https://kevesko.vn/20211019/tphcm-dang-giai-quyet-cu-shock-dut-gay-ve-thi-truong-lao-dong-nhu-the-nao-12164329.html
TP.HCM đang giải quyết 'cú shock đứt gãy' về thị trường lao động như thế nào?
TP.HCM đang giải quyết 'cú shock đứt gãy' về thị trường lao động như thế nào?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - BHXH TP.HCM công khai thông tin người thuộc diện nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Giám đốc Sở lao động thương binh xã hội cho biết... 19.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-19T15:45+0700
2021-10-19T15:45+0700
2021-10-19T16:26+0700
việt nam
xã hội
thành phố hồ chí minh
bảo hiểm
thất nghiệp
kinh tế thị trường
người lao động
ảnh hưởng về kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/03/11145964_0:301:2559:1740_1920x0_80_0_0_8c82d6575b41ba21d9ef348558e51f79.jpg
BHXH TP.CM sẽ trích 571 tỉ đồng từ Quỹ bảo tiểm thất nghiệpNgày 19/10, Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho hay, đơn vị này đã và đang triển khai trên trang thông tin điện tử mục công khai thông tin người lao động thuộc diện nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu "công khai thông tin danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ trên trang thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội", dựa vào Quyết định 28/2021 về việc triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.Thực hiện quy định này, ngày 19/10, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM đã có hướng dẫn người lao động cách tra cứu thông tin trên trang chủ của cơ quan này.BHXH TP.HCM lưu ý đối với người tham gia chưa nhận trợ cấp, mức hưởng hỗ trợ có thể thay đổi khi đơn vị xét duyệt hồ sơ.Cạnh đó, BHXH TP.HCM cũng thông tin tiến độ việc thực hiện chính sách hỗ trợ này. Theo đó, với chính sách giảm đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ 1% xuống bằng 0%, tính đến ngày 18/10.Theo đó, BHXH TP.HCM đã giải quyết cho 81.893 đơn vị với hơn 1,7 triệu người lao động với tổng số tiền là 1.892 tỉ đồng.Đồng thời, với chính sách hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, đơn vị giải quyết chi hỗ trợ cho 7.787 đơn vị và 232.178 lao động.Trong đó, còn 203.147 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 29.031 lao động bảo lưu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền chi hỗ trợ hơn 571 tỉ đồng.'Đảm bảo bà con không ai thiếu ăn, thiếu mặc'Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB & XH), tính đến tháng 8/2021, đã có khoảng 2,5 triệu lao động phải ngừng việc ở các tỉnh phía nam, chiếm 70% số lao động phải ngừng việc trong cả nước, giảm mạnh ở ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.Dịch bệnh cũng làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, bình đẳng giới do đại dịch ảnh hưởng mạnh đến nhóm lao động có trình độ kỹ năng thấp; công việc nhà và công việc không được trả lương của phụ nữ gia tăng do đại dịch.Vấn đề hỗ trợ cho người dân khó khăn vì dịch COVID-19 đang được nhiều đại biểu và người quan tâm, phát biểu tại kỳ họp HĐND TPHCM lần thứ 3 vào chiều 18/10, ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở LĐTBXH TP.HCM cho biết:Theo ông Lê Minh Tấn, ở đợt bùng phát dịch lần thứ 4, TP.HCM đã và đang triển khai 3 gói hỗ trợ người dân.Cụ thể, gói hỗ trợ đợt 1 khoảng 886 tỉ đồng được triển khai từ đầu tháng 7, trong đó ưu tiên hỗ trợ lao động tự do. Khoảng 370.000 lao động tự do đã được hỗ trợ, mỗi người nhận 1,5 triệu đồng.Đến đầu tháng 8, TPHCM tiếp tục có gói hỗ trợ đợt 2 hơn 900 tỉ đồng và sau đó bổ sung thêm 2.577 tỉ đồng hỗ trợ hơn 1,2 triệu hộ nghèo, hộ lao động khó khăn và hơn 1 triệu lao động tự do.Gần đây nhất là gói hỗ trợ đợt 3 được TPHCM triển khai từ đầu cuối tháng 9 với kinh phí khoảng 7.300 tỉ đồng.Theo ông Lê Minh Tấn, khác những đợt trước, lần hỗ trợ này không tính theo hộ mà theo nhân khẩu. Mỗi người nhận 1 triệu đồng không phân biệt thường trú, tạm trú hay lưu trú. Trong đợt 3, đã hỗ trợ cho hơn 5,1 triệu người trên tổng số 6,5 triệu người cần hỗ trợ.Ông Tấn cho hay, thành phố quyết tâm đến ngày 22/10 sẽ giải ngân xong gói hỗ trợ này, không để kéo dài thêm. Tuy nhiên, Giám đốc Sở LĐTBXH TP.HCM cũng thừa nhận do số người cần được hỗ trợ quá lớn nên có sự thiếu sót.Đáng chú ý, những phát biểu của ông Tấn trong cuộc họp ngày hôm qua đã bị đa số người đọc, cộng đồng mạng 'hiêu nhầm' sang ý khác.Trưa 19/10, sau khi kỳ họp thứ 3, HĐND TPHCM khóa X bế mạc, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Lê Minh Tấn đã trao đổi thêm với báo chí về phát ngôn "không ai thiếu ăn, thiếu mặc, không ai phải khốn khổ” được cho là đang gây tranh cãi.Ông Tấn nói rõ:Theo ông Lê Minh Tấn, nhiều người khó khăn, khổ sở trong đại dịch vừa qua, đây là nằm ngoài ý muốn của bà con cũng như thành phố. Dù vậy, với khối lượng người cần hỗ trợ lớn, quá trình thực hiện của các đơn vị khó tránh khỏi việc bỏ sót.Tuy nhiên, thành phố xác định, bỏ sót đến đâu, hỗ trợ đến đó và rà soát bổ sung để kịp thời hỗ trợ. Nếu người dân có tên trong danh sách được hỗ trợ đã về quê, thành phố sẽ chờ bà con lên lại thành phố để chi hỗ trợ.Chuyên gia nêu ý kiến giúp TP.HCM giải quyết 'cú shock đứt gãy' về thị trường lao độngTheo TS Phạm Khánh Nam (Trưởng khoa Kinh tế - Trường đại học Kinh tế TP.HCM), khảo sát sơ bộ cho thấy người lao động quyết định quay trở lại thành phố làm việc phụ thuộc nhiều vào các chính sách khuyến khích tăng cường phúc lợi xã hội.Đặc biệt, trong giai đoạn trước mắt đến 2 năm tới, TP.HCM cần giải quyết cú sốc đứt gãy thị trường lao động và việc làm thông qua đảm bảo an sinh, tạo việc làm mới để chặn đứng vòng lặp khủng hoảng.Trong giai đoạn trung hạn và dài hạn cần ưu tiên các chính sách, chương trình, dự án tạo ra nhiều việc làm. Đồng thời, tạo việc làm cho các nhóm yếu thế, lao động nhập cư, lao động phi chính thức.Mặt khác, tiền lương và thu nhập thực tế tại TP.HCM luôn cao hơn so với các tỉnh, thành ở vùng quê. Chính vì thế, ngoài việc xây dựng các gói phúc lợi xã hội, cơ quan quản lý nhà nước nên bao gồm giới thiệu việc làm, hỗ trợ nhà trọ và tiêm vaccine Covid-19 cho người lao động khi trở lại làm việc.Bên cạnh đó, cần có chính sách trợ giúp xã hội bao gồm trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tiền trực tiếp và các khoản trợ cấp khác như chi phí điện, nước.Về vấn đề này, TS Dư Phước Tân, Trưởng phòng Nghiên cứu quản lý đô thị - Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, công nhân làm việc ở các khu chế xuất - khu công nghiệp là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch Covid-19 do điều kiện nhà ở không đảm bảo.TP.HCM có 17 khu chế xuất - khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao, 16 cụm công nghiệp với tổng lao động khoảng 400.000 người, nhu cầu nhà ở khoảng 240.000 người, nhưng nhà lưu trú công nhân mới đáp ứng được 16%; còn lại đa số người lao động ở nhà trọ xuống cấp, chật hẹp.TS Dư Phước Tân cho rằng cần thay đổi quan điểm “nhà nước lo sở hữu cho người dân về chỗ ở” sang “nhà nước chăm lo chỗ ở cho người dân” trong những căn nhà khang trang, sạch đẹp theo hình thức thuê dài hạn với chi phí hợp lý.Để giữ chân người lao động ở lại hay quay trở lại làm việc, chính sách an sinh của TP.HCM nên thực tế, 'bớt giấy tờ' hơn. Nhắm tới mục tiêu lâu dài để giải quyết 'cú shock đứt gãy' về thị trường lao động.
https://kevesko.vn/20211012/toi-te-hon-that-nghiep-o-viet-nam-cao-chua-tung-thay-12071718.html
https://kevesko.vn/20210803/-y-nghia-cua-chinh-sach-an-sinh-phai-an-dan-tot-thi-moi-yen-tam-cach-ly-10891052.html
https://kevesko.vn/20211006/chu-tich-tphcm-noi-thanh-pho-dang-hoi-sinh-va-hien-tuong-dong-nguoi-do-ve-que-11993195.html
thành phố hồ chí minh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/03/11145964_148:0:2468:1740_1920x0_80_0_0_6e6efee4a0edd2cf55e9315bec216c5d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, xã hội, thành phố hồ chí minh, bảo hiểm, thất nghiệp, kinh tế thị trường, người lao động, ảnh hưởng về kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19
việt nam, xã hội, thành phố hồ chí minh, bảo hiểm, thất nghiệp, kinh tế thị trường, người lao động, ảnh hưởng về kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19
BHXH TP.CM sẽ trích 571 tỉ đồng từ Quỹ bảo tiểm thất nghiệp
Ngày 19/10, Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho hay, đơn vị này đã và đang triển khai trên trang thông tin điện tử mục công khai thông tin người lao động thuộc diện nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Trước đó,
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu "công khai thông tin danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ trên trang thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội", dựa vào Quyết định 28/2021 về việc triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Thực hiện quy định này, ngày 19/10, Bảo hiểm xã hội (
BHXH) TP.HCM đã có hướng dẫn người lao động cách tra cứu thông tin trên trang chủ của cơ quan này.
12 Tháng Mười 2021, 16:54
BHXH TP.HCM lưu ý đối với người tham gia chưa nhận trợ cấp, mức hưởng hỗ trợ có thể thay đổi khi đơn vị xét duyệt hồ sơ.
Cạnh đó, BHXH TP.HCM cũng thông tin tiến độ việc thực hiện chính sách hỗ trợ này. Theo đó, với chính sách giảm đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ 1% xuống bằng 0%, tính đến ngày 18/10.
Theo đó, BHXH TP.HCM đã giải quyết cho 81.893 đơn vị với hơn 1,7 triệu
người lao động với tổng số tiền là 1.892 tỉ đồng.
Đồng thời, với chính sách hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị
ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, đơn vị giải quyết chi hỗ trợ cho 7.787 đơn vị và 232.178 lao động.
Trong đó, còn 203.147 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 29.031 lao động bảo lưu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền chi hỗ trợ hơn 571 tỉ đồng.
'Đảm bảo bà con không ai thiếu ăn, thiếu mặc'
Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB & XH), tính đến tháng 8/2021, đã có khoảng 2,5 triệu lao động phải ngừng việc ở các tỉnh phía nam, chiếm 70% số lao động phải ngừng việc trong cả nước, giảm mạnh ở ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Dịch bệnh cũng làm gia tăng
bất bình đẳng xã hội, bình đẳng giới do đại dịch ảnh hưởng mạnh đến nhóm lao động có trình độ kỹ năng thấp; công việc nhà và công việc không được trả lương của phụ nữ gia tăng do đại dịch.
Vấn đề hỗ trợ cho người dân khó khăn vì dịch COVID-19 đang được nhiều đại biểu và người quan tâm, phát biểu tại kỳ họp HĐND TPHCM lần thứ 3 vào chiều 18/10, ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở LĐTBXH TP.HCM cho biết:
"TP.HCM hiện chi ra gần 8.000 tỉ đồng. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân cũng ủng hộ gần 8.000 tỉ đồng. Do đó, bảo đảm bà con không ai thiếu ăn, thiếu mặc, không ai phải khốn khổ”.
Theo ông Lê Minh Tấn, ở đợt bùng phát dịch lần thứ 4,
TP.HCM đã và đang triển khai 3 gói hỗ trợ người dân.
Cụ thể, gói hỗ trợ đợt 1 khoảng 886 tỉ đồng được triển khai từ đầu tháng 7, trong đó ưu tiên hỗ trợ lao động tự do. Khoảng 370.000 lao động tự do đã được hỗ trợ, mỗi người nhận 1,5 triệu đồng.
Đến đầu tháng 8, TPHCM tiếp tục có gói hỗ trợ đợt 2 hơn 900 tỉ đồng và sau đó bổ sung thêm 2.577 tỉ đồng hỗ trợ hơn 1,2 triệu
hộ nghèo, hộ lao động khó khăn và hơn 1 triệu lao động tự do.
Gần đây nhất là gói hỗ trợ đợt 3 được TPHCM triển khai từ đầu cuối tháng 9 với kinh phí khoảng 7.300 tỉ đồng.
Theo ông Lê Minh Tấn, khác những đợt trước, lần hỗ trợ này không tính theo hộ mà theo nhân khẩu. Mỗi người nhận 1 triệu đồng không phân biệt thường trú, tạm trú hay lưu trú. Trong đợt 3, đã hỗ trợ cho hơn 5,1 triệu người trên tổng số 6,5 triệu người cần hỗ trợ.
Ông Tấn cho hay, thành phố quyết tâm đến ngày 22/10 sẽ giải ngân xong gói hỗ trợ này, không để kéo dài thêm. Tuy nhiên, Giám đốc Sở LĐTBXH TP.HCM cũng thừa nhận do số người cần được hỗ trợ quá lớn nên có sự thiếu sót.
“Cũng còn ở đâu đó một số người dân thực sự khó khăn nhưng chưa được hỗ trợ do lượng người cần hỗ trợ quá đông. Nếu còn sót thành phố sẽ rà soát, bổ sung” – ông Tấn nói.
Đáng chú ý, những phát biểu của ông Tấn trong cuộc họp ngày hôm qua đã bị đa số người đọc, cộng đồng mạng 'hiêu nhầm' sang ý khác.
Trưa 19/10, sau khi kỳ họp thứ 3,
HĐND TPHCM khóa X bế mạc, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Lê Minh Tấn đã trao đổi thêm với báo chí về phát ngôn "không ai thiếu ăn, thiếu mặc, không ai phải khốn khổ” được cho là đang gây tranh cãi.
“Ý của tôi không phải như vậy không. Tại anh em nghe không rõ nên mới đăng vậy. Tôi không nói câu 'chưa có ai khốn khổ, khó khăn' mà ý của tôi là 'không để ai thiếu đói, thiếu mặc, khốn khổ'. Trách nhiệm của mình phải lo cho bà con như thế”.
Theo ông Lê Minh Tấn, nhiều người khó khăn, khổ sở trong đại dịch vừa qua, đây là nằm ngoài ý muốn của bà con cũng như thành phố. Dù vậy, với khối lượng người cần hỗ trợ lớn, quá trình thực hiện của các đơn vị khó tránh khỏi việc bỏ sót.
Tuy nhiên,
thành phố xác định, bỏ sót đến đâu, hỗ trợ đến đó và rà soát bổ sung để kịp thời hỗ trợ. Nếu người dân có tên trong danh sách được hỗ trợ đã về quê, thành phố sẽ chờ bà con lên lại thành phố để chi hỗ trợ.
Chuyên gia nêu ý kiến giúp TP.HCM giải quyết 'cú shock đứt gãy' về thị trường lao động
Theo TS Phạm Khánh Nam (Trưởng khoa Kinh tế - Trường đại học Kinh tế TP.HCM), khảo sát sơ bộ cho thấy người lao động quyết định quay trở lại thành phố làm việc phụ thuộc nhiều vào các chính sách khuyến khích tăng cường phúc lợi xã hội.
Đặc biệt, trong giai đoạn trước mắt đến 2 năm tới, TP.HCM cần giải quyết cú sốc đứt gãy
thị trường lao động và việc làm thông qua đảm bảo an sinh, tạo việc làm mới để chặn đứng vòng lặp khủng hoảng.
Trong giai đoạn trung hạn và dài hạn cần ưu tiên các chính sách, chương trình, dự án tạo ra nhiều việc làm. Đồng thời, tạo việc làm cho các nhóm yếu thế, lao động nhập cư, lao động phi chính thức.
Mặt khác, tiền lương và thu nhập thực tế tại TP.HCM luôn cao hơn so với các tỉnh, thành ở vùng quê. Chính vì thế, ngoài việc xây dựng các gói phúc lợi xã hội, cơ quan quản lý nhà nước nên bao gồm giới thiệu việc làm, hỗ trợ nhà trọ và tiêm vaccine Covid-19 cho người lao động khi trở lại làm việc.
Bên cạnh đó, cần có chính sách trợ giúp xã hội bao gồm
trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tiền trực tiếp và các khoản trợ cấp khác như chi phí điện, nước.
Về vấn đề này, TS Dư Phước Tân, Trưởng phòng Nghiên cứu quản lý đô thị - Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, công nhân làm việc ở các khu chế xuất - khu công nghiệp là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch Covid-19 do điều kiện nhà ở không đảm bảo.
TP.HCM có 17 khu chế xuất -
khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao, 16 cụm công nghiệp với tổng lao động khoảng 400.000 người, nhu cầu nhà ở khoảng 240.000 người, nhưng nhà lưu trú công nhân mới đáp ứng được 16%; còn lại đa số người lao động ở nhà trọ xuống cấp, chật hẹp.
TS Dư Phước Tân cho rằng cần thay đổi quan điểm “nhà nước lo sở hữu cho người dân về chỗ ở” sang “nhà nước chăm lo chỗ ở cho người dân” trong những căn nhà khang trang, sạch đẹp theo hình thức thuê dài hạn với chi phí hợp lý.
Để giữ chân người lao động ở lại hay quay trở lại làm việc, chính sách an sinh của TP.HCM nên thực tế, 'bớt giấy tờ' hơn. Nhắm tới mục tiêu lâu dài để giải quyết 'cú shock đứt gãy' về thị trường lao động.