Trung Quốc hợp nhất các nhà sản xuất đất hiếm

© Depositphotos.com / Tab62Tàu chở đất hiếm vận chuyển nó để xuất khẩu sang Trung Quốc
Tàu chở đất hiếm vận chuyển nó để xuất khẩu sang Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2021
Đăng ký
Trung Quốc đang tái cơ cấu các công ty đất hiếm lớn của đất nước.
Công ty khai thác China Minmetals Corporation (CMC), công ty khai khoáng China Aluminum Corporation (CAC) và chính quyền thành phố Cám Châu thuộc tỉnh Giang Tây, khu vực giàu tài nguyên đất hiếm, lên kế hoạch tạo ra một công ty thuộc sở hữu nhà nước có thể chiếm khoảng 70% sản lượng nội địa của các loại đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong các sản phẩm công nghệ cao.
Nikkei Asia dẫn nguồn thạo tin tại Ủy ban Quản lý và giám sát tài sản thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc cho biết rằng, chính phủ sẽ ủng hộ việc tái cơ cấu ngành đất hiếm để tạo ra một công ty đẳng cấp thế giới. Các chi tiết của việc tái cơ cấu sắp tới vẫn chưa được biết. Nếu đây là một thương vụ sáp nhập chính thức, siêu tập đoàn nhà nước sẽ kiểm soát 2/3 tổng sản lượng nội địa của các loại đất hiếm. Cần lưu ý rằng, biện pháp này nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển cơ sở hạ tầng lấy tài nguyên, phát triển công nghệ chế biến nguyên liệu thô, gia tăng kiểm soát đối với việc khai thác kim loại đất hiếm.
quốc kỳ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2021
Trung Quốc có thể bắt đầu hợp tác với Taliban* để sử dụng kim loại đất hiếm

Trung Quốc là quốc gia khai thác đất hiếm lớn nhất thế giới

Nước này sản xuất và kiểm soát 80% lượng đất hiếm toàn cầu. 17 nguyên tố hóa học này được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại, thiết bị gia dụng, thiết bị thể thao, vật liệu xây dựng, ngành chế tạo máy, v.v. Hợp kim với những chất này mang lại cho vật liệu những đặc tính mới cần thiết cho các sản phẩm hiện đại. Ví dụ, nam châm làm từ đất hiếm nhẹ hơn và có lực từ mạnh hơn. Chính nhờ việc sử dụng các kim loại đất hiếm mà nhiều thiết bị điện tử đã trở nên nhỏ gọn. Những thành phần này cần thiết cho cả việc sản xuất pin cho xe điện và cho ngành công nghiệp quân sự. Một máy bay chiến đấu F-35 sử dụng đến 417 kg kim loại đất hiếm.
© AFP 2023 / Jadranko MarjanovicSản xuất điện thoại thông minh Huawei. Trung Quốc
Sản xuất điện thoại thông minh Huawei. Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2021
Sản xuất điện thoại thông minh Huawei. Trung Quốc
Trung Quốc chiếm thế gần như là độc quyền trên thị trường kim loại đất hiếm, bởi vì ở Trung Quốc tập trung trữ lượng lớn nguyên liệu thô này - khoảng 40% tổng trữ lượng thế giới. Điều thứ hai là trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã có thể vượt hơn các nước khác trong việc thiết lập quy trình công nghệ tích hợp xử lý các quặng kim loại này. Ngay cả Hoa Kỳ, khi nhận nguyên liệu thô từ các quốc gia khác, hoặc khai thác từ mỏ Mountain Pass duy nhất của mình ở California, họ cũng sẽ gửi đến Trung Quốc để xử lý. Tình hình này khiến Hoa Kỳ và các đồng minh lo ngại. Hóa ra việc sản xuất không chỉ thiết bị điện tử công nghệ cao mà còn cả các sản phẩm của tổ hợp công nghiệp quân sự quan trọng trên quan điểm an ninh quốc gia, đều phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc.
© Sputnik / Alexander Kryajev / Chuyển đến kho ảnhKhai thác than
Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2021
Khai thác than
Do đó, Mỹ và một số đồng minh của họ bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc lên kế hoạch hợp nhất các nhà sản xuất đất hiếm để thành lập một công ty quốc doanh. Theo Nikkei Asia, rất có thể, các biện pháp sắp tới cho thấy ý muốn của Bắc Kinh sử dụng kim loại đất hiếm như một lý lẽ bổ sung trong các cuộc đàm phán với đối thủ địa chính trị: họ nói, đối tác phải nhượng bộ, nếu không chúng tôi sẽ ngừng cung cấp một thành phần quan trọng cho ngành công nghiệp dân sự và quân sự. Tuy nhiên, Trung Quốc khó có thể sử dụng đất hiếm như một công cụ gây áp lực. Ngược lại, đối với Trung Quốc, điều quan trọng là chứng tỏ rằng, nước này là một bên có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chuyên gia Mei Xinyu của Viện Nghiên cứu hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, nói với Sputnik. Theo chuyên gia Mei Xinyu, việc hợp nhất các nhà sản xuất đất hiếm sẽ giúp tránh biến động tương tự như từng xảy ra trên thị trường khí đốt giao ngay.
Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 14, bắt đầu từ năm 2020, Trung Quốc tăng hạn ngạch khai thác đất hiếm hàng năm lên đến 140 nghìn tấn. Tuy nhiên, Trung Quốc có khả năng sản xuất đất hiếm vượt mức kế hoạch. Bắc Kinh tập trung chủ yếu vào tình hình chung trên thị trường kim loại đất hiếm toàn cầu.
Khai thác kim loại đất hiếm tại một mỏ ở huyện Mojiang Hani, thành phố Simao, tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2021
Liệu công nghiệp thế giới có thể thiếu đất hiếm của Trung Quốc
Một mặt, nền kinh tế và công nghiệp toàn cầu đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra. Theo đó, nhu cầu về kim loại đất hiếm ngày càng tăng - trong năm qua, giá dysprosi và terbi đã tăng lần lượt khoảng 60% và 90% so với một năm trước. Mặt khác, bất ổn chính trị ở Myanmar, quốc gia cung cấp đất hiếm lớn thứ hai, đang buộc Trung Quốc phải gánh vác trách nhiệm đáp ứng nhu cầu đất hiếm toàn cầu. Và Trung Quốc sẵn sàng giải quyết nhiệm vụ này. Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc tăng mạnh xuất khẩu kim loại đất hiếm. Tổng cộng, 51 nghìn tấn sản phẩm này đã được bán ra nước ngoài, cao hơn 25,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến ​​vào cuối năm nay, Trung Quốc thậm chí sẽ vượt mức kế hoạch sản xuất kim loại đất hiếm. Theo một tuyên bố gần đây của Bộ Đất đai và Tài nguyên và Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, quốc gia này nâng hạn ngạch sản lượng đất hiếm năm 2021 lên mức cao kỷ lục - 168.000 tấn.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала