https://kevesko.vn/20211022/chuyen-gia-nhat-ban-ai-thu-duoc-sieu-loi-nhuan-tu-tinh-hinh-khi-dot-o-chau-au-12208238.html
Chuyên gia Nhật Bản: Ai thu được siêu lợi nhuận từ tình hình khí đốt ở châu Âu?
Chuyên gia Nhật Bản: Ai thu được siêu lợi nhuận từ tình hình khí đốt ở châu Âu?
Sputnik Việt Nam
MATXCƠVA (Sputnik) - Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Toshihiro Sugiura từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Bắc Á (ERINA, Nhật Bản) đã nêu ý kiến rằng không... 22.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-22T13:54+0700
2021-10-22T13:54+0700
2021-10-22T13:54+0700
quan điểm-ý kiến
gazprom
khí đốt
giá khí đốt
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0c/10206041_0:186:3145:1955_1920x0_80_0_0_46b383eba48324dcbd91d108d1011ba8.jpg
Các công ty châu Âu nhận lợi nhuận vượt mức như thế nào?Do đó, theo lời ông, giá khí đốt mà «Gazprom» cung cấp cho châu Âu hiện không quá 300 USD / 1.000 m3 khí, tức là chỉ bằng 1/3 ba giá thị trường. Rõ ràng là rất rẻ. Bởi nửa năm trước, dầu rất rẻ. Còn mức giá cung cấp khí đốt cho châu Âu trong 6 tháng tới sẽ gắn với giá dầu hiện tại.Như vậy, đối tượng thu nhận siêu lợi nhuận không phải là «Gazprom» mà lại là các đối tác châu Âu đã ký hợp đồng dài hạn với tập đoàn Nga. Vậy tập đoàn Nga hưởng lợi gì từ giá khí đốt?Ông Toshihiro Sugiura giải thích rằng «Gazprom» cũng được hưởng lợi từ giá khí đốt cao.
https://kevesko.vn/20211008/co-cau-cua-gazprom-va-kamaz-thoa-thuan-kich-thich-o-to-o-viet-nam-su-dung-khi-tu-nhien-hoa-long-12037144.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0c/10206041_166:0:2897:2048_1920x0_80_0_0_a66577fe5fe2b981310746f7fe783d33.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
quan điểm-ý kiến, gazprom, khí đốt, giá khí đốt
quan điểm-ý kiến, gazprom, khí đốt, giá khí đốt
Chuyên gia Nhật Bản: Ai thu được siêu lợi nhuận từ tình hình khí đốt ở châu Âu?
MATXCƠVA (Sputnik) - Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Toshihiro Sugiura từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Bắc Á (ERINA, Nhật Bản) đã nêu ý kiến rằng không phải «Gazprom» nhận siêu lợi nhuận từ tình hình tăng giá khí đốt ở châu Âu, mà là các đối tác châu Âu của tập đoàn Nga.
Các công ty châu Âu nhận lợi nhuận vượt mức như thế nào?
«Khi ta nói về gia tăng giá khí đốt ở châu Âu, chuyện là nói về giá giao ngay - đó là giá khí đốt trước một tháng. Các giao kèo được ký kết hàng ngày, và mặc dù đây là mức giá trước một tháng, nó vẫn phản ánh tình hình giá thị trường ngày hôm nay. Như vậy, ngày 6 tháng 10 giá đã tăng đến 1.900 USD/ 1.000 m3, sau đó giảm xuống dưới 1.000 USD. Còn «Gazprom» nhập khẩu khí đốt tự nhiên theo hợp đồng dài hạn cho 20, 30 năm, khi giá gas gắn với giá dầu. Mức giá được phân định tùy thuộc vào giá dầu với cái gọi là thời gian trễ - độ trễ là sáu tháng», - chuyên gia giải thích.
Do đó, theo lời ông, giá khí đốt mà «Gazprom» cung cấp cho châu Âu hiện không quá 300 USD / 1.000 m3 khí, tức là chỉ bằng 1/3 ba giá
thị trường. Rõ ràng là rất rẻ. Bởi nửa năm trước, dầu rất rẻ. Còn mức giá cung cấp khí đốt cho châu Âu trong 6 tháng tới sẽ gắn với giá dầu hiện tại.
Như vậy, đối tượng thu nhận siêu lợi nhuận không phải là «Gazprom» mà lại là các đối tác châu Âu đã ký hợp đồng dài hạn với tập đoàn Nga.
«Các đối tác châu Âu của «Gazprom» mua khí đốt với giá 300 USD, và nếu họ bán cho người tiêu dùng với giá 1.000 USD, thì hiển nhiên đây là khoản lợi nhuận khổng lồ», - nhà khoa học Nhật Bản nói rõ.
Vậy tập đoàn Nga hưởng lợi gì từ giá khí đốt?
Ông Toshihiro Sugiura giải thích rằng «Gazprom» cũng được hưởng lợi từ giá khí đốt cao.
«Nhưng nếu bán gas ra thị trường với giá giao ngay, thì «Gazprom» sẽ kiếm được nhiều hơn thế. Tuy nhiên «Gazprom» đang thực hiện nghĩa vụ cam kết theo các hợp đồng dài hạn. Vì vậy, khi ở phương Tây hoặc ở Nhật Bản người ta nói rằng giá khí đốt ở châu Âu đã tăng chỉ vì «Gazprom» cắt nguồn cung cấp, thì đó là nói dối. Bởi trên thực tế, lượng cung cấp đang đang tăng. Tôi nói điều này không phải vì ủng hộ hay chống «Gazprom». Tôi không đứng từ lập trường chính trị khi phân tích tình hình, mà chỉ thuần tuý nói về các dữ liệu cụ thể. Và sự thật là ở chỗ «Gazprom» đã tăng lượng cung cấp lên 15% so với năm ngoái», - chuyên gia Toshihiro Sugiura nhấn mạnh.