Tại sao việc đề ra quy định quản lý những hành vi quân sự hóa vũ trụ lại nguy hiểm?

© Ảnh : ESA/NASA - L.ParmitanoTrái đất từ Trạm vũ trụ quốc tế
Trái đất từ Trạm vũ trụ quốc tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2021
Đăng ký
Theo các nhà chức trách Mỹ, cạnh tranh quân sự giữa các quốc gia đang biến không gian vũ trụ thành “miền tây hoang dã”, vì thế cần phải đưa ra các quy định trong lĩnh vực này. Thoả thuận quốc tế duy nhất hiện có về lĩnh vực này là Hiệp ước Không gian vũ trụ năm 1967.
Liên bang Nga và Trung Quốc không vội vàng điều chỉnh sự hiện diện quân sự trên không gian vũ trụ, vì điều này mâu thuẫn với các nguyên tắc thăm dò không gian vì mục đích hòa bình. Trong khi đó, không gian vũ trụ ngày càng trở nên không bình yên.

Không gian vũ trụ phải có một cảnh sát trưởng?

Một trong những thách thức chính trong việc quản lý không gian vũ trụ là hầu như bất kỳ công nghệ vũ trụ nào cũng có thể được sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự.
Hoa Kỳ đã nhiều lần đưa ra sáng kiến xác định ranh giới của những hành vi được phép trong không gian, bao gồm cả sự hiện diện quân sự, cũng như xác định các hành vi có thể được coi là gây hấn. Ví dụ, họ đề nghị xác định khoảng cách tối đa mà một quả vệ tinh được phép tiếp cận một qua vệ tinh khác, thiết bị nào có thể được triển khai và những thao tác nào có thể được thực hiện trong không gian vũ trụ.
6G  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2021
Đưa Việt Nam vào bản đồ công nghệ 5G thế giới, Viettel tính đến 6G, bay vào vũ trụ
Thoả thuận quốc tế duy nhất hiện có về lĩnh vực này là Hiệp ước Không gian vũ trụ năm 1967, trong đó cấm các quốc gia đưa vũ khí hạt nhân và những vũ khí hủy diệt hàng loạt khác vào vũ trụ hay những thiên thể như Mặt trăng. Hiệp ước này hướng đến sử dụng không gian vũ trụ vì lợi ích của toàn nhân loại, nhưng thiếu quy định cụ thể và hạn chế hoạt động quân sự. Tuy nhiên, các quốc gia không vội chấp nhận các quy định mới.
"Không gian vũ trụ đang trở thành một đấu trường tiềm năng cho các hoạt động quân sự giữa Hoa Kỳ và các đối thủ của họ, vì vậy Washington phải sẵn sàng, nếu cần thiết, để đẩy lùi sự xâm lược trong không gian".
Điều này được nêu trong “Chiến lược không gian phòng thủ” mới của Hoa Kỳ được công bố vào tháng 12 năm 2020 trên trang web của Nhà Trắng.

“Chúng tôi tin chắc, tôi thực sự tin rằng, cần có một số quy tắc liên quan đến hành vi an toàn và chuyên nghiệp trong không gian” (...) “Tôi hy vọng rằng, các đồng minh và đối tác của chúng tôi có cùng quan điểm”, - Tư lệnh Lực lượng Không gian Hoa Kỳ, Thượng tướng John Raymond tuyên bố vào đầu năm nay.

Tuy nhiên, "các đồng minh và đối tác" phản đối bất kỳ quy định chính thức nào về việc quân sự hóa không gian vũ trụ, ngoại trừ lệnh cấm rõ ràng và không thể phủ nhận. Vấn đề là ở chỗ: nếu cộng đồng quốc tế bắt đầu điều chỉnh sự hiện diện quân sự trong vũ trụ, thì bằng cách đó sẽ chấp nhận và hợp pháp hóa các hành động như vậy. Điều này mâu thuẫn với quan điểm của Trung Quốc và Liên bang Nga.
© AFP 2023 / Greg NashTướng John Raymond, Trưởng ban Tác chiến Không gian của Lực lượng Không gian Hoa Kỳ
Tướng John Raymond, Trưởng ban Tác chiến Không gian của Lực lượng Không gian Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2021
Tướng John Raymond, Trưởng ban Tác chiến Không gian của Lực lượng Không gian Hoa Kỳ
Hai nước này đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “sử dụng không gian vũ trụ vì mục đích hòa bình”. Vào năm 2014, họ đã đề xuất Hiệp ước về ngăn chặn bố trí vũ khí trong vũ trụ và đe dọa hoặc sử dụng vũ lực với các vật thể trong vũ trụ. Về cơ bản, đây là một lệnh cấm ràng buộc pháp lý đối với việc sử dụng vũ khí trong không gian vũ trụ.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia cao cấp Zhou Rong từ Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương (Chongyang) thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, lưu ý rằng, Liên bang Nga và Trung Quốc đã bày tỏ quan điểm của hầu hết các nước về vấn đề quân sự hóa vũ trụ:

“Sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình không chỉ là lời kêu gọi của CHND Trung Hoa và Liên bang Nga, mà còn là lời kêu gọi của tất cả mọi người và các quốc gia trên thế giới đang tiến hành các thí nghiệm khoa học trong không gian. Tuy nhiên, không gian vũ trụ luôn là cao điểm của sự cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc. Trong khi chúng tôi muốn sử dụng không gian vũ trụ vì mục đích hòa bình hoặc tạo ra không gian sống mới trong Vũ trụ, Mỹ đang cố gắng tăng cường quân sự hóa không gian theo nhiều cách khác nhau”, - chuyên gia Trung Quốc nói với Sputnik.

Hành tinh trái đất trong không gian - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Mỹ lo ngại về khả năng của quân đội Nga trong không gian vũ trụ

Lập trường của phương Tây

Tuy nhiên, phương Tây xem xét vấn đề từ một góc độ khác. Theo Tư lệnh lực lượng Vũ trụ Mỹ, Đại tướng John Raymond, trong bối cảnh sự cạnh tranh quốc tế trong không gian vũ trụ ngày càng gia tăng, Washington cần phải can thiệp quân sự tích cực hơn.
"Mỹ đang đặt cược vào khả năng răn đe để ngăn chặn một cuộc chiến ngoài không gian", "không gian vũ trụ đang biến thành miền tây hoang dã thực sự", - tướng Raymond tuyên bố.
Tuy nhiên, vị tướng không nói gì về những hành vi nguy hiểm của Mỹ trên vũ trụ.
Theo chuyên gia Trung Quốc Zhou Rong, quan điểm của Mỹ về vấn đề vũ trụ luôn mâu thuẫn với chính sách của Trung Quốc và Nga. Năm 2019, Lực lượng Không gian Hoa Kỳ được tách ra thành một quân chủng độc lập, Mỹ bắt đầu thành lập liên minh quân sự không gian với các đồng minh.
Thành viên của liên minh này bao gồm NATO, Liên minh tình báo Five Eyes, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngay từ năm 2018, NATO bắt đầu quan tâm nhiều đến lĩnh vực vũ trụ. Chính sách hỗ trợ các sứ mệnh không gian của NATO đã được thông qua. Nhờ đó, thành phần không gian vũ trụ lần đầu tiên chính thức được tích hợp vào cuộc tập trận Trident Juncture 2018. Vào tháng 6 năm 2019, các bộ trưởng quốc phòng của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã thông qua khái niệm về phòng thủ trước các cuộc tấn công từ không gian.
© Ảnh : Public domain/U.S. Navy/Kevin LeitnerTàu tấn công đổ bộ USS "Iwo Jima" trên nền cực quang tại cuộc tập trận Trident Juncture 2018 ở Na Uy
Tàu tấn công đổ bộ USS Iwo Jima trên nền cực quang tại cuộc tập trận Trident Juncture 2018 ở Na Uy - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2021
Tàu tấn công đổ bộ USS "Iwo Jima" trên nền cực quang tại cuộc tập trận Trident Juncture 2018 ở Na Uy
Sau đó Mỹ đã tăng cường huấn luyện quân sự trong không gian và huấn luyện nhân viên tình báo vệ tinh của các đồng minh NATO. Hoa Kỳ còn xây dựng hệ thống tác chiến không gian và thành lập trung tâm vũ trụ ở Đức. Các nhiệm vụ chính của trung tâm Uedem ở miền tây nước Đức là bảo vệ 6 vệ tinh quân sự của Cộng hòa Liên bang Đức trên quỹ đạo, theo dõi các mảnh vụn, rác thải không gian và phân tích hoạt động tình báo của các quốc gia khác trong không gian vũ trụ.

“Lý do mà Hoa Kỳ đang tích cực tăng cường xây dựng quân đội vũ trụ là Hoa Kỳ xem Trung Quốc và Liên bang Nga là những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia. Nhiệm vụ chính của Lực lượng vũ trang đã thay đổi từ chống lại các mối đe dọa khủng bố sang chống lại sự cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc. Thời gian gần đây, cả Liên bang Nga và Trung Quốc đều phát triển nhanh chóng các công nghệ vũ trụ, điều này khiến ưu thế không gian của Mỹ bị giảm sút. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu Hoa Kỳ muốn duy trì lợi thế phi đối xứng của mình trong lĩnh vực vũ trụ, thì việc quân sự hóa không gian chắc chắn sẽ là phương án lý tưởng”, - chuyên gia Zhou Rong giải thích lý do của các hành vi này.

Vệ tinh do thám của Mỹ gặp sự cố

Một ví dụ gần đây về hành vi gây hấn của Hoa Kỳ trên quỹ đạo là sự cố với vệ tinh Trung Quốc vào tháng Bảy năm nay. Vệ tinh liên lạc Shijian 20 của Trung Quốc bị vệ tinh do thám USA 271 (GSSAP 4) của Mỹ di chuyển song song và giám sát. Vệ tinh Trung Quốc đã nhanh chóng cơ động di chuyển ra ngoài tầm quan sát của vệ tinh Mỹ, tờ South China Morning Post cho biết.
© © SciNews / YouTubeVệ tinh địa tĩnh thử nghiệm c Shijian-20 của Trung Quốc
Vệ tinh địa tĩnh thử nghiệm c Shijian-20 của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2021
Vệ tinh địa tĩnh thử nghiệm c Shijian-20 của Trung Quốc
Mặc dù trong tình huống này, chính Mỹ đã cử "gián điệp" của mình tới vệ tinh Trung Quốc, nhưng họ vẫn khẳng định rằng, chính hoạt động thám hiểm không gian của Trung Quốc gây ra sự lo ngại, vì Shijian-20 được trang bị thiết bị có khả năng theo dõi hành trình tiếp cận của bộ máy Mỹ. Tuy nhiên, các chức năng như vậy là cần thiết để tránh va chạm các phương tiện bay trong không gian vũ trụ.
Hoa Kỳ từ lâu đã lo ngại về một số chức năng của các thiết bị vũ trụ của Trung Quốc. Ví dụ, vệ tinh SJ-17 được trang bị cánh tay robot được thiết kế để hỗ trợ việc cập cảng hoặc giúp phi hành gia di chuyển gia xung quanh thân tàu. Còn Lầu Năm Góc tin rằng, công nghệ cánh tay robot dựa trên không gian "có thể được sử dụng để tóm với các vệ tinh khác”. Trong một cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia Nga phủ nhận tin này và gọi những tuyên bố của Lầu Năm Góc là "vô lý".
Theo chuyên gia Zhou Rong, Hoa Kỳ đang cố gắng sử dụng "lý thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc" để làm gia tăng cảm giác hoang mang, hoảng loạn và từ đó đẩy nhanh quá trình quân sự hóa không gian, tương tự như chiến lược chống Liên Xô của Hoa Kỳ trong thời gian Chiến tranh Lạnh.
Nữ diễn viên Yulia Peresild và đạo diễn Klim Shipenko mặc bộ đồ vũ trụ trước khi phóng tàu vũ trụ Soyuz MS-19 tại sân bay vũ trụ Baikonur - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
"Đi thôi!": Nga là nước đầu tiên trên thế giới cử đoàn làm phim lên Trạm vũ trụ Quốc tế

Còn các công ty tư nhân thì sao?

Một vấn đề riêng trong các quy định về sử dụng không gian vũ trụ là các công ty tư nhân, chẳng hạn như Space-X. Số lượng lớn các vệ tinh viễn thông thương mại đang hoạt động trên các quỹ đạo địa tĩnh đã khiến cả các cơ quan vũ trụ và các nhà thiên văn học lo lắng do nguy cơ va chạm và các mảnh vỡ không gian ngày càng tăng.
Vào ngày 2 tháng 9 năm 2019, có một sự cố đáng chú ý. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã đốt động cơ đẩy trên vệ tinh Aeolus, điều khiển nó bay tránh vệ tinh Starlink 44 của SpaceX. Sau khi biết về nguy cơ xảy ra va chạm, công ty SpaceX của Elon Musk chỉ đơn giản trút trách nhiệm về vụ này cho ESA và không bị trừng phạt. Rốt cuộc, không có "quy tắc giao thông" nào trong không gian vũ trụ.

“Nếu các nước tiếp tục cạnh tranh để mở rộng chiến lược không gian và thực hiện kế hoạch quân sự hóa không gian, điều này chắc chắn sẽ gây tổn hại đến sự phát triển toàn cầu, những rủi ro trên không gian vũ trụ sẽ tăng lên. Hiện tại, có hơn 2.000 vệ tinh trong không gian, hơn 70 quốc gia sở hữu các thiết bị vũ trụ của riêng họ. Cuộc chạy đua vũ trang trên không gian ngày càng gay gắt, do đó các mảnh vỡ không gian cũng sẽ tăng theo cấp số nhân, gây ra rủi ro lớn cho hoạt động trong không gian”, - ông Zhou Rong kết luận.

© REUTERS / Joe SkipperVụ phóng tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Cape Canaveral, Florida
Vụ phóng tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Cape Canaveral, Florida  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2021
Vụ phóng tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Cape Canaveral, Florida
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала