Ấn Độ nói về vai trò của vũ khí Nga trong cuộc đối đầu với Trung Quốc

© AP Photo / Mukhtar KhanĐoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc ở Ladakh.
Đoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc ở Ladakh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2021
Đăng ký
Ấn Độ đang sử dụng máy bay chiến đấu Su-30 do Nga cung cấp để huy động lực lượng vũ trang trong bối cảnh tình hình biên giới với Trung Quốc leo thang. Đây là ý kiến phân tích vai trò của vũ khí Nga trong cuộc đối đầu giữa Delhi và Bắc Kinh của giáo sư Srikanth Kondapalli, chuyên gia về Trung Quốc ở Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga, ông cho biết trong bối cảnh tình hình khu vực căng thẳng, Ấn Độ mong sẽ được chuyển giao hệ thống phòng không S-400 của Nga vào tháng 12/2021.

“Ấn Độ làm điều này không phải để cân bằng tiềm lực quân sự với Trung Quốc, mà là để kiềm chế Bắc Kinh và nếu có thể, đảm bảo rằng nước họ sẽ chịu tổn thất lớn trong trường hợp xảy ra chiến tranh”, - giáo sư Kondapalli nói.

Nhà khoa học chính trị nhấn mạnh rằng vũ khí do Nga sản xuất chiếm khoảng 70% toàn bộ kho vũ khí quân sự của Án Độ. Tuy nhiên theo dự báo của ông, trong tương lai nước này sẽ tăng cường mua vũ khí từ Mỹ, đồng thời vẫn duy trì nhập khẩu từ Nga.
Cuộc tập trận chung Nga-Ấn Indra-2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2021
Quân đội Ấn Độ ngưỡng mộ vũ khí Nga trong cuộc tập trận chung
Trước đó có thông tin cho biết New Delhi đã triển khai các loại vũ khí tối tân mua của Mỹ trên cao nguyên Tawang giáp biên giới với Tây Tạng. Theo tin truyền thông, máy bay trực thăng Chinook do Mỹ sản xuất, pháo siêu nhẹ M-777 và súng trường tấn công SIG Sauer 716 đang được triển khai tới khu vực này. Nhiều ý kiến cho rằng Ấn Độ cố ý triển khai tất cả những vũ khí ấy gần biên giới Trung Quốc để đe dọa Bắc Kinh.

Xung đột Ấn Độ - Trung Quốc

Xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở phía đông Ladakh leo thang vào tháng 5/2020, khi giữa lực lượng biên phòng hai nước nổ ra các cuộc đụng độ gây đổ máu. Xung đột biên giới giữa hai nước do không có đường biên giới được phân định rõ ràng nên kéo dài từ những năm 1950 cho đến nay. Trung Quốc không công nhận cái gọi là Đường McMahon xác định biên giới giữa Tây Tạng và các vùng đất Ấn Độ. Cả hai bên đều tuyên bố đất đai của họ bị bên kia chiếm đóng bất hợp pháp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала