Ở Đức để ngỏ khả năng đóng băng "Dòng chảy phương Bắc - 2" do Ukraina

© Sputnik / Alexey KudenkoĐường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc"
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Đức thừa nhận khả năng có thể đóng băng việc khởi động đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương Bắc - 2" vì Ukraina và để tránh phụ thuộc vào Nga. Ý kiến này đã được nhà báo Đức Stefan Kornelius đưa ra trong một bài báo đăng trên tờ Süddeutsche Zeitung.
Theo ông, nước Đức đang lâm vào một tình thế khó khăn và buộc phải tìm ra lối thoát, đây sẽ trở thành quyết định chính trị quan trọng nhất, vì vấn đề này đã bị trì hoãn trong một thời gian dài. Tác giả chỉ ra rằng những "luận chứng giả" dường như ngày càng kém thuyết phục hơn, ví dụ như về việc cung cấp khí đốt trở lại cho Ukraina và các nước Đông Âu khác.
“Lúc đầu điều đó có thể có tác dụng. Nhưng khi không có đủ khí đốt và các công ty cung cấp khí đốt của Đức bắt đầu tranh giành từng mét khối khí, thì xung đột sẽ chuyển sang Tây Âu. Vì vậy nên chỉ có một giải pháp: đó là tách riêng chủ sở hữu khí đốt và nhà khai thác đường ống và thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga. Để làm được điều này cần phải tìm kiếm các nhà cung cấp khác, sử dụng các nguồn năng lượng thay thế, cứng rắn yêu cầu thực hiện hợp đồng và cuối cùng là sẵn sàng đưa ra quyết định chính trị để đóng băng đường ống”, - nhà báo Cornelius nói.
Bình luận viên người Đức nhấn mạnh rằng người mua đã lâm vào thế phụ thuộc và dễ bị dọa nạt, còn người bán thì đang lợi dụng tình cảnh này. Ông nói thêm rằng ở đây không chỉ nói về Ukraina, mà còn cả về nước Đức, và vấn đề đang trở nên nghiêm trọng hơn.
Xây dựng đường ống Dòng chảy phương Bắc-2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2021
Tại sao Đức ủng hộ sớm vận hành «Dòng chảy phương Bắc -2»?

Đức cần khí đốt của Nga

Cornelius nói rằng Đức cần khí đốt của Nga, còn về phần Nga thì lại cần tiền của Đức. Theo quan điểm của ông, Moscow có ý định chia rẽ Liên minh châu Âu nhằm tước bỏ vũ khí chính của châu Âu là sự gắn kết về kinh tế, thông qua đó tự bảo vệ mình khỏi các lệnh trừng phạt và khiến EU trở nên không hấp dẫn đối với các quốc gia đang tìm kiếm tư cách thành viên trong đó, chẳng hạn như Bắc Macedonia, Ukraina, Gruzia.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала