https://kevesko.vn/20211107/xac-dinh-duoc-moi-lien-quan-giua-covid-19-va-su-suy-thoai-cua-nao-12367120.html
Xác định được mối liên quan giữa COVID-19 và sự suy thoái của não
Xác định được mối liên quan giữa COVID-19 và sự suy thoái của não
Sputnik Việt Nam
Một số triệu chứng thần kinh ở những người từng bị COVID-19 rất giống với các dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer: các vấn đề về trí nhớ, khả năng tập trung và... 07.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-07T10:11+0700
2021-11-07T10:11+0700
2021-11-07T12:16+0700
đại dịch covid-19
khoa học
y tế
não
bệnh alzheimer
quan điểm-ý kiến
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/04/12367328_0:0:2001:1125_1920x0_80_0_0_e90ec6742352a143b6f7637d9d48d928.jpg
Mất khứu giác là một triệu chứng nguy hiểmTại hội nghị quốc tế của Hiệp hội Alzheimer diễn ra vào năm nay ở Denver đã có tới vài báo cáo cùng lúc về mối liên hệ giữa COVID-19 và chứng suy giảm nhận thức dai dẳng, bao gồm cả bệnh Alzheimer, thường ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi. Ở giai đoạn đầu căn bệnh này rất khó nhận biết, người bệnh thấy mình đãng trí, hay quên. Theo thời gian, trí nhớ dài hạn cũng bị ảnh hưởng, khả năng biểu đạt và suy nghĩ bị suy giảm.Các tác giả của một nghiên cứu được thực hiện ở Argentina đã tiến hành theo dõi trong vòng 6 tháng liền đối với những người 234 người già trên 60 tuổi đã khỏi COVID.Các bài kiểm tra được sử dụng để định lượng mức độ nhận thức, phản ứng cảm xúc và sự phối hợp vận động. Các kết quả trên thang điểm của bệnh sa sút trí tuệ lâm sàng áp dụng trong khoa tâm thần kinh được so sánh với nhóm đối chứng của cùng một người cao tuổi không mắc COVID.Hơn 60% những người tham gia nghiên cứu có vấn đề về tư duy, khoảng 1/3 gặp vấn đề đáng kể, trong khi ở nhóm đối chứng chỉ có 6% mắc phải chứng này. Các triệu chứng đặc trưng của giai đoạn đầu của chứng sa sút trí tuệ là tính hay quên, khó sắp xếp đồ vật và tìm từ, cũng được quan sát thấy ở những người bị COVID-19 thể nhẹ.Các nhà khoa học đã nhận thấy mối liên hệ giữa thời gian và mức độ nghiêm trọng của chứng suy giảm nhận thức và mất khứu giác - chứng anosmia. Điều này được giải thích là vì coronavirus sử dụng các củ khứu giác, nơi chứa các tế bào não phản ứng với mùi, để thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Bằng cách tấn công các tế bào này, vi rút phá hỏng các mạch thần kinh dẫn đến các trung tâm não. Vì vậy, các tác giả của công trình này cảnh báo, không nên lơ là về triệu chứng hậu COVID kéo dài như mất khứu giác.Trước đây, người ta thấy rằng các vùng phía trước não bị ảnh hưởng bởi coronavirus trùng với các vùng chịu trách nhiệm về trí nhớ, sự chú ý và chức năng điều hành, đây cũng chính là những vùng thường bị ảnh hưởng bởi bệnh Alzheimer. Hơn nữa, các bệnh nhân Alzheimer cũng thường phàn nàn về việc mất khứu giác và vị giác.Bài kiểm tra lớn của AnhNghiên cứu lớn nhất về trí tuệ của những người bị bệnh COVID được thực hiện ở Anh.Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2020, các nhà khoa học tại Đại học Imperial College London đã sử dụng các bài kiểm tra để đánh giá trí nhớ, tốc độ tư duy, khả năng tập trung và lập kế hoạch của 81.337 người. Một vài tháng sau, họ yêu cầu những người đã từng bị COVID thực hiện lại các bài kiểm tra tương tự. Tổng cộng, có 518 người như vậy.Các kết quả rõ ràng chỉ ra tác động tiêu cực của COVID-19. Độ bão hòa oxy của bệnh nhân càng thấp trong thời gian bị bệnh thì các chức năng nhận thức của người này càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Coronavirus gây thiệt hại nghiêm trọng nhất cho những người từng phải sử dụng máy thở: điểm IQ tổng hợp toàn cầu của họ trên thang điểm Stanford-Binet (SD) giảm 0,47, tương ứng với mười năm lão hóa não. Đối với những người phải nhập viện mà không cần thở máy, chỉ số này giảm 0,26 SD, những người bị bệnh dạng nhẹ chữa trị tại nhà thì chỉ số này là 0,23 SD. Để so sánh, đột quỵ làm suy giảm trí thông minh trung bình 0,24 SD.Tuy nhiên, các nhà khoa học không vội đưa ra kết luận và dự định quan sát những người này trong vòng ba đến năm năm.Cơ chế sâuTại Trường Y Grossman thuộc Đại học New York, các chuyên gia đã chứng mình ở cấp độ phân tử là coronavirus gây thoái hóa thần kinh.Các chuyên gia đã phân tích máu của những bệnh nhân cao tuổi mắc COVID-19 nhập viện tại bệnh viện đại học, là những người trước đó không hề bị mất trí nhớ hay suy giảm nhận thức, và họ ghi nhận rằng ở những người này các chỉ số về tổn thương não, viêm thần kinh và bệnh Alzheimer đã gia tăng.Theo các nhà khoa học, bệnh Alzheimer và COVID-19 có điểm chung - rất có thể, đó là một quá trình viêm. Nó làm hỏng các tế bào nội mô lót các mạch máu và kiểm soát các đặc tính miễn dịch và đông máu.Các dấu hiệu sinh học cao của chứng viêm thần kinh được quan sát thấy ở tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu (251 người), bất kể các triệu chứng thần kinh. Đối với những người mắc COVID-19 ở thể nặng, các chỉ số được ghi nhận gần tương ứng với giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer.Các chuyên gia người Mỹ từ Phòng khám Cleveland cùng với các đồng nghiệp từ một số trường đại học đã sử dụng khả năng của trí tuệ nhân tạo để nghiên cứu mối quan hệ giữa các protein SARS-CoV-2 và các gen xác định khuynh hướng mắc bệnh Alzheimer. Thì ra, nguy cơ cao là những gen điều chỉnh chứng viêm thần kinh và tổn thương vi mạch trong não.Gần đây, các nhà khoa học Anh từ Viện Nghiên cứu Chứng mất trí nhớ tại Đại học College London đã xác nhận mối liên hệ di truyền giữa COVID-19 và bệnh Alzheimer. Họ phát hiện ra rằng cùng một biến thể của gen OAS1, chịu trách nhiệm về xác định phản ứng miễn dịch nâng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và khả năng bị COVID-19 ở thể nặng.Mối tương quan ngượcCó vẻ như kết luận là hiển nhiên: COVID-19 gây ra chứng mất trí. Nhưng không phải mọi thứ đều đơn giản như vậy. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bản thân các rối loạn thoái hóa thần kinh như Alzheimer làm tăng khả năng mắc coronavirus, phát triển các biến chứng nặng và tử vong.Cụ thể, các nhà khoa học từ Cleveland phát hiện ra rằng những người có alen APOE E4 / E4 - yếu tố nguy cơ di truyền lớn nhất đối với bệnh Alzheimer - bị giảm biểu hiện của các gen bảo vệ kháng vi-rút, điều này khiến một người dễ bị nhiễm COVID-19 hơn.Còn các chuyên gia Brazil thì phát hiện ra rằng nguy cơ tử vong do COVID-19 ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer cao gấp 3 lần, nếu họ trên 80 tuổi, nguy cơ này tăng gấp 6 lần. Các nhà khoa học đưa ra kết luận này sau khi phân tích thông tin từ ngân hàng sinh học lớn nhất của Anh là UK Biobank.Những người bị nhiễm các dấu hiệu mất trí nhớ bị COVID-19 ở thể nặng hơn. Lý do là bởi vì viêm mãn tính và suy giảm phản ứng miễn dịch làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, còn có mối tương quan ngược: chứng sa sút trí tuệ phá vỡ khả năng phòng thủ tự nhiên, khiến vi-rút xâm nhập não dễ dàng hơn, còn bệnh COVID làm trầm trọng thêm bệnh Alzheimer và các hiện tượng thoái hóa thần kinh khác.
https://kevesko.vn/20201212/nghien-cuu-khoa-hoc-chung-minh-covid-19-lam-hai-nao-hau-qua-la-gi-9825869.html
https://kevesko.vn/20210318/co-the-chan-doan-som-benh-alzheimer-thong-qua-doi-mat-10238134.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/04/12367328_75:0:1852:1333_1920x0_80_0_0_35a6cdaacddbafbde353149adbda71f5.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
khoa học, y tế, não, bệnh alzheimer, quan điểm-ý kiến
khoa học, y tế, não, bệnh alzheimer, quan điểm-ý kiến
Xác định được mối liên quan giữa COVID-19 và sự suy thoái của não
10:11 07.11.2021 (Đã cập nhật: 12:16 07.11.2021) Một số triệu chứng thần kinh ở những người từng bị COVID-19 rất giống với các dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer: các vấn đề về trí nhớ, khả năng tập trung và “sương mù não”. Các nhà khoa học suy đoán rằng coronavirus làm hỏng các tế bào thần kinh, nhưng vẫn còn nhiều điều phải nghiên cứu thêm.
Mất khứu giác là một triệu chứng nguy hiểm
Tại hội nghị quốc tế của Hiệp hội Alzheimer diễn ra vào năm nay ở Denver đã có tới vài báo cáo cùng lúc về mối liên hệ giữa COVID-19 và chứng suy giảm nhận thức dai dẳng, bao gồm cả bệnh Alzheimer, thường ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi. Ở giai đoạn đầu căn bệnh này rất khó nhận biết, người bệnh thấy mình đãng trí, hay quên. Theo thời gian, trí nhớ dài hạn cũng bị ảnh hưởng, khả năng biểu đạt và suy nghĩ bị suy giảm.
Các tác giả của
một nghiên cứu được thực hiện ở Argentina đã tiến hành theo dõi trong vòng 6 tháng liền đối với những người 234 người già trên 60 tuổi đã khỏi COVID.
Các bài kiểm tra được sử dụng để định lượng mức độ nhận thức, phản ứng cảm xúc và sự phối hợp vận động. Các kết quả trên thang điểm của bệnh sa sút trí tuệ lâm sàng áp dụng trong khoa tâm thần kinh được so sánh với nhóm đối chứng của cùng một người cao tuổi không mắc COVID.
12 Tháng Mười Hai 2020, 21:04
Hơn 60% những người tham gia nghiên cứu có vấn đề về tư duy, khoảng 1/3 gặp vấn đề đáng kể, trong khi ở nhóm đối chứng chỉ có 6% mắc phải chứng này. Các triệu chứng đặc trưng của giai đoạn đầu của chứng sa sút trí tuệ là tính hay quên, khó sắp xếp đồ vật và tìm từ, cũng được quan sát thấy ở những người bị COVID-19 thể nhẹ.
Các nhà khoa học đã nhận thấy mối liên hệ giữa thời gian và mức độ nghiêm trọng của chứng suy giảm nhận thức và
mất khứu giác - chứng anosmia. Điều này được giải thích là vì coronavirus sử dụng các củ khứu giác, nơi chứa các tế bào não phản ứng với mùi, để thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Bằng cách tấn công các tế bào này, vi rút phá hỏng các mạch thần kinh dẫn đến các trung tâm não. Vì vậy, các tác giả của công trình này cảnh báo, không nên lơ là về triệu chứng hậu COVID kéo dài như mất khứu giác.
Trước đây,
người ta thấy rằng các vùng phía trước não bị ảnh hưởng bởi coronavirus trùng với các vùng chịu trách nhiệm về trí nhớ, sự chú ý và chức năng điều hành, đây cũng chính là những vùng thường bị ảnh hưởng bởi bệnh Alzheimer. Hơn nữa, các bệnh nhân Alzheimer cũng thường phàn nàn về việc mất khứu giác và vị giác.
Nghiên cứu lớn nhất về trí tuệ của những người bị bệnh COVID
được thực hiện ở Anh.
Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2020, các nhà khoa học tại Đại học Imperial College London đã sử dụng các bài kiểm tra để đánh giá trí nhớ, tốc độ tư duy, khả năng tập trung và lập kế hoạch của 81.337 người. Một vài tháng sau, họ yêu cầu những người đã từng bị COVID thực hiện lại các bài kiểm tra tương tự. Tổng cộng, có 518 người như vậy.
Các kết quả rõ ràng chỉ ra
tác động tiêu cực của COVID-19. Độ bão hòa oxy của bệnh nhân càng thấp trong thời gian bị bệnh thì các chức năng nhận thức của người này càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Coronavirus gây thiệt hại nghiêm trọng nhất cho những người từng phải sử dụng máy thở: điểm IQ tổng hợp toàn cầu của họ trên thang điểm Stanford-Binet (SD) giảm 0,47, tương ứng với mười năm
lão hóa não. Đối với những người phải nhập viện mà không cần thở máy, chỉ số này giảm 0,26 SD, những người bị bệnh dạng nhẹ chữa trị tại nhà thì chỉ số này là 0,23 SD. Để so sánh, đột quỵ làm suy giảm trí thông minh trung bình 0,24 SD.
Tuy nhiên, các nhà khoa học không vội đưa ra kết luận và dự định quan sát những người này trong vòng ba đến năm năm.
Tại Trường Y Grossman thuộc Đại học New York, các chuyên gia
đã chứng mình ở cấp độ phân tử là coronavirus gây thoái hóa thần kinh.
Các chuyên gia đã phân tích máu của những bệnh nhân cao tuổi mắc COVID-19 nhập viện tại bệnh viện đại học, là những người trước đó không hề bị mất trí nhớ hay suy giảm nhận thức, và họ ghi nhận rằng ở những người này các chỉ số về tổn thương não, viêm thần kinh và bệnh Alzheimer đã gia tăng.
Theo các nhà khoa học,
bệnh Alzheimer và COVID-19 có điểm chung - rất có thể, đó là một quá trình viêm. Nó làm hỏng các tế bào nội mô lót các mạch máu và kiểm soát các đặc tính miễn dịch và đông máu.
Các dấu hiệu sinh học cao của chứng viêm thần kinh được quan sát thấy ở tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu (251 người), bất kể các triệu chứng thần kinh. Đối với những người mắc COVID-19 ở thể nặng, các chỉ số được ghi nhận gần tương ứng với giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer.
Các chuyên gia người Mỹ từ Phòng khám Cleveland cùng với các đồng nghiệp từ một số trường đại học đã sử dụng khả năng của trí tuệ nhân tạo
để nghiên cứu mối quan hệ giữa các protein SARS-CoV-2 và các gen xác định khuynh hướng mắc bệnh Alzheimer. Thì ra, nguy cơ cao là những gen điều chỉnh chứng viêm thần kinh và tổn thương vi mạch trong não.
Gần đây, các nhà khoa học Anh từ Viện Nghiên cứu Chứng mất trí nhớ tại Đại học College London
đã xác nhận mối liên hệ di truyền giữa COVID-19 và bệnh Alzheimer. Họ phát hiện ra rằng cùng một biến thể của gen OAS1, chịu trách nhiệm về xác định phản ứng miễn dịch nâng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và khả năng bị COVID-19 ở thể nặng.
Có vẻ như kết luận là hiển nhiên: COVID-19 gây ra chứng mất trí. Nhưng không phải mọi thứ đều đơn giản như vậy. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bản thân các rối loạn thoái hóa thần kinh như Alzheimer làm tăng khả năng mắc coronavirus, phát triển các biến chứng nặng và tử vong.
Cụ thể, các nhà khoa học từ Cleveland
phát hiện ra rằng những người có alen APOE E4 / E4 - yếu tố nguy cơ di truyền lớn nhất đối với bệnh Alzheimer - bị giảm biểu hiện của các gen bảo vệ kháng vi-rút, điều này khiến một người dễ bị nhiễm COVID-19 hơn.
Còn
các chuyên gia Brazil thì phát hiện ra rằng nguy cơ tử vong do COVID-19 ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer cao gấp 3 lần, nếu họ trên 80 tuổi, nguy cơ này tăng gấp 6 lần. Các nhà khoa học đưa ra kết luận này sau khi phân tích thông tin từ ngân hàng sinh học lớn nhất của Anh là UK Biobank.
Những người bị nhiễm
các dấu hiệu mất trí nhớ bị COVID-19 ở thể nặng hơn. Lý do là bởi vì viêm mãn tính và suy giảm phản ứng miễn dịch làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, còn có mối tương quan ngược: chứng sa sút trí tuệ phá vỡ khả năng phòng thủ tự nhiên, khiến vi-rút xâm nhập não dễ dàng hơn, còn bệnh COVID làm trầm trọng thêm bệnh Alzheimer và các hiện tượng thoái hóa thần kinh khác.