- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Bệnh viện Việt Đức xét nghiệm Covid-19 diện rộng lần 2, cơ bản đã khoanh vùng được chuỗi lây nhiễm

© Ảnh : Hoài Thu - TTXVNDịch COVID-19: Tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận hơn 2.500 công dân về lại nơi cư trú
Dịch COVID-19: Tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận hơn 2.500 công dân về lại nơi cư trú - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2021
Đăng ký
Lực lượng y tế tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 lần 2 cho trên 4.000 người liên quan đến các ca mắc Covid-19 ở Bệnh viện Việt Đức, gồm nhân viên y tế, người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân hiện ở trong bệnh viện, người dân khu vực xung quanh bệnh viện.

Chùm lây nhiễm Covid-19 bên trong Bệnh viện Việt Đức cơ bản được khoanh vùng

Ngày 3/10, ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, cơ quan chuyên môn đang tiếp tục điều tra truy vết, đánh giá tình hình dịch tễ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Bệnh viện Việt Đức).
Nhân viên y tế phường Hàng Trống(Hoàn Kiếm) lấy mẫu xét nghiệm cho người dân khu vực lân cận Bệnh viện Việt - Đức. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2021
Đại dịch COVID-19
Nhiều địa phương rà soát, cách ly người về từ Bệnh viện Việt Đức
Từ sáng nay, CDC Hà Nội phối hợp với bệnh viện cùng quận Hoàn Kiếm bắt đầu lấy mẫu đợt 2 cho khoảng 4.000 người, gồm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và người dân sống xung quanh khu vực; cố gắng không bỏ sót trường hợp F0, F1 hay ca nghi ngờ.
“Dựa vào kết quả xét nghiệm đợt 2, CDC Hà Nội sẽ tham mưu các phương thức phòng dịch tiếp theo cho Bệnh viện Việt Đức và quận Hoàn Kiếm”, ông Việt nói.
Theo CDC Hà Nội, tải lượng virus ghi nhận ở các F0 ở nhiều cấp độ khác nhau, cho thấy dịch đã lưu hành tại bệnh viện trước đó một thời gian, qua nhiều chu kỳ lây nhiễm. Chùm ca bệnh này cũng được đánh giá phức tạp và khó xác định được nguồn lây.
Đến thời điểm hiện tại, lãnh đạo CDC Hà Nội nhận định đã cơ bản khoanh vùng được chuỗi lây nhiễm bên trong bệnh viện. Các địa phương cũng đã nắm danh sách và kiểm soát những trường hợp đã xuất viện từ 15/9 đến nay.
Ông Trương Quang Việt thông tin thêm, việc đưa người nhà bệnh nhân đi cách ly tập trung đã được tính đến từ trước, nhằm giãn cách, hạn chế lây nhiễm chéo. Từ đêm 2/10, bệnh viện đã bắt đầu đưa hơn 100 người đến khu cách ly tập trung tại huyện Chương Mỹ. CDC Hà Nội khẳng định, bệnh nhân di chuyển nhiều giữa các khoa, phòng khác nhau, làm tăng độ tiếp xúc và nguy cơ. Đồng thời, người nhà bệnh nhân chỉ có một không gian hạn chế để sinh hoạt, vào giờ bác sĩ thăm khám, họ buộc phải ra khỏi phòng bệnh, đi các vùng khác nhau trong bệnh viện.
“Khoảng 1.100 người nhà bệnh nhân là áp lực rất lớn cho bệnh viện trong việc đảm bảo giãn cách và phòng chống dịch. Bệnh viện sẽ đảm bảo tối đa nguồn nhân lực và nguồn lực y tế để chăm sóc bệnh nhân, giúp người nhà bệnh nhân yên tâm đi cách ly tập trung”, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho hay.
Bệnh viện Việt Đức đã thành lập tổ công tác phòng chống dịch, có sự chỉ đạo của Bộ Y tế, sự tham gia của Sở Y tế Hà Nội, CDC, quận Hoàn Kiếm và Trung tâm Y tế quận. Bệnh viện có nhiều tòa nhà khác nhau nên khi phát hiện yếu tố nguy cơ, sẽ phong tỏa từng khu nhà. Hiện bệnh viện chỉ dừng tiếp nhận bệnh nhân thông thường, vẫn tiếp tục phân bố luồng riêng để tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu, chạy thận mà các bệnh viện khác chưa điều phối được. 
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa đặc biệt tuyến trung ương thuộc Bộ Y tế. Bệnh viện có địa chỉ tại 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội và một cổng khác đón tiếp bệnh nhân cấp cứu tại phố Phủ Doãn. Đây là một trong những trung tâm phẫu thuật lớn của cả nước. Bệnh viện có 1.500 giường với hơn 2.200 thầy thuốc, cán bộ và nhân viên y tế.
Lực lượng y tế làm test nhanh xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2021
Đại dịch COVID-19
Bộ Tài chính nói gì về việc đưa sản phẩm test nhanh Covid-19 vào diện bình ổn giá?

Chuyên gia cảnh báo số ca mắc Covid-19 liên quan đến Bệnh viện Việt Đức có thể tiếp tục tăng

Từ ngày 30/9 đến nay, chùm ca bệnh Covid-19 từ Bệnh viện Việt Đức đã ghi nhận 25 ca bệnh Covid-19 tại Hà Nội. Ngoài ra, có 6 ca dương tính liên quan đến bệnh viện này được ghi nhận tại 4 tỉnh: Nam Định (3 ca), Hưng Yên (1 ca), Hà Tĩnh (1 ca) và Hải Dương (1 ca).
Nhận định về tình hình dịch bệnh của Hà Nội khi phát sinh ổ dịch tại Bệnh viện Việt Đức sau nhiều ngày thành phố không có ca mắc trong cộng đồng, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, trong điều kiện hiện nay, việc phát hiện ra các ca cộng đồng là bình thường.
“Chúng ta không còn theo đuổi mục tiêu “sạch bóng” virus trong cộng đồng nên sẽ phải chấp nhận xuất hiện các ca lây nhiễm. Vì vậy, các bệnh viện đứng trước nguy cơ dễ xuất hiện các ca nhiễm SARS-CoV-2 từ cộng đồng”, Nguyễn Huy Nga cho biết.
Cũng theo nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, những ngày tới có thể sẽ có thêm nhiều trường hợp mắc Covid-19 trong bệnh viện, kể cả nhân viên y tế nếu không đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trả lời câu hỏi của các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2021
Đại dịch COVID-19
Bộ Y tế: Việt Nam sẽ tiếp cận thêm 150 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19
“Điều quan trọng hiện nay là cần phải xác định rõ tỷ lệ các ca nhiễm có triệu chứng bệnh, bị nặng và tỷ lệ các ca F0 sức khoẻ bình thường, không có triệu chứng, biểu hiện bệnh. Tại Hà Nội, nhiều người đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19, vì vậy, nếu người dân chỉ dương tính mà không có biểu hiện bệnh nặng thì không có gì đáng lo ngại. Chúng ta chỉ cần quan tâm đến những người có triệu chứng nặng, phải nhập viện, những người có nguy cơ tử vong, đồng thời giám sát các ca không triệu chứng để tránh lây lan”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nêu rõ.  
Theo các chuyên gia, hiện ngoài cộng đồng vẫn có thể tiềm ẩn nhiều ca nhiễm Covid-19. Đặc biệt, khối bệnh viện cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi vẫn còn tình trạng người dân đi lại, chăm sóc người bệnh. Sau khi phát hiện được các ca mắc trong cộng đồng, Hà Nội sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh truy vết và khoanh vùng. Điều quan trọng nhất ở thời điểm này là cần cố gắng kiểm soát ổ dịch ở phạm vi nhỏ nhất, qua đó mới có thể khống chế tình hình.
Các chuyên gia đặc biệt lưu ý, các bệnh viện cần thường xuyên tăng cường phân luồng, sàng lọc theo đúng quy định của Bộ Y tế; tăng cường xét nghiệm luồng bệnh nhân vào bệnh viện. Cùng với đó, mỗi người trong bệnh viện phải thực hiện tốt, tuân thủ “Thông điệp 5K” ở mọi lúc, mọi nơi, đeo khẩu trang và rửa tay xà phòng thường xuyên để phòng bệnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала