"Chỉ nằm mơ": Người Nhật đánh giá về cơ hội lấy lại quần đảo Kuril dưới thời tân thủ tướng
14:59 04.10.2021 (Đã cập nhật: 16:08 12.01.2022)
© Sputnik / Sergey KrasnouhovQuần đảo Kuril
© Sputnik / Sergey Krasnouhov
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Độc giả của tờ báo Nhật Bản Hokkaido Shimbun đã nêu quan điểm về triển vọng giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nga liên quan đến quần đảo Kuril và lấy lại tất cả bốn hòn đảo phía nam dưới thời tân thủ tướng Fumio Kushida.
Người dùng nêu quan điểm gì?
"Ai lại đi tranh chấp lãnh thổ trong thời điểm này với ông Putin, người đang củng cố mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu? Hồi ông ấy gặp thủ tướng Abe ở Nhật Bản vào năm 2016 thì giá dầu khí còn đang thấp, còn có thể thỏa thuận điều gì đó với ông Putin. Giờ thì đã hết cách!" – một người dùng phàn nàn.
Những người dùng khác lưu ý rằng người Nhật không thể lấy lại hòn đảo nào vì đối với Nga, quần đảo Kuril là một công sự phòng thủ mạnh mẽ ở hướng Thái Bình Dương và đồng thời là một lối thoát tuyệt vời ra Thái Bình Dương.
"Chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật: trên quần đảo Kuril, Sakhalin và Kamchatka từ thời xưa là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, nhưng không phải người Nhật Bản. Các vùng lãnh thổ phía bắc trở thành Nhật Bản do kết quả của các quá trình chính trị phức tạp. Và cũng theo kết quả của các quá trình tương tự (Chiến tranh thế giới II), những hòn đảo này không còn là của Nhật nữa!" - người đọc nhắc nhở.
"Giờ thì đã rõ tại sao lại chuyển trọng tâm sang bốn hòn đảo! Khi hiểu rằng chẳng nhận được gì cả, thì ít nhất cũng phải kêu thật to!" – một số người dùng kết luận.
Lập trường của tân Thủ tướng Nhật Bản là gì?
Trước đó, dựa trên kết quả cuộc bỏ phiếu, cựu ngoại trưởng Fumio Kishida đã trở thành thủ tướng nước này. Theo các phương tiện truyền thông địa phương, gần đây ông bắt đầu đi theo quan điểm cứng rắn hơn đối với Nga về vấn đề Kuril. Đặc biệt, Kishida gần đây nói rằng ông có ý định phấn đấu để "đòi lại tất cả bốn hòn đảo phía bắc cho Nhật Bản": điều này ngược lại với "chính sách ngoại giao hòa giải" của cựu Thủ tướng Shinzo Abe.