Liệu Evergrande phá sản có gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu?
© AFP 2023 / Peter Parks Evergrande Center.
© AFP 2023 / Peter Parks
Đăng ký
Tập đoàn bất động sản Evergrande đang trên bờ vực vỡ nợ sau nhiều năm tăng trưởng bão táp và ra sức vay mượn. Hồi cuối tháng 6, khoản nợ của tập đoàn này là 304 tỷ USD.
Kết cục phá sản của Evergrande (Hằng Đại), một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc, sẽ không dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu, ông Adam Slater chuyên gia kinh tế hàng đầu tại công ty phân tích Oxford Economics của Anh nhận xét.
Evergrande đang trên bờ vực vỡ nợ sau nhiều năm tăng trưởng bùng nổ và vay mượn nhiều. Vào cuối tháng 6, khoản nợ của tập đoàn là 304 tỷ USD.
«Mặc dù sự sụp đổ tiềm tàng của tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande sẽ là sự kiện quan trọng, nhưng không có nghĩa là «khoảnh khắc Lehman», có thể kích động gây ra chấn động hỗn loạn tài chính toàn cầu. Tác động cơ bản nếu Hằng Đại phá sản chắc là chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Mọi hệ quả toàn cầu đi theo con đường thông qua nền kinh tế thực tế, chứ không phải là thông qua các kênh tài chính», - chuyên gia viết trong ghi chú.
Vụ phá sản của «gã khổng lồ ngân hàng» Mỹ Lehman Brothers vốn được xem là điểm khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế những năm 2007-2008.
Bối cảnh khủng hoảng ở Evergrande khác xa tình hình xảy ra vụ phá sản của Lehman, trong chừng mực «khoảnh khắc Lehman» là khi thị trường toàn cầu đang căng thẳng dữ dội suốt thời gian dài. Còn thị trường hôm nay thì trái lại, rất năng động và thanh khoản toàn cầu rất dồi dào, - chuyên gia phân tích.
«Dù sao chăng nữa, tình hình với Evergrande bộc lộ vấn đề nghiêm trọng hơn, đó là mức nợ cao ở Trung Quốc. Và hành động mà chính quyền Trung Quốc thực hiện trong triển vọng ngắn hạn và dài hạn để giải quyết vấn đề này có thể kìm hãm làm chậm nhịp độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản», - chuyên gia nói thêm.
Chuyên gia Slater đánh giá rằng hiện thời hệ luỵ tài chính cơ bản từ tình hình với Hằng Đại ghi nhận trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu của Trung Quốc, với một số dấu hiệu tác động tiêu cực đến thị trường tài trợ của Trung Quốc.
«Các thị trường có giả định chắc là đúng, rằng chính quyền Trung Quốc sẽ kiềm chế tác động từ vấn đề tài chính của Evergrande. Các nhà cho vay nước ngoài có thể bị thiệt hại, nhưng kích thước các khoản nợ với nguy cơ bị ảnh hưởng vẫn có thể kiểm soát được ngay cả khi các công ty bất động sản khác của Trung Quốc khác vấp phải vấn đề», - chuyên gia kinh tế Adam Slater kết luận.