Các công ty Mỹ muốn gì ở Việt Nam?

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Đăng ký
Làm việc với các doanh nghiệp Mỹ - ASEAN, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, muốn các doanh nghiệp nước này tiếp tục đầu tư, làm ăn lâu dài.
Trong bối cảnh nền kinh tế bị trì trệ vì Covid-19, gây đứt gãy chuỗi cung ứng, các tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ kêu gọi Chính phủ Việt Nam xem xét mở cửa, khôi phục sản xuất, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thuế và hỗ trợ thiết thực doanh nghiệp.
Nhấn mạnh khó khăn chỉ là nhất thời, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thuộc “mọi thành phần” kinh tế trong và ngoài nước đầu tư.

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Mỹ

Ngày 30/9, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ đã có cuộc làm việc với Đoàn doanh nghiệp cấp cao của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN.
Dự cuộc làm việc với Chủ tịch Vương Đình Huệ, về phía Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) có Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc USABC, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhiệm kỳ 2014-2017 Ted Osius, Đại sứ Michael Michalak, Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Giám đốc Điều hành Khu vực của USABC, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhiệm kỳ 2007 – 2011, Tổng Giám đốc GE Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Việt Nam của USABC Phạm Hồng Sơn, đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, lãnh đạo cấp cao của các công ty Hoa Kỳ hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, năng lượng, logistic, nông nghiệp và thực phẩm, công nghiệp, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, y tế và văn hóa giải trí.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiễn Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2021
Việt Nam đang cân nhắc gì để nâng cấp quan hệ ‘đối tác chiến lược’ với Mỹ?
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao hoạt động hiệu quả của Cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ nói chung và Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và sự phát triển của quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.
Bày tỏ với đại diện doanh nghiệp Mỹ, Chủ tịch Vương Đình Huệ chia sẻ, cảm thông với những khó khăn của các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các đối tác sản xuất tại Việt Nam trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, ông Huệ nhắc lại thông điệp của Chính phủ Việt Nam rằng, khó khăn chỉ là trước mắt và tạm thời, hai bên vẫn có cơ sở, nền tảng tốt để tiếp tục hợp tác phát triển vì sự thịnh vượng chung.
Người đứng đầu Quốc hội nhấn mạnh sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư thành công, bền vững, lâu dài ở Việt Nam.
“Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ trên cơ sở cùng có lợi, mang lại tăng trưởng và hiệu quả thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Ông Huệ nêu rõ, quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác toàn diện Việt – Mỹ.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.
Việt Nam đã trở thành một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Các tập đoàn và thương hiệu Hoa Kỳ ngày càng trở nên phổ biến với người dân Việt Nam.
“Đây là những điểm sáng trong bối cảnh đại dịch ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội và kinh tế trên toàn cầu. Việt Nam đang thúc đẩy việc tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, kịp thời xử lý các vướng mắc trong quan hệ, hướng tới cán cân thương mại hài hòa và bền vững”, người đứng đầu Quốc hội nhấn mạnh.
Đồng chí Vương Đình Huệ cũng cảm ơn sự ủng hộ quý báu của Chính phủ, nhân dân và các doanh nghiệp Hoa Kỳ dành cho Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là cung cấp vaccine cho Việt Nam để sớm kiểm soát đại dịch, từng bước khôi phục sản xuất và phát triển kinh tế.
Lãnh đạo Quốc hội cũng đánh giá cao các công ty dược phẩm Hoa Kỳ như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson đã và đang hỗ trợ vaccine cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trải qua đợt bùng phát dịch lần 4 lần này.

Các doanh nghiệp Mỹ muốn gì ở Việt Nam?

Trong buổi làm việc hôm 30/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã lắng nghe các kiến nghị đề xuất của đại diện các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Hầu hết các ý kiến, phát biểu của lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao tất cả những nỗ lực mà Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện để bảo vệ người dân khỏi dịch bệnh Covid-19.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2021
Ông Antony Blinken nói quan hệ Việt – Mỹ đã ở tầm cao mới
Họ cũng cảm kích khi lãnh đạo Quốc hội Việt Nam cùng lãnh đạo các cơ quan đã có đối thoại với doanh nghiệp để tiếp nhận các kiến nghị nhằm tìm ra cách khôi phục hoạt động kinh doanh một cách an toàn một cách cởi mở, thẳng thắn.
Đại diện các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp Hoa Kỳ bày tỏ quan tâm đến các ưu tiên chính sách của Quốc hội nhiệm kỳ 2021 – 2026 và khả năng đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ vào việc thực hiện các ưu này.
Giới nhà đầu tư Mỹ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị cụ thể cho Việt Nam về các biện pháp đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh an toàn trong quá trình ứng phó với dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay.
Phát biểu với Chủ tịch Huệ, doanh nghiệp Mỹ đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp nhằm vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19.
Các công ty Mỹ cho rằng, trong bối cảnh mà “gần như tất cả các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng, Việt Nam cần xem xét mở rộng hơn, tiếp tục có các gói hỗ trợ liên quan đến miễn, giãn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí trên cơ sở cân nhắc, đánh giá tình hình một các hợp lý, bảo đảm bình đẳng trong đầu tư kinh doanh.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.
Chính phủ cũng nên đơn giản hóa các thủ tục hành chính, sớm mở cửa trở lại quy mô rộng hơn để nhiều nhà máy được mở cửa sản xuất nhiều hơn, công suất cao hơn, hỗ trợ hoạt động chuỗi cung ứng.
Các doanh nghiệp cũng vui mừng khi thấy một số nhà máy phía Nam đã hoạt động trở lại, nhưng họ mong mọi thủ tục sẽ được cắt bớt đi, tạo thuận lợi cho người lao động đi lại.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tại buổi tiếp.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2021
Ứng xử khôn khéo của lãnh đạo Việt Nam khi Mỹ muốn nâng tầm quan hệ lên chiến lược
Phát biểu với Chủ tịch Quốc hội, ông Chris Helzer, Phó chủ tịch Thương mại toàn cầu Tập đoàn Nike, cho rằng, việc mở cửa trên quy mô rộng, nhiều nhà máy hoạt động trở lại, nâng công suất, sẽ giúp Việt Nam lấy lại đà khôi phục kinh doanh, sản xuất, hỗ trợ chuỗi cung ứng.
“Không có khoản trợ cấp hoặc giảm thuế nào quan trọng bằng việc cho phép mở cửa trở lại rộng rãi, bền vững trên cơ sở ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động”, ông Chris Helzer nói và nhấn mạnh việc mở cửa trở lại này cần được đơn giản hóa và hài hòa giữa các tỉnh và địa phương.
“Sự nhất quán và hài hòa rất quan trọng. Tôi tin Việt Nam có thể kiểm soát mà không cần phải giãn cách trong thời gian quá dài nữa”, đại diện tập đoàn Nike bày tỏ.
Về vấn đề này, đại diện CropLife, doanh nghiệp kinh doanh về khoa học nông nghiệp và bán lẻ nêu ý kiến rằng, việc Chính phủ Việt Nam đã chuyển trạng thái chống dịch sang sống chung với dịch Covid-19 và sắp tới đưa ra kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế giúp có thêm niềm tin, đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.
Phía CropLife kiến nghị việc tái mở cửa trở lại nền kinh tế và tái thiết lập trạng thái bình thường mới nên đồng bộ, thực chất và được thực hiện càng sớm càng tốt với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thực phẩm.

Việt Nam ở vị thế tốt để đạt tham vọng số

Phát biểu với Chủ tịch Vương Đình Huệ, liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung các Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ), đại diện của Netfilx – bà Nguyễn Nguyệt, Giám đốc Chính sách công khu vực Đông Nam Á có một số quan điểm đáng chú ý.
Marc Knapper. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Quan hệ Việt – Mỹ dưới thời Joe Biden sẽ ra sao trong chiến lược của Marc Knapper?
Bà Nguyệt cho hay, Netflix là tập đoàn lớn nhất thế giới trong cung cấp các dịch vụ giải trí trực tuyến tại 190 quốc gia với các chương trình truyền hình, phim tài liệu, phim truyện. Công ty cũng đang nỗ lực hợp tác cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm quảng bá bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và nền điện ảnh Việt Nam nói riêng.
Ngành kinh tế sáng tạo đã và đang đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam (trên 3% GDP, 6% việc làm và gần 4% kim ngạch xuất khẩu), với nhiều tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới.
Do đó, Netflix mong muốn ngành này cần được ưu tiên phát triển chiến lược ở Việt Nam.
“Theo kinh nghiệm của Netflix, kinh tế sáng tạo đã trở thành một bộ phận không thể tách rời và có ảnh hưởng sâu rộng, tích cực đến các bộ phận khác của nền kinh tế như du lịch và kinh tế số”, bà Nguyễn Nguyệt nhấn mạnh.
Đại diện Netflix đánh giá rất cao quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nêu ra khi thảo luận về Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng điện ảnh không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là một ngành công nghiệp mới nổi có thể có tác động giúp các ngành khác tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt là du lịch.
Do đó, cần phải rà soát toàn diện và sửa đổi khung pháp lý để từ đó thể hiện rõ quan điểm coi điện ảnh là một sản phẩm văn hóa có giá trị cao, một ngành công nghiệp theo đúng nghĩa của nó với các chính sách kèm theo nhằm phát triển ngành như một lĩnh vực kinh tế.
Về kinh tế số, City Bank, IBM, Mastercard… đánh giá cao việc Việt Nam đã nêu rõ việc chuyển đổi số là một trong những mục tiêu trọng tâm của Chiến lược phát triển quốc gia giai đoạn 2021-2030.
Quang cảnh Tọa đàm.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2021
Quan hệ Việt – Mỹ: Lợi ích không chỉ ở kinh tế
Đặc biệt, các doanh nghiệp cho rằng Việt Nam đang ở vị thế tốt để đạt được tham vọng số bằng cách tận dụng thế mạnh của mình và tạo ra các thể chế theo hướng khuyến khích và chấp nhận các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ và mô hình kinh doanh số mới.
Họ cam kết chia sẻ với Việt Nam các kinh nghiệm, đề xuất đẩy nhanh sự phát triển của khuôn khổ pháp lý trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. Trong đó, lưu ý đến việc hài hòa các quy định pháp luật trong nước theo các thông lệ quốc tế liên quan đến chuyển dữ liệu xuyên biên giới, an toàn an ninh mạng, xây dựng lòng tin trên môi trường số.
Cộng đồng các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự quan tâm đến các quy định về luồng dữ liệu xuyên biên giới trong dự thảo nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đồng thời, hoàn thiện và thực thi hệ thống chính sách khuyến khích áp dụng các giải pháp khoa học trong nông nghiệp, thúc đẩy đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, vào phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam, nhất là sau chuyến thăm và làm việc ở Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, như Sputnik đã thông tin.

Làm sao để chặn đứt gãy chuỗi cung ứng?

Trao đổi với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các doanh nghiệp đều quan ngại trước những tác động của đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế bị trì trệ, đứt gẫy của chuỗi cung ứng và giá nguyên vật liệu tăng cao, đã có những doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chuyển đơn hàng sang các thị trường khác.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Daniel J.Kritenbrink. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2021
Quan hệ Việt - Mỹ sẽ không xấu đi dưới thời Joe Biden?
Do đó, đại diện nhiều doanh nghiệp mong Việt Nam có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí cũng như cân nhắc không xem xét tăng thuế… để hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần tăng cao năng suất...
Cụ thể, ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc điều hành, thay mặt Tập đoàn Ford Việt Nam và Tập đoàn Ford Motor cho hay, thời gian qua ngành ôtô và Ford Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, sản lượng giảm tới 50%, trong tháng 8/2021 giảm tới 70%, quý IV dự báo sẽ tiếp tục suy giảm.
Trước thực trạng này, phía Ford đề nghị Quốc hội, Chính phủ Việt Nam có các cân nhắc giảm 50% phí trước bạ ôtô trong thời gian tới để kích cầu và giúp ngành công nghiệp ôtô vượt qua khó khăn, triển khai hoạt động đăng ký online cho toàn bộ quy trình đăng ký giúp khách hàng, doanh nghiệp thuận lợi khi đăng ký xe, đồng thời duy trì và mở rộng các hỗ trợ cho sản xuất trong nước, hỗ trợ nâng cao cạnh tranh cho sản xuất trong nước.
Lắng nghe các đại biểu, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các ý kiến, đề xuất của doanh nghiệp Hoa Kỳ đã phản ánh mối quan tâm chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
“Những vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ, các bộ ngành, Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ chuyển tới lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành”, ông Huệ nói.
“Càng trong những lúc khó khăn chúng ta càng tìm ra nhiều cơ hội nhất, khi kinh tế phục hồi, mọi thứ đã trở nên tốt đẹp thì những người đi sau chúng ta sẽ mất hết cơ hội”, đồng chí Vương Đình Huệ hàm ý.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nhắc lại, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới đây là dựa nhiều vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh yếu tố con người.
Vì vậy, xây dựng và kiến tạo một hệ sinh thái khởi nghiệp, hệ sinh thái cho đổi mới sáng tạo ở Việt Nam là vấn đề được Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ và USABC tiếp tục đóng góp ý kiến cho Việt Nam trong lĩnh vực này, nhất là về chuyển đổi số, phá triển nền kinh tế số.
Về dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã yêu cầu cơ quan soạn thảo phải đáp ứng được hai yêu cầu lớn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Tương lai quan hệ Việt – Trung, Việt – Mỹ và cáo buộc thao túng tiền tệ
Thứ nhất, coi đây là một ngành công nghiệp văn hóa, một ngành kinh tế mới nổi, phải tạo ra hành lang pháp lý để thúc đẩy điện ảnh phát triển với tư cách là một ngành kinh tế, tuân theo các quy luật của một ngành kinh tế. Tiếp đó, điện ảnh ngày nay phải đáp ứng được yêu cầu về sản xuất, lưu hành, phát hành trong môi trường số. Đây là vấn đề Quốc hội Việt Nam đặt yêu cầu khắt khe với Chính phủ phải đáp ứng được yêu cầu này, do đó, đặt ra vấn đề tiền kiểm và hậu kiểm vì nhiều chính sách không thể áp dụng chung cho điện ảnh truyền thống và điện ảnh trong môi trường số được.
“Quốc hội đang tiếp tục thảo luận về vấn đề này và cam kết sẽ bảo đảm tốt nhất theo các thông lệ và luật pháp quốc tế”, ông Huệ nói.
Đồng chí Vương Đình Huệ cũng trực tiếp trao đổi, giải đáp thẳng thắn các đề nghị của một số doanh nghiệp liên quan đến dược phẩm, vaccine, thuốc mới điều trị và giấy phép lưu hành thuốc và chi trả bảo hiểm y tế; xem xét phê duyệt các báo cáo Tiền khả thi và Báo cáo khả thi của các dự án hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Lãnh đạo Quốc hội cũng ghi nhận các kiến nghị về giảm, giãn, hoãn thuế, phí và cho biết, vừa qua, Quốc hội, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách về vấn đề này. Quốc hội cũng vừa tổ chức tọa đàm chuyên gia trong nước và quốc tế về kinh tế - xã hội và thống nhất cần tiếp tục có các gói hỗ trợ từ cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
“Trong đó chú trọng hơn các chính sách tài khóa, đóng góp nhiều hơn cho việc hỗ trợ doanh nghiệp, không chỉ giãn, hoãn các khoản thuế mà còn hỗ trợ cho cả các doanh nghiệp đang bị thua lỗ, đang gặp khó khăn về dòng tiền hoặc hỗ trợ bằng tiền mặt cho người lao động và người sử dụng lao động”, Chủ tịch Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Hiện nay, Việt Nam đang chuyển hướng về chiến lược phòng, chống dịch theo hướng sống chung, an toàn và thích ứng với dịch Covid-19.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2020
Việt Nam, Mỹ hoan nghênh phát triển ổn định quan hệ thương mại
Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn tốt của thế giới để ứng phó với đại dịch vừa bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, cân bằng được các lợi ích về y tế với các lợi ích về kinh tế xã hội khác, vừa phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch.
Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cũng đang nghiên cứu xây dựng chiến lược, khung khổ chính sách thống nhất để áp dụng nhất quán từ Trung ương đến địa phương có tính đến sự linh hoạt điều chỉnh nhất định cho phù hợp với từng địa phương. Chủ tịch Quốc hội mong muốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ đóng góp, hiến kế cho Việt Nam trong việc hoàn thiện khung khổ này.
“Chúng tôi xác định, dự thảo Khung khổ này phải được thảo luận hết sức kỹ lưỡng, cân nhắc thận trọng, nhưng phải quyết định một cách rất quyết đoán và tổ chức thực hiện một cách rất quyết liệt, thống nhất” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Đồng chí Vương Đình Huệ khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi nhất cho tất cả doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Ông Huệ cũng kêu gọi hỗ trợ vaccine, thuốc, trang thiết bị y tế cho Việt Nam nhiều hơn, nhanh hơn, chung tay hiện đại hóa ngành y tế của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала