Vấn đề biên giới Việt – Trung: Cuộc đấu trí gạt đi mệnh lệnh phải dùng súng

© AFP 2023 / Hoang Dinh Nam Cột mốc biên giới 1116, một trong những cột mốc trên tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc
Cột mốc biên giới 1116, một trong những cột mốc  trên tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2021
Đăng ký
Vì sao việc thực hiện hoạch định, phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền thành công giữa Việt Nam và Trung Quốc được coi là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh?
Thực tế, việc xác lập đường biên giới rõ ràng Việt Nam - Trung Quốc là thành quả đã đạt được nhờ sự kế thừa công việc dang dở của Công ước Pháp – Thanh 1887 và 1895, một quá trình đàm phán kéo dài đến 36 năm (từ 1974-2010).
Đồng thời, theo các chuyên gia, việc xác lập biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc khẳng định các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế - giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ bằng thương lượng hoà bình, không sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Đó là một cuộc đấu trí khác, gạt đi mệnh lệnh phải dùng súng.

Biên giới Việt – Trung: Thắng lợi ngoại giao quan trọng

Cũng như tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, vấn đề lãnh thổ biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc là một trong những chủ đề được thảo luận xuyên suốt, ưu tiên quan tâm của lãnh đạo chính quyền Hà Nội và Bắc Kinh.
Nhiều học giả quốc tế giữ quan điểm, tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia là một trong những nguyên nhân góp phần làm xảy ra cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. Tất nhiên, lịch sử có câu trả lời và bí mật của riêng mình.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận, thực hiện thành công việc hoạch định, phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc được coi là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh, đóng vai trò quan trọng hàng đầu, làm nền tảng cho mối quan hệ song phương hiện nay.
Lính biên phòng Trung Quốc bên hàng rào thép gai - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.07.2021
Dựng tường ở biên giới phía nam của Trung Quốc, gần Việt Nam để làm gì?
Đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đã được xác định bởi Hiệp ước hoạch định biên giới trên đất liền giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ngày 30/12/1999), cũng như Nghị định thư về công tác phân giới cắm mốc (ngày 18/11/2009).
Thực tế, đường biên giới giữa hai nước đã được hình thành, phân định qua hàng ngàn năm lịch sử, và trở nên tương đối ổn định từ khi Việt Nam giành độc lập sau ngàn năm Bắc thuộc.
Ngày 2/11/1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam có thư gửi Ban Chấp hành Trung ưong Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo đó đề nghị hai bên cùng tôn trọng đường biên giới lịch sử đã được nêu trong Công ước Pháp - Thanh (triều đình Mãn Thanh) 1887 và 1895, cũng như thống nhất giải quyết các tranh chấp bằng ngoại giao hòa bình.
“Vấn đề quốc giới là một vấn đề quan trọng cần giải quyết theo những nguyên tắc pháp lý đang có hoặc được xác định lại do Chính phủ hai nước quyết định”, nội dung thư có đoạn.
Tháng 4/1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phúc đáp thư này, theo đó đồng ý đề nghị của phía Việt Nam, nhất trí tôn trọng hiện trạng biên giới lịch sử mà Công ước 1887 và 1895 đã xác lập.
Theo Đại sứ, PGS.TS Nguyễn Hồng Thao cùng nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, điều này được xem là một thắng lợi hết sức quan trọng về mặt ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc, trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc mới bác bỏ các hiệp ước biên giới mà nước này xem là bất bình đẳng khi Trung Quốc phong kiến phải ký kết với các nước thực dân.
Dù vậy, hai phía đã không thể hoàn thiện chất lượng đường biên giới trong bối cảnh Việt Nam đang phải tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ thời điểm đó.

Bốn giai đoạn đàm phán biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Như đã biết, đường biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc có tổng số chiều dài 1449,566 km, trong đó đường biên giới trên đất liền là 1065,652 km, đường biên giới nước là 383,914 km.
Để có được những thành quả như thế hệ ngày nay được hưởng, lãnh đạo hai bên đã phải đi qua hàng chục năm, gác lại mọi xung đột, bất đồng, với bốn giai đoạn đàm phán đầy căng thẳng.
Theo đó, cuộc đàm phán lần thứ nhất về vấn đề biên giới diễn ra vào tháng 8/1974.
Sau khi ký kết Hiệp định Paris 1973, Việt Nam bắt tay vào việc xây dựng hòa bình, củng cố hậu phương miền Bắc, tiến tới giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 6 (chiều 24/4) - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2021
Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 6
Ở phía bên kia, sau khi hòa hoãn với Mỹ năm 1972, Trung Quốc cũng có nhu cầu đàm phán. Tuy nhiên, do Việt Nam đang phải tập trung vào công cuộc giải phóng miền Nam nên việc đàm phán phải tạm hoãn.
Lần đàm phán thứ hai kéo dài từ 7/10/1977 đến tháng 6/1978, khi Trung Quốc chấm dứt viện trợ sau khi Việt Nam thống nhất, tình hình biên giới khá căng thẳng.
Ở lần đàm phán này, hai nước đã có một số trao đổi về cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề đường biên giới.
Đàm phán lần thứ ba diễn ra tại Hà Nội từ ngày 18/4/1979, sau khi chiến tranh biên giới phía Bắc kết thúc. Ở lần đàm phán này, Việt Nam đã đưa ra đề nghị kiên quyết.
“Việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ giữa hai nước tuân theo nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng đường biên giới do lịch sử để lại và đã được hoạch định bởi các Công ước 1887 và 1895 do chính phủ Pháp và nhà Thanh ký, và đã được phía Việt Nam và phía Trung Quốc đồng ý chấp nhận”, chính quyền Hà Nội thời điểm đó nêu rõ.
Lần đàm phán thứ tư diễn ra theo 3 giai đoạn. Từ 1992-1999, hai phía tiến hành hoạch định đường biên giới. Từ 2000-2008, thực hiện phân giới cắm mốc đường biên giới. Từ 2009-2010, Việt Nam và Trung Quốc chính thức hoàn thành các văn kiện pháp lý về quản lý biên giới.
Giai đoạn một bắt đầu từ tháng 10/1992 đến 30/12/1999. Việc đàm phán được bắt đầu năm 1991, sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, cùng có nhu cầu ổn định tình hình biên giới để phát triển.
Quá trình đàm phán kéo dài 7 năm và qua nhiều diễn đàn khác nhau (cấp Chính phủ - 6 vòng, cấp chuyên viên - 16 vòng, chưa kể các vòng cấp kỹ thuật ...).
Trong giai đoạn này, hai bên làm việc về vấn đề hoạch định biên giới trên bản đồ. Kết quả, hai phía đã ký kết Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam - Trung Quốc ngày 19/10/1993 và Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền ngày 30/12/1999.
Trong đó nêu rõ, hai bên đồng ý căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Trung Quốc và Pháp ngày 26 tháng 6 năm 1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới ngày 20 tháng 6 năm 1895 cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định và cắm mốc biên giới kèm theo đã được Công ước và Công ước bổ sung nói trên xác nhận hoặc quy định, cũng như các mốc quốc giới cắm theo quy định, đối chiếu xác định lại toàn bộ Đường biên giới trên bộ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

“Đường biên giới hòa bình”

Sự kiện lịch sử ngày 30/12/1999, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền đã đặt bút ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc có lẽ sẽ không thể nào quên.
Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu kết thúc quá trình đàm phán đã kéo dài vài thập niên giữa hai nước về vấn đề biên giới Việt - Trung. Hiệp ước là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng để thực hiện phân giới, cắm mốc trên thực địa.
Sau khi hiệp ước có hiệu lực, tháng 11/2000, hai phía chính thức thành lập “Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc” và 12 Nhóm liên hợp phân giới cắm mốc, để triển khai công tác này trên thực địa.
Cửa khẩu Cốc Lếu Lào Cai. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Việt Nam – Trung Quốc sắp giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới
Sau hơn 1 năm chuẩn bị, ngày 27/12/2001, hai phía đã tiến hành căm cột mốc đầu tiên mang số hiệu 1369 tại cửa khẩu quốc tế tế Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc). Sự kiện đánh dấu việc triển khai công tác này trên toàn biên giới đất liền giữa hai nước.
Đến 31/12/2008, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trên biên giới đất liền giữa hai nước. Theo đó, đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc dài 1.449,56km, trong đó có 383,914km đi theo sông, suối, đã được cắm 1.971 cộc mốc, bao gồm 1.548 mốc chính và 422 mốc phụ.
Việt Nam và Trung Quốc cũng ký kết Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền (tháng 11/2009). Từ năm 2010, các văn kiện trên chính thức có hiệu lực thực thi.
Việc ký kết các hiệp định này đã tạo thuận lợi cho hai bên trong việc quản lý hiệu quả đường biên giới.
Cả Trung Quốc và Việt Nam đều hiểu nguyên tắc cơ sở tôn trọng chủ quyền lẫn nhau, tạo điều kiện hợp tác và phát triển kinh tế, tăng cường hữu nghị giữa hai nước láng giềng “16 chữ vàng”.

Ý nghĩa xác lập đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc là gì?

Việc hoàn thành toàn bộ công tác hoạch định, phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một đường biên giới đất liền rõ ràng giữa hai nước được xác định với một hệ thống mốc giới hiện đại, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, hợp tác và phát triển giữa hai nước, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam quyết định toàn bộ đường biên giới quốc gia của mình thông qua đàm phán với một nước khác, trên tư cách một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Với việc ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000, Việt Nam đã giả quyết được 2 trong 3 vấn đề lịch sử Trung Quốc.
Hàng rào thép gai - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2021
Tại sao xây dựng bức tường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Thao nêu trên Báo Thế giới và Việt Nam, điều này cho thấy hai phía hoàn toàn có thể giải quyết mọi bất đồng bằng biện pháp hòa bình, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị và toàn diện giữa hai nước.
Việc phân định và cắm mốc biên giới giúp nhân dân sống ở khu vực biên giới giữa hai nước dễ dàng nhận biết được đường biên giới, cùng nhau bảo vệ đường biên mốc giới, ngăn ngừa hiện tượng xâm canh, xâm cư do thiếu hiểu biết về đường biên giới.
Cùng với đó, việc phân định, cắm mốc biên giới cũng là động lực mới thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Chuyên gia cho rằng, việc hoàn thành hoạch định và phân giới cắm mốc, đưa Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc vào cuộc sống theo đúng Thỏa thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước là biểu hiện sinh động của mối quan hệ "đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện".
Đồng thời, điều này cũng góp phần gia tăng sự tin cậy, tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ hai bên phát triển mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn.
Dư luận quốc tế, giới nghiên cứu cũng đánh giá cao việc hoàn thành giải quyết đường biên giới đất liền thể hiện rõ quyết tâm của hai Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam và Trung Quốc trong việc giải quyết bằng thương lượng hoà bình tất cả các vấn đề biên giới lãnh thổ còn tồn đọng trong quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Ông Nguyễn Hồng Thao nhấn mạnh, kết quả này là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, nhờ ý chí phấn đấu và sự nỗ lực to lớn, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ, đoàn kết quân dân, từ Trung ương đến địa phương, nhờ sự phối hợp hiệu quả của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp, lực lượng biên phòng, phân giới cắm mốc và sự ủng hộ tích cực của đồng bào các dân tộc tại các khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Trong ảnh: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Lễ kỷ niệm. Ảnh: TTXVN - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.08.2020
Vấn đề biên giới có còn làm khó quan hệ Việt –Trung?
Ở bình diện quốc tế và khu vực, việc xác lập biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là sự đóng góp thiết thực đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, góp phần khẳng định các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế.
Trong đó nhấn mạnh việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ bằng thương lượng hoà bình, không sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế.
TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nói về quá trình đàm phán xác lập biên giới trên đất liền giữa Hà Nội và Bắc Kinh từng nhận định, Việt Nam và Trung Quốc đều phải tôn trọng lẫn nhau, theo nguyên tắc công bằng, hợp lý, có tính đến một giải pháp tổng thể, có đi có lại, chiếu cố đến sự quan tâm chính đáng của mỗi bên, vì lợi ích dân cư.
“Kết quả giải quyết đường biên giới tại các khu vực nhạy cảm là hoàn toàn công bằng hợp lý, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, tuân thủ các nguyên tắc mà hai bên đã thỏa thuận”, TS. Trần Công Trục nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала