như vắc xin của phương Tây có yêu cầu rất nghiêm ngặt về chế độ bảo quản nhiệt độ. Nếu các tổ chức không chuyên trách tham gia vào việc này, chế độ bảo quản có thể bị vi phạm và vắc xin sẽ không có tác dụng", - Trưởng bộ môn Lịch sử Viễn Đông, kiêm Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St.Petersburg, Giáo sư Vladimir Kolotov cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Việt Nam cần nâng cao cảnh giác
Nga và Việt Nam khẳng định kế hoạch đẩy mạnh hợp tác quân sự. Bất chấp thực tế là Việt Nam đang đa dạng hóa nguồn cung cấp, nhưng lục quân, không quân và hải quân Việt Nam chủ yếu được trang bị vũ khí của Nga. Việt Nam cần nâng cao cảnh giác. Bộ trưởng Nga bày tỏ lo ngại rằng các ranh giới địa chính trị mới đang xuất hiện ở khu vực Đông Á.
"Tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh và đối thủ của họ đang khiến cho các đường phân chia địa chính trị mới xuất hiện trên thế giới, bởi vì chính sách của Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở châu Á tập trung chú ý vào kiềm chế Trung Quốc. Đồng thời, mỗi bên đều cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của các cường quốc trong khu vực, và nhìn chung, cuộc đối đầu như vậy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến số phận của các quốc gia trong khu vực. Tất nhiên, chúng tôi mong muốn Đông Nam Á vẫn là khu vực hòa bình và ổn định. Chỉ trong trường hợp như vậy, các nước ASEAN mới có thể phát huy hiệu quả và xây dựng được vị thế của mình. Tôi nghĩ rằng trong trung hạn và dài hạn, căng thẳng sẽ gia tăng, và đây là một thực trạng khá đáng báo động", - Giáo sư Kolotov nói.
An ninh thông tin, công nghệ sinh học và hạt nhân hòa bình
Cuộc hội đàm của các Ngoại trưởng hai nước Nga Việt cũng tập trung lưu ý tương tác trong lĩnh vực kiến tạo chính phủ điện tử, thông tin và an ninh mạng. Bây giờ khu vực này đang trở nên quan trọng. Tấn công mạng có thể vô hiệu hóa các cơ sở quan trọng và điều này thể hiện rất rõ hồi năm 2019 tại nhà máy điện ở Venezuela. Giáo sư Vladimir Kolotov giải thích rằng sự cạnh tranh giữa các nền tảng công nghệ đang ngày càng gia tăng. Mà những người làm việc trên một nền tảng nào đó, sử dụng một công nghệ nào đó, hoàn toàn bị công khai và không được bảo vệ trước những người tạo ra công nghệ này. Điều này cũng động chạm đến những người Việt Nam sản xuất và xuất khẩu thiết bị điện tử sử dụng công nghệ phương Tây.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng Nga coi trọng việc đẩy mạnh xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại Việt Nam và đảm bảo cho Trung tâm Nghiên cứu và Công nghệ Nhiệt đới Nga Việt hoạt động ổn định.
"Trung tâm Nhiệt đới Nga Việt tham gia nghiên cứu nhiều lĩnh vực khoa học và thực hành quan trọng, kể cả công nghệ sinh học. Dịch bệnh coronavirus cho thấy đây là lĩnh vực tương tác quan trọng giữa hai nước chúng ta và điều rất quan trọng là Trung tâm phải tiếp tục phát triển. Một đối tượng quan trọng khác là Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân. Tôi nghĩ rằng sớm muộn gì Việt Nam cũng sẽ hiểu ra tầm quan trọng của hạt nhân hòa bình. Nhu cầu sử dụng điện đang tăng nhanh, “năng lượng xanh” không thể đáp ứng được nhu cầu này, giá điện đang tăng cao, chúng tôi thấy rằng ở Trung Quốc và châu Âu đang xảy ra tình trạng mất điện. Việt Nam sẽ quay trở lại dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà nước này từ bỏ trước sức ép của phương Tây, nhằm tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Nga ở Đông Nam Á", - Giám đốc Viện Hồ Chí Minh cho biết.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn lưu ý, hai nước chúng ta không có bất kỳ khác biệt nào về chiến lược, liên kết với nhau bằng sự tin cậy ở mức độ rất cao. Điều này có nghĩa là hai nước sẽ luôn ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau.