https://kevesko.vn/20211106/viet-nam-tu-bo-than-con-trung-quoc-va-hoa-ky-thi-van-dot-12387105.html
Việt Nam từ bỏ than, còn Trung Quốc và Hoa Kỳ thì vẫn đốt
Việt Nam từ bỏ than, còn Trung Quốc và Hoa Kỳ thì vẫn đốt
Sputnik Việt Nam
Tuần vừa qua đã mang đến cho bạn đọc nhiều bài viết và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài. 06.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-06T06:21+0700
2021-11-06T06:21+0700
2021-11-06T06:21+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
việt nam trên báo chí nước ngoài
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/260/61/2606185_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_8dddc89495b5db81f86f62b5c7f7a22a.jpg
Cuộc đấu tranh chống hiện tượng ấm lên toàn cầu và hợp tác quốc tế, các vấn đề pháp lý và kinh tế, du lịch và thể thao - đó là những nội dung chính mà chúng tôi sẽ đề cập trong tổng quan truyền thống của Sputnik – «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».Pháp quan tâm đến Việt NamSau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 tại Vương quốc Anh, Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính đã hoàn thành chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp. Trước thềm chuyến thăm, ấn bản La Tribune của nước chủ nhà đã công bố một bài viết dài về quan hệ Pháp-Việt. Nhiệm vụ số một của Thủ tướng Việt Nam là nhận viện trợ từ Pháp giúp cho cuộc đấu tranh chống COVID-19 dưới dạng vaccine và các thiết bị y tế. Nhưng Pháp quan tâm đến hợp tác với Việt Nam cả trong các lĩnh vực công nghiệp hàng không vũ trụ, cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo, công nghệ cao và chống biến đổi khí hậu. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho phép Paris tăng cường hiện diện kinh tế của mình trong các giải pháp công nghệ và nhân viên kỹ thuật, vốn là bình diện mà Washington và Bắc Kinh đang giữ vị thế thống lĩnh, - tờ báo giải thích.Ý kiến này có xác nhận qua thông báo của Reuters về sự kiện tại Paris - ký kết Biên bản Ghi nhớ giữa Bamboo Airways và liên doanh giữa General Electric (GE.N) và Safran SA (SAF.PA) về mua động cơ máy bay và thiết bị trị giá lên đến 1,73 tỷ euro.Một bước tiến tới thế giới không than đáTại hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Glasgow, lần đầu tiên Việt Nam cùng với các nước khác đã cam kết loại bỏ dần sản xuất nhiệt điện than, - theo SP Global phản ánh. Trong hội nghị, hơn 40 nước đã ký tuyên bố chấm dứt tài trợ cho các nhà máy nhiệt điện than mới, cũng như đến những năm 2030 đóng cửa các nhà máy hiện có ở các nước phát triển, ở các nước đang phát triển - vào những năm 2040. Nhưng có ba quốc gia phát thải lượng CO2 lớn nhất thế giới - Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ - cũng như Australia đứng thứ 9 trong danh sách, đã không liên kết vào hiệp định này. Trước đó, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết đến cuối năm 2021 sẽ chấm dứt cấp kinh phí cho việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài.Các xí nghiệp vắng bóng công nhânTại Việt Nam, khoảng 200 nhà máy chuyên sản xuất quần áo thể thao cho hãng Nike đã mở cửa trở lại, khôi phục công việc sau nhiều tháng tạm ngừng, - theo tin đưa của Reuters. Nike dự định tiếp tục mở rộng đầu tư và sản xuất tại Việt Nam, như ông Noel Kinder Giám đốc chuyên trách Phát triển Bền vững của Nike đã cam đoan với Thủ tướng Phạm Minh Chính bên lề Hội nghị cấp cao COP 26.Tuy nhiên, như Bloomberg lưu ý, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nhân công lao động tại các doanh nghiệp vừa nối lại sản xuất sau thời gian tạm nghỉ. Từ khi TP Hồ Chí Minh mở cửa, hàng trăm nghìn công nhân đã trở về làng quê vẫn chưa muốn quay trở lại xưởng máy vì e ngại nguy cơ lây nhiễm và tử vong do bệnh dịch COVID-19. Chính phủ và các chủ sở hữu nhà máy đang làm tất cả những gì có thể để mọi người trở lại làm việc, từ biện pháp thưởng tiền mặt 100 USD và cung cấp xe cộ miễn phí chở người hàng ngày từ các tỉnh nông thôn lân cận đến TP Hồ Chí Minh để giúp giảm tốn kém tiền thuê nhà trọ và thúc đẩy cư dân tiếp cận nhanh hơn với vaccine.Tương ứng với dự báo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam, theo kịch bản lạc quan, tăng trưởng GDP của đất nước năm 2021 sẽ đạt 1,8%, còn nếu theo kịch bản bi quan - chỉ là 0,2%, - như kênh truyền hình Nga «Bolshaya Azia» cho biết. Triển vọng kinh tế của Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào nhịp độ và quy mô tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, hiệu quả của các biện pháp phòng chống đại dịch cũng như hiệu suất khai thác sử dụng các gói hỗ trợ những ngành của nền kinh tế quốc dân Việt Nam bị thiệt hại bởi đại dịch. Chính phủ Việt Nam dự định chi khoảng 35 tỷ USD cho chương trình toàn diện nhằm khôi phục nền kinh tế của đất nước.Người phụ nữ Việt ở OxfordTờ báo Anh The Guardian dành hẳn bài viết lớn nói về nữ tỷ phú đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam – bà Nguyễn Thị Phương Thảo, người sáng lập hãng hàng không VietJet, chủ sở hữu các tòa nhà chọc trời và khu nghỉ dưỡng, giếng dầu và nhiều tài sản nữa, ước tính khoảng 2,7 tỷ USD. Trích từ ngân quỹ của Tập đoàn Sovico, bà Phương Thảo đã tài trợ 155 triệu bảng Anh (210 triệu USD) cho trường Linacre College tại Đại học Oxford, và bây giờ cơ sở đào tạo Cao đẳng thuộc một trong những trường đại học lâu đời và uy tín nhất thế giới sẽ được gọi là Thao College. Khoản hiến tặng của nữ doanh nhân Việt Nam là món quà lớn nhất dành cho trường Oxford trong lịch sử 500 năm qua.Tầu điện ngầm Hà Nội khi nào tới bếnBáo chí nước ngoài tuần qua đã không ngó lơ chủ đề về tội phạm trong các lĩnh vực khác nhau của Việt Nam. Reuters đưa tin Hà Nội đang tiến hành đàm phán với Tehran về vụ phía Iran bắt giữ một tàu chở dầu của Việt Nam ngoài khơi bờ biển nước Cộng hoà Hồi giáo này hồi tháng trước, Việt Nam yêu cầu đảm bảo an toàn cho thủy thủ đoàn. Cũng hãng thông tấn này đưa tin về việc truy tố Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vì bị cáo buộc liên quan đến buôn bán thuốc giả vào năm 2014.News.un nêu câu hỏi về việc các phụ nữ người Việt sang làm thuê tại Saudi Arabia bị sử dụng như nô lệ tình dục. Từ ngày 3 tháng 9 đến ngày 28 tháng 10 năm 2021, từ đất nước Ả Rập này có 205 phụ nữ đã được hồi hương về Việt Nam.Còn tờ Nikkei Asia Review kể về những sai phạm trong việc xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hà Nội. Một liên doanh giữa nhà thầu Hyundai Engineering and Construction (Huyndai E&C) của Hàn Quốc và hãng xây dựng cơ sở hạ tầng Ý- Ghella đã đòi thành phố Hà Nội bồi thường 114,7 triệu USD vì sự chậm trễ trong việc hoàn thành phần ngầm của dự án đường sắt đô thị Hà Nội 3, công ty Hàn Quốc Daelim Industrial đang xây dựng phần nổi trên mặt đất của tuyến đường thì yêu cầu bồi thường 19 triệu USD do chậm trễ hai năm. Cả ba dự án tàu điện ngầm ở Việt Nam đều đang quá chậm chạp về tiến độ.Chúng ta cùng mong đợi mùa hè?Nhiều ấn phẩm báo tin vui rằng kể từ tháng 12 Việt Nam sẽ mở cửa cho tiếp cận vào năm tỉnh du lịch chính của đất nước. Tuy nhiên, theo kết quả từ cuộc khảo sát do một trong những tờ báo Việt Nam tiến hành, nhiều du khách không cam lòng với những hạn chế sẽ áp dụng, mà muốn đợi đến mùa hè, khi những người đã tiêm chủng vaccine được phép di chuyển tự do trên khắp đất nước, - như tường thuật của báo Nga Tourprom.Thế nhưng các du khách Pháp thì đã sẵn sàng đến Việt Nam dù cần chấp hành những điều kiện mà chính quyền nước này công bố, - như Country Scanner cho biết.Tờ Le Figaro tiết lộ rằng ở Pháp, Việt Nam đứng đầu danh sách các điểm đến hàng đầu thế giới trong mùa đông. Đất nước Á châu thu hút sự chú ý của mọi người bởi những di sản thế giới độc đáo như Vịnh Hạ Long.Và khép lại tổng quan này là một chút về thể thao. Free Malaysia Today báo tin rằng Đại hội Thể thao Đông Nam Á sẽ được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 12 đến 23 tháng 5 năm 2022. Đang chờ đợi sẽ có 7.000 vận động viên đến từ 11 nước tham dự SEA Games (hay Southeast Asian Games). Kinh phí 69 triệu USD đã được phân bổ cho sự kiện thể thao này.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20211104/chu-tich-thuong-vien-phap-noi-ve-mon-no-voi-viet-nam-12372890.html
https://kevesko.vn/20211103/vu-khi-ngoai-giao-cua-ong-pham-minh-chinh-12363818.html
https://kevesko.vn/20211015/imf-nghi-khac-ve-kinh-te-viet-nam-so-voi-wb-12121096.html
https://kevesko.vn/20190515/trung-quoc-bat-23-nguoi-trong-duong-day-buon-ban-phu-nu-viet-7499507.html
https://kevesko.vn/20211103/viet-nam-se-don-khach-du-lich-quoc-te-theo-lo-trinh-3-giai-doan-nhu-the-nao-12356383.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/260/61/2606185_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_a5849d6d7c6cd69c076ce978ec765366.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, việt nam trên báo chí nước ngoài, tác giả
việt nam, quan điểm-ý kiến, việt nam trên báo chí nước ngoài, tác giả
Cuộc đấu tranh chống hiện tượng ấm lên toàn cầu và hợp tác quốc tế, các vấn đề pháp lý và kinh tế, du lịch và thể thao - đó là những nội dung chính mà chúng tôi sẽ đề cập trong tổng quan truyền thống của Sputnik –
«Việt Nam trên báo chí nước ngoài».
Pháp quan tâm đến Việt Nam
Sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 tại Vương quốc Anh, Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính đã hoàn thành chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp. Trước thềm chuyến thăm, ấn bản
La Tribune của nước chủ nhà đã công bố một bài viết dài về
quan hệ Pháp-Việt. Nhiệm vụ số một của Thủ tướng Việt Nam là nhận viện trợ từ Pháp giúp cho cuộc đấu tranh chống COVID-19 dưới dạng vaccine và các thiết bị y tế. Nhưng Pháp quan tâm đến hợp tác với Việt Nam cả trong các lĩnh vực công nghiệp hàng không vũ trụ, cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo, công nghệ cao và chống biến đổi khí hậu. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho phép Paris tăng cường hiện diện kinh tế của mình trong các giải pháp công nghệ và nhân viên kỹ thuật, vốn là bình diện mà Washington và Bắc Kinh đang giữ vị thế thống lĩnh, - tờ báo giải thích.
4 Tháng Mười Một 2021, 15:00
Ý kiến này có xác nhận qua thông báo của
Reuters về sự kiện tại Paris - ký kết Biên bản Ghi nhớ giữa
Bamboo Airways và liên doanh giữa General Electric (GE.N) và Safran SA (SAF.PA) về mua động cơ máy bay và thiết bị trị giá lên đến 1,73 tỷ euro.
Một bước tiến tới thế giới không than đá
Tại
hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Glasgow, lần đầu tiên Việt Nam cùng với các nước khác đã cam kết loại bỏ dần sản xuất nhiệt điện than, - theo
SP Global phản ánh. Trong hội nghị, hơn 40 nước đã ký tuyên bố chấm dứt tài trợ cho các nhà máy nhiệt điện than mới, cũng như đến những năm 2030 đóng cửa các nhà máy hiện có ở các nước phát triển, ở các nước đang phát triển - vào những năm 2040. Nhưng có ba quốc gia phát thải lượng CO2 lớn nhất thế giới - Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ - cũng như Australia đứng thứ 9 trong danh sách, đã không liên kết vào hiệp định này. Trước đó, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết đến cuối năm 2021 sẽ chấm dứt cấp kinh phí cho việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài.
3 Tháng Mười Một 2021, 21:00
Các xí nghiệp vắng bóng công nhân
Tại Việt Nam, khoảng 200 nhà máy chuyên sản xuất quần áo thể thao cho hãng Nike đã mở cửa trở lại, khôi phục công việc sau nhiều tháng tạm ngừng, - theo tin đưa của
Reuters. Nike dự định tiếp tục mở rộng đầu tư và sản xuất tại Việt Nam, như ông Noel Kinder Giám đốc chuyên trách Phát triển Bền vững của
Nike đã cam đoan với Thủ tướng Phạm Minh Chính bên lề Hội nghị cấp cao COP 26.
Tuy nhiên, như
Bloomberg lưu ý, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nhân công lao động tại các doanh nghiệp vừa nối lại sản xuất sau thời gian tạm nghỉ. Từ khi TP Hồ Chí Minh mở cửa, hàng trăm nghìn công nhân đã trở về làng quê vẫn chưa muốn quay trở lại xưởng máy vì e ngại nguy cơ lây nhiễm và tử vong do
bệnh dịch COVID-19. Chính phủ và các chủ sở hữu nhà máy đang làm tất cả những gì có thể để mọi người trở lại làm việc, từ biện pháp thưởng tiền mặt 100 USD và cung cấp xe cộ miễn phí chở người hàng ngày từ các tỉnh nông thôn lân cận đến TP Hồ Chí Minh để giúp giảm tốn kém tiền thuê nhà trọ và thúc đẩy cư dân tiếp cận nhanh hơn với vaccine.
Tương ứng với dự báo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam, theo kịch bản lạc quan,
tăng trưởng GDP của đất nước năm 2021 sẽ đạt 1,8%, còn nếu theo kịch bản bi quan - chỉ là 0,2%, - như kênh truyền hình Nga
«Bolshaya Azia» cho biết. Triển vọng kinh tế của Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào nhịp độ và quy mô tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, hiệu quả của các biện pháp phòng chống đại dịch cũng như hiệu suất khai thác sử dụng các gói hỗ trợ những ngành của nền kinh tế quốc dân Việt Nam bị thiệt hại bởi đại dịch. Chính phủ Việt Nam dự định chi khoảng 35 tỷ USD cho chương trình toàn diện nhằm khôi phục nền kinh tế của đất nước.
15 Tháng Mười 2021, 14:16
Người phụ nữ Việt ở Oxford
Tờ báo Anh
The Guardian dành hẳn bài viết lớn nói về nữ tỷ phú đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam –
bà Nguyễn Thị Phương Thảo, người sáng lập hãng hàng không VietJet, chủ sở hữu các tòa nhà chọc trời và khu nghỉ dưỡng, giếng dầu và nhiều tài sản nữa, ước tính khoảng 2,7 tỷ USD. Trích từ ngân quỹ của Tập đoàn Sovico, bà Phương Thảo đã tài trợ 155 triệu bảng Anh (210 triệu USD) cho trường Linacre College tại Đại học Oxford, và bây giờ cơ sở đào tạo Cao đẳng thuộc một trong những trường đại học lâu đời và uy tín nhất thế giới sẽ được gọi là Thao College. Khoản hiến tặng của nữ doanh nhân Việt Nam là món quà lớn nhất dành cho trường Oxford trong lịch sử 500 năm qua.
Tầu điện ngầm Hà Nội khi nào tới bến
Báo chí nước ngoài tuần qua đã không ngó lơ chủ đề về tội phạm trong các lĩnh vực khác nhau của Việt Nam.
Reuters đưa tin Hà Nội đang tiến hành đàm phán với Tehran về
vụ phía Iran bắt giữ một tàu chở dầu của Việt Nam ngoài khơi bờ biển nước Cộng hoà Hồi giáo này hồi tháng trước, Việt Nam yêu cầu đảm bảo an toàn cho thủy thủ đoàn. Cũng hãng thông tấn này đưa tin về việc truy tố Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vì bị cáo buộc liên quan đến buôn bán thuốc giả vào năm 2014.
News.un nêu câu hỏi về việc các phụ nữ người Việt sang làm thuê tại Saudi Arabia bị sử dụng như nô lệ tình dục. Từ ngày 3 tháng 9 đến ngày 28 tháng 10 năm 2021, từ đất nước Ả Rập này có 205 phụ nữ đã được hồi hương về Việt Nam.
Còn tờ
Nikkei Asia Review kể về những sai phạm trong việc xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hà Nội. Một liên doanh giữa nhà thầu Hyundai Engineering and Construction (Huyndai E&C) của Hàn Quốc và hãng xây dựng cơ sở hạ tầng Ý- Ghella đã đòi thành phố Hà Nội bồi thường 114,7 triệu USD vì sự chậm trễ trong việc hoàn thành phần ngầm của
dự án đường sắt đô thị Hà Nội 3, công ty Hàn Quốc Daelim Industrial đang xây dựng phần nổi trên mặt đất của tuyến đường thì yêu cầu bồi thường 19 triệu USD do chậm trễ hai năm. Cả ba dự án tàu điện ngầm ở Việt Nam đều đang quá chậm chạp về tiến độ.
Chúng ta cùng mong đợi mùa hè?
Nhiều ấn phẩm báo tin vui rằng kể từ tháng 12 Việt Nam sẽ mở cửa cho tiếp cận vào năm tỉnh du lịch chính của đất nước. Tuy nhiên, theo kết quả từ cuộc khảo sát do một trong những tờ báo Việt Nam tiến hành, nhiều du khách không cam lòng với những hạn chế sẽ áp dụng, mà muốn đợi đến mùa hè, khi
những người đã tiêm chủng vaccine được phép di chuyển tự do trên khắp đất nước, - như tường thuật của báo Nga
Tourprom.«Nếu bạn muốn đến thăm một đất nước Việt Nam đích thực, thú vị và hấp dẫn hơn nhiều so với những khu nghỉ dưỡng đắt tiền kiểu phương Tây, thì lúc này vẫn chưa phải là thời điểm thích hợp cho chuyến đi», - báo dẫn chia sẻ của một người hâm mộ Việt Nam.
3 Tháng Mười Một 2021, 14:30
Thế nhưng các du khách Pháp thì đã sẵn sàng đến Việt Nam dù cần chấp hành những điều kiện mà chính quyền nước này công bố, - như Country Scanner cho biết.
Tờ
Le Figaro tiết lộ rằng ở Pháp, Việt Nam đứng đầu danh sách các điểm đến hàng đầu thế giới trong mùa đông. Đất nước Á châu thu hút sự chú ý của mọi người bởi những di sản thế giới độc đáo như
Vịnh Hạ Long.
Và khép lại tổng quan này là một chút về thể thao. Free Malaysia Today báo tin rằng Đại hội Thể thao Đông Nam Á sẽ được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 12 đến 23 tháng 5 năm 2022. Đang chờ đợi sẽ có 7.000 vận động viên đến từ 11 nước tham dự SEA Games (hay Southeast Asian Games). Kinh phí 69 triệu USD đã được phân bổ cho sự kiện thể thao này.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.