https://kevesko.vn/20211027/ap-gia-san-ve-may-bay-hai-kinh-te-thiet-nguoi-dan-12271183.html
Áp giá sàn vé máy bay: Hại kinh tế, thiệt người dân
Áp giá sàn vé máy bay: Hại kinh tế, thiệt người dân
Sputnik Việt Nam
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long gửi thư lên Thủ tướng Phạm Minh Chính và kiến nghị Chính phủ đánh giá lại việc áp giá sàn vé máy bay nội địa vì điều này trái... 27.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-27T17:03+0700
2021-10-27T17:03+0700
2021-10-27T17:03+0700
việt nam
máy bay
bộ giao thông vận tải
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/1b/12271159_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_a28e8c5eb25ed4f7e6ccabcdb5c598cd.jpg
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) nghiên cứu nội dung đề nghị của chuyên gia Ngô Trí Long về việc ngừng chủ trương áp giá sàn vé máy bay nội địa.Chuyên gia đề xuất dừng việc áp giá sàn vé máy bayTheo Chính phủ, hôm 3 tháng 10 năm 2021, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính) có thư gửi Thủ tướng Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo Chính phủ liên quan đến việc áp giá sàn vé máy bay.Theo ông Long, việc áp giá sàn vé máy bay nội địa là trái quy định pháp luật, vi phạm nguyên tắc quản lý giá đối với thị trường hàng không nội địa, không phù hợp với thể chế về quản lý giá trong nền kinh tế thị trường.Trên cơ sở đó, ông Ngô Trí Long kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm cho ngừng chủ trương áp giá sàn.Đối với kiến nghị của chuyên gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu đề nghị, quan điểm nêu trên của ông Ngô Trí Long. Từ đó, xem xét, xử lý theo quy định và có văn bản trả lời cho chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long được biết.Cục Hàng không nêu lý do áp giá sàn vé máy bay nội địaNhư Sputnik đã thông tin trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã dự thảo thông tư quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/10/2022.Văn phòng Chính phủ ngày 24/8 đã thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá quý II/2021 ngày 13/8, giao Bộ GTVT quy định giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa cho phù hợp với pháp luật về hàng không, pháp luật về giá nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích người tiêu dùng, đơn vị cung ứng dịch vụ và quyền lợi của Nhà nước.Sau đó, Bộ GTVT đã giao Cục Hàng không Việt Nam rà soát, đề xuất khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa cho phù hợp với pháp luật về hàng không, pháp luật về giá nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích người tiêu dùng, đơn vị cung ứng dịch vụ và quyền lợi của Nhà nước.Cục Hàng không Việt Nam hôm 31/8 đã trình Bộ GTVT dự thảo Thông tư quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa.Đến ngày 24/9, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng vừa ký văn bản báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) về việc áp sàn giá vé máy bay.Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, đây chỉ là giải pháp mang tính tình huống, chỉ áp dụng trong thời gian ngắn và được cân nhắc trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người tiêu dùng, các hãng hàng không và Nhà nước.theo dự thảo Thông tư trình Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị áp dụng mức giá tối thiểu bằng 20% mức giá tối đa quy định.Cụ thể, với các đường bay dưới 500km, mức giá tối thiểu đề nghị áp dụng với nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội là 320 nghìn đồng/vé/chiều, tối đa là 1,6 triệu đồng vé/chiều; nhóm đường bay khác dưới 500km, mức giá tối thiểu là 340 nghìn đồng, tối đa là 1,7 triệu đồng.Với các đường bay từ 500 - 850km trở lên, mức giá tối thiểu là 440 nghìn đồng và tối đa 2,2 triệu đồng; Đường bay từ 850km - dưới 1.000km, mức giá tương ứng là 560.000 đồng và 2,79 triệu đồng. Cuối cùng, với đường bay từ 1.280km trở lên, mức giá tối thiểu là 750.000 đồng, tối đa là 3,75 triệu đồng.Nói thêm về cơ sở áp giá tối thiểu, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, điều này là do tính chất khẩn cấp của việc ban hành chính sách, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện xác định mức giá tối thiểu theo phương pháp so sánh.Theo đó, khi so sánh tỷ lệ mức giá tối thiểu/mức giá tối đa với các quốc gia đã hoặc đang thực hiện quy định mức giá tối thiểu đối với giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa, mức giá đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam thấp hơn, chỉ bằng 20% giá tối đa. Trong khi đó, Indonesia đang áp mức giá tối thiểu bằng 35% mức tối đa, Ấn Độ từng áp mức 33 - 35%, Trung Quốc từng áp mức 44%.Hại kinh tế, thiệt người dânĐề xuất của Cục Hàng không nhận phản ứng gay gắt từ giới chuyên gia, dư luận cũng như đại diện một số hãng hàng không.Vietravel Airlines và Vietjet cho rằng chính sách quy định giá tốt thiểu đối với dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa tồn tại nhiều bất cập, hạn chế và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của hãng.Cụ thể, Vietravel Airlines cho rằng áp dụng chính sách giá tối thiểu sẽ khiến hành khách lựa chọn hãng có dịch vụ cao hơn, như vậy các hãng giá rẻ sẽ bị thiệt thòi, đặc biệt là với hãng hàng không mới, đội tàu bay và tần suất khai thác thấp nhất thị trường, bất lợi về độ phủ sản phẩm và giá trị thương hiệu.Trong khi đó, phía Vietjet cho rằng chính sách quy định mức giá tối thiểu sẽ tác động tiêu cực mạnh mẽ đến các tầng lớp người dân trong xã hội, nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, làm mất đi lợi thế cạnh tranh và động lực phát triển của ngành hàng không.Giới chuyên gia nhấn mạnh, đề xuất áp giá sàn giá vé máy bay là phi lý, không phù hợp với việc cạnh tranh theo thị trường và không có lợi cho người tiêu dùng Việt Nam, tước đi cơ hội bay giá rẻ của người dân, đặc biệt là trong điều kiện khó khăn như hiện nay.
https://kevesko.vn/20211025/bo-gtvt-bo-yeu-cau-viet-cam-ket-khi-di-may-bay-tau-hoa-12234092.html
https://kevesko.vn/20210924/tai-viet-nam-tranh-cai-gay-gat-ve-viec-ap-gia-san-ve-may-bay-11116134.html
https://kevesko.vn/20210510/cac-hang-hang-khong-ho-tro-doi-hoan-ve-may-bay-cho-hanh-khach-bi-anh-huong-boi-dich-covid-19-10480911.html
https://kevesko.vn/20210907/bamboo-airways-bay-thang-di-my-bo-gtvt-len-tieng-vu-ap-gia-san-ve-may-bay-11045000.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/1b/12271159_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_d800fcd5acfab9366f4af79675a719b5.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, máy bay, bộ giao thông vận tải
việt nam, máy bay, bộ giao thông vận tải
Áp giá sàn vé máy bay: Hại kinh tế, thiệt người dân
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long gửi thư lên Thủ tướng Phạm Minh Chính và kiến nghị Chính phủ đánh giá lại việc áp giá sàn vé máy bay nội địa vì điều này trái với quy định của pháp luật, tước bỏ quyền đi lại bằng hàng không giá rẻ với hàng chục triệu người.
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) nghiên cứu nội dung đề nghị của chuyên gia Ngô Trí Long về việc ngừng chủ trương áp giá sàn vé máy bay nội địa.
Chuyên gia đề xuất dừng việc áp giá sàn vé máy bay
Theo Chính phủ, hôm 3 tháng 10 năm 2021, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính) có thư gửi Thủ tướng Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo Chính phủ liên quan đến việc áp giá sàn vé máy bay.
25 Tháng Mười 2021, 13:31
Theo ông Long, việc áp giá sàn vé máy bay nội địa là trái quy định pháp luật, vi phạm nguyên tắc quản lý giá đối với thị trường hàng không nội địa, không phù hợp với thể chế về quản lý giá trong nền kinh tế thị trường.
“Việc áp giá sàn vé máy bay đi ngược với xu hướng của hàng không thế giới, có thể gây hệ lụy rất lớn trong việc phục hồi kinh tế, phục hồi ngành du lịch, gây khó khăn cho công nhân trở lại nhà máy và tước bỏ quyền đi lại bằng đường hàng không với giá rẻ của hàng chục triệu người”, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhấn mạnh.
Trên cơ sở đó, ông Ngô Trí Long kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm cho ngừng chủ trương áp giá sàn.
Đối với kiến nghị của chuyên gia, Thủ tướng Chính phủ
Phạm Minh Chính đã giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu đề nghị, quan điểm nêu trên của ông Ngô Trí Long. Từ đó, xem xét, xử lý theo quy định và có văn bản trả lời cho chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long được biết.
Cục Hàng không nêu lý do áp giá sàn vé máy bay nội địa
Như Sputnik đã thông tin trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã dự thảo thông tư quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/10/2022.
Văn phòng Chính phủ ngày 24/8 đã thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá quý II/2021 ngày 13/8, giao
Bộ GTVT quy định giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa cho phù hợp với pháp luật về hàng không, pháp luật về giá nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích người tiêu dùng, đơn vị cung ứng dịch vụ và quyền lợi của Nhà nước.
24 Tháng Chín 2021, 20:47
Sau đó, Bộ GTVT đã giao Cục Hàng không Việt Nam rà soát, đề xuất khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa cho phù hợp với pháp luật về hàng không, pháp luật về giá nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích người tiêu dùng, đơn vị cung ứng dịch vụ và quyền lợi của Nhà nước.
Cục Hàng không Việt Nam hôm 31/8 đã trình Bộ GTVT dự thảo Thông tư quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa.
Đến ngày 24/9, Cục trưởng
Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng vừa ký văn bản báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) về việc áp sàn giá vé máy bay.
Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, đây chỉ là giải pháp mang tính tình huống, chỉ áp dụng trong thời gian ngắn và được cân nhắc trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người tiêu dùng, các hãng hàng không và Nhà nước.
theo dự thảo Thông tư trình Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị áp dụng mức giá tối thiểu bằng 20% mức giá tối đa quy định.
Cụ thể, với các đường bay dưới 500km, mức giá tối thiểu đề nghị áp dụng với nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội là 320 nghìn đồng/vé/chiều, tối đa là 1,6 triệu đồng vé/chiều; nhóm đường bay khác dưới 500km, mức giá tối thiểu là 340 nghìn đồng, tối đa là 1,7 triệu đồng.
Với các đường bay từ 500 - 850km trở lên, mức giá tối thiểu là 440 nghìn đồng và tối đa 2,2 triệu đồng; Đường bay từ 850km - dưới 1.000km, mức giá tương ứng là 560.000 đồng và 2,79 triệu đồng. Cuối cùng, với đường bay từ 1.280km trở lên, mức giá tối thiểu là 750.000 đồng, tối đa là 3,75 triệu đồng.
Nói thêm về cơ sở áp giá tối thiểu, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, điều này là do tính chất khẩn cấp của việc ban hành chính sách, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện xác định mức giá tối thiểu theo phương pháp so sánh.
Theo đó, khi so sánh tỷ lệ mức giá tối thiểu/mức giá tối đa với các quốc gia đã hoặc đang thực hiện quy định mức giá tối thiểu đối với giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa, mức giá đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam thấp hơn, chỉ bằng 20% giá tối đa. Trong khi đó, Indonesia đang áp mức giá tối thiểu bằng 35% mức tối đa, Ấn Độ từng áp mức 33 - 35%, Trung Quốc từng áp mức 44%.
Hại kinh tế, thiệt người dân
Đề xuất của Cục Hàng không nhận phản ứng gay gắt từ giới chuyên gia, dư luận cũng như đại diện một số hãng hàng không.
Vietravel Airlines và
Vietjet cho rằng chính sách quy định giá tốt thiểu đối với dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa tồn tại nhiều bất cập, hạn chế và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của hãng.
Cụ thể, Vietravel Airlines cho rằng áp dụng chính sách giá tối thiểu sẽ khiến hành khách lựa chọn hãng có dịch vụ cao hơn, như vậy các hãng giá rẻ sẽ bị thiệt thòi, đặc biệt là với hãng hàng không mới, đội tàu bay và tần suất khai thác thấp nhất thị trường, bất lợi về độ phủ sản phẩm và giá trị thương hiệu.
“Trong bối cảnh phục hồi kinh tế hậu Covid-19, việc áp dụng giá sàn cho thị trường nội địa sẽ làm giảm mạnh nhu cầu đi lại, giao thương của người dân do thu nhập bị thâm hụt nặng nề trong thời gian giãn cách”, đại diện Vietravel Airlines nêu rõ.
Trong khi đó, phía Vietjet cho rằng chính sách quy định mức giá tối thiểu sẽ tác động tiêu cực mạnh mẽ đến các tầng lớp người dân trong xã hội, nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, làm mất đi lợi thế cạnh tranh và động lực phát triển của ngành hàng không.
“Chính sách này cũng không đảm bảo thúc đẩy sự phục hồi của thị trường vận chuyển hàng không, hỗ trợ và thúc đẩy sự phục hồi của các thị trường cung cấp hàng hóa dịch vụ có liên quan trực tiếp đến vận chuyển hàng không trong và sau đại dịch Covid-19 kết thúc”, Vietjet bày tỏ.
Giới chuyên gia nhấn mạnh, đề xuất áp giá sàn giá vé máy bay là phi lý, không phù hợp với việc cạnh tranh theo thị trường và không có lợi cho người tiêu dùng Việt Nam, tước đi cơ hội bay giá rẻ của người dân, đặc biệt là trong điều kiện khó khăn như hiện nay.