https://kevesko.vn/20211112/viet-nam-quan-tam-den-tinh-hinh-o-sudan-va-keu-goi-noi-lai-doi-thoai-cho-yemen-12456062.html
Việt Nam quan tâm đến tình hình ở Sudan và kêu gọi nối lại đối thoại cho Yemen
Việt Nam quan tâm đến tình hình ở Sudan và kêu gọi nối lại đối thoại cho Yemen
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ kêu gọi các bên liên quan chấm dứt tất cả các hoạt động quân sự, nối lại đối thoại... 12.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-12T09:40+0700
2021-11-12T09:40+0700
2021-11-12T09:40+0700
việt nam
chính trị
liên hợp quốc
yemen
hội đồng bảo an lhq
tổng thư ký liên hợp quốc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0a/06/9557859_0:0:3072:1728_1920x0_80_0_0_6325dbce90abc15c00231ea7d73ea363.jpg
Việt Nam bày tỏ lo lại về leo thang quân sự ở YemenTại Liên hợp quốc, ngày 11/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thảo luận về tình hình Yemen với sự tham dự của Đặc Phái viên Tổng Thư ký LHQ về Yemen Hans Grundberg và Quyền Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về điều phối các hoạt động nhân đạo của LHQ Ramesh Rajasingham.Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ hoan nghênh các hoạt động ngoại giao của Đặc phái viên ở Iran, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Yemen.Ông nhắc lại sự ủng hộ đối với các nỗ lực của đặc phái viên trong việc nối lại đối thoại chính trị toàn diện và bền vững giữa các bên liên quan ở Yemen.Đại diện Việt Nam bày tỏ lo ngại leo thang quân sự ở Yemen, đặc biệt tại Marib, sẽ phá hoại các nỗ lực kiến tạo hoà bình ở nước này, gây ra nhiều khổ đau cho người dân cũng như đe doạ sự ổn định ở khu vực.Việt Nam kêu gọi các bên liên quan chấm dứt tất cả các hoạt động quân sự, nối lại đối thoại, hợp tác với đặc phái viên để thảo luận về giải pháp chính trị toàn diện cho Yemen.Việt Nam cũng kêu gọi các bên tôn trọng Luật nhân đạo quốc tế và thực hiện Nghị quyết 2573 của HĐBA, trong đó có việc bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự và thúc giục các bên đẩy mạnh việc thực hiện Hiệp định Stockholm cũng như Hiệp định Riyadh.Về vấn đề tàu chở dầu Safer, Đại sứ Đặng Đình Quý kêu gọi Ansar Allah (lực lượng Houthi) hợp tác đầy đủ với LHQ để thống nhất phương án xử lý, ngăn chặn các rủi ro thảm hoạ môi trường và nhân đạo có thể xảy ra.Việt Nam quan tâm theo dõi tình hình ở SudanCùng ngày, HĐBA cũng thảo luận kín về những diễn biến gần đây tại Sudan. Ông Volker Perthes, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ kiêm người đứng đầu Phái bộ hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất tại Sudan (UNITAMS) tham dự cuộc họp.Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh Việt Nam quan tâm theo dõi tình hình tại Sudan và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh các hành động bạo lực hoặc làm leo thang căng thẳng, bảo vệ thường dân, bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân viên LHQ và người nước ngoàiĐại sứ kêu gọi các bên liên quan đối thoại để đạt giải pháp hòa bình, phù hợp với Sắc lệnh Hiến pháp năm 2019 và Thỏa thuận Hòa bình Juba.Đồng thời, Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của LHQ, UNITAMS, các tổ chức khu vực và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là vai trò hòa giải của Đại diện đặc biệt Volker Perthes và Liên minh châu Phi (AU) nhằm hỗ trợ các bên liên quan ở Sudan giải quyết các khó khăn hiện nay.Tình hình chính trị tại Sudan đang diễn biến phức tạp. Ngày 25/10, người đứng đầu Hội đồng Tối cao chuyển tiếp Sudan, Tướng Abdel Fattah al-Burhan đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đồng thời thông báo giải tán Hội đồng Tối cao chuyển tiếp và Chính phủ chuyển tiếp dân sự của nước này.Ngày 28/10, HĐBA LHQ đã ban hành Tuyên bố Báo chí kêu gọi các bên liên quan ở Sudan thúc đẩy một giải pháp phù hợp với Sắc lệnh Hiến pháp năm 2019 và Thỏa thuận Hòa bình Juba năm 2020, những Thỏa thuận nền tảng cho tiến trình chuyển tiếp dân chủ ở Sudan.Hiện các bên liên quan ở Sudan chưa đạt nhất trí về việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp dân sự mới.
https://kevesko.vn/20211005/viet-nam-se-no-luc-nhu-the-nao-trong-3-thang-nuoc-rut-cuoi-cung-tai-lien-hop-quoc-11152603.html
https://kevesko.vn/20211022/thu-tuong-pham-minh-chinh-tran-trong-su-ho-tro-quy-bau-ma-lhq-danh-cho-viet-nam-12207898.html
yemen
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0a/06/9557859_193:0:2924:2048_1920x0_80_0_0_82a5f3e6ebf98e8055f06e1cf795e4d2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, chính trị, liên hợp quốc, yemen, hội đồng bảo an lhq, tổng thư ký liên hợp quốc
việt nam, chính trị, liên hợp quốc, yemen, hội đồng bảo an lhq, tổng thư ký liên hợp quốc
Việt Nam quan tâm đến tình hình ở Sudan và kêu gọi nối lại đối thoại cho Yemen
HÀ NỘI (Sputnik) - Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ kêu gọi các bên liên quan chấm dứt tất cả các hoạt động quân sự, nối lại đối thoại, tìm giải pháp chính trị toàn diện cho Yemen. Cùng ngày, Đại sứ nhấn mạnh, Việt Nam quan tâm theo dõi tình hình tại Sudan, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh các hành động bạo lực.
Việt Nam bày tỏ lo lại về leo thang quân sự ở Yemen
Tại Liên hợp quốc, ngày 11/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (
HĐBA LHQ) đã thảo luận về tình hình Yemen với sự tham dự của Đặc Phái viên Tổng Thư ký LHQ về Yemen Hans Grundberg và Quyền Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về điều phối các hoạt động nhân đạo của LHQ Ramesh Rajasingham.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ hoan nghênh các hoạt động ngoại giao của Đặc phái viên ở Iran,
Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Yemen.
Ông nhắc lại sự ủng hộ đối với các nỗ lực của đặc phái viên trong việc nối lại đối thoại chính trị toàn diện và bền vững giữa các bên liên quan ở Yemen.
Đại diện Việt Nam bày tỏ lo ngại leo thang quân sự ở Yemen, đặc biệt tại Marib, sẽ phá hoại các nỗ lực kiến tạo hoà bình ở nước này, gây ra nhiều khổ đau cho người dân cũng như đe doạ sự ổn định ở khu vực.
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan chấm dứt tất cả các hoạt động quân sự, nối lại đối thoại, hợp tác với đặc phái viên để thảo luận về giải pháp chính trị toàn diện cho
Yemen.
Việt Nam cũng kêu gọi các bên tôn trọng Luật nhân đạo quốc tế và thực hiện Nghị quyết 2573 của HĐBA, trong đó có việc bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự và thúc giục các bên đẩy mạnh việc thực hiện Hiệp định Stockholm cũng như Hiệp định Riyadh.
Về vấn đề tàu chở dầu Safer, Đại sứ Đặng Đình Quý kêu gọi Ansar Allah (lực lượng Houthi) hợp tác đầy đủ với
LHQ để thống nhất phương án xử lý, ngăn chặn các rủi ro thảm hoạ môi trường và nhân đạo có thể xảy ra.
Việt Nam quan tâm theo dõi tình hình ở Sudan
Cùng ngày, HĐBA cũng thảo luận kín về những diễn biến gần đây tại Sudan. Ông Volker Perthes, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ kiêm người đứng đầu Phái bộ hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất tại Sudan (UNITAMS) tham dự cuộc họp.
Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh
Việt Nam quan tâm theo dõi tình hình tại Sudan và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh các hành động bạo lực hoặc làm leo thang căng thẳng, bảo vệ thường dân, bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân viên LHQ và người nước ngoài
Đại sứ kêu gọi các bên liên quan đối thoại để đạt giải pháp hòa bình, phù hợp với Sắc lệnh Hiến pháp năm 2019 và Thỏa thuận Hòa bình Juba.
22 Tháng Mười 2021, 13:45
Đồng thời, Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của LHQ, UNITAMS, các tổ chức khu vực và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là vai trò hòa giải của Đại diện đặc biệt Volker Perthes và Liên minh châu Phi (AU) nhằm hỗ trợ các bên liên quan ở Sudan giải quyết các khó khăn hiện nay.
Tình hình chính trị tại
Sudan đang diễn biến phức tạp. Ngày 25/10, người đứng đầu Hội đồng Tối cao chuyển tiếp Sudan, Tướng Abdel Fattah al-Burhan đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đồng thời thông báo giải tán Hội đồng Tối cao chuyển tiếp và Chính phủ chuyển tiếp dân sự của nước này.
Ngày 28/10, HĐBA LHQ đã ban hành Tuyên bố Báo chí kêu gọi các bên liên quan ở Sudan thúc đẩy một giải pháp phù hợp với Sắc lệnh Hiến pháp năm 2019 và Thỏa thuận Hòa bình Juba năm 2020, những Thỏa thuận nền tảng cho tiến trình chuyển tiếp dân chủ ở Sudan.
Hiện các bên liên quan ở Sudan chưa đạt nhất trí về việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp dân sự mới.