Tại sao vấn đề năng lượng ở Trung Quốc sẽ không dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thế giới?
CC BY-SA 4.0 / Gigel.atat / Yantian-port from above (cropped image)Quang cảnh cảng Yantian của Trung Quốc.
CC BY-SA 4.0 / Gigel.atat / Yantian-port from above (cropped image)
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Các vấn đề về nguồn cung cấp điện ở Trung Quốc, kết hợp với một số yếu tố khác, sẽ dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng, nhưng không có khả năng xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng, ví dụ đồ điện tử, Christopher Dembik, người đứng đầu phòng phân tích kinh tế vĩ mô tại Ngân hàng Saxo cho biết.
“Cùng với sự phục hồi của các nền kinh tế, tỷ lệ nhiễm COVID gia tăng và nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng hóa, cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng trong tương lai gần”, - ông Dembik cho biết.
Trái ngược với kỳ vọng của hầu hết các ngân hàng trung ương, Ngân hàng Saxo tin rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ dai dẳng hơn nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch, chuyên gia Dembik nhận định.
Những ngành nào sẽ không bị ảnh hưởng bởi vấn đề nguồn cung
Trả lời câu hỏi về những ngành có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gián đoạn này, chuyên gia cho biết:
“Tôi nghĩ, dễ hơn là đánh giá những ngành nào sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Tôi sẽ nêu tên vài lĩnh vực, đó là các nền tảng trò chơi điện tử, các công ty quảng cáo, cá cược trực tuyến, các công ty phát triển phần mềm, phát trực tuyến âm nhạc và truyền hình, v.v."
"Ngoại trừ Vương quốc Anh, nơi Brexit có ảnh hưởng rất xấu đến chuỗi cung ứng, tôi không nghĩ rằng sẽ có sự thiếu hụt hàng tiêu dùng trên diện rộng. Tôi nghĩ tới nhiều hơn tới khả năng giá cả tăng", chuyên gia nói thêm khi bình luận về khả năng thiếu hụt các mặt hàng, ví dụ hàng điện tử.
Khủng hoảng ở Trung Quốc
Trước đó, một số tỉnh ở Trung Quốc đã bị gián đoạn nguồn cung cấp điện và hệ thống sưởi, nguyên nhân có cả tình trạng than thiếu hụt và tăng giá, cũng như giá khí đốt tự nhiên tăng. Ngoài ra, những gián đoạn này diễn ra trong bối cảnh các nhà chức trách đang nỗ lực giảm lượng khí thải carbon dioxide và mong muốn phát triển "nền kinh tế xanh".