https://kevesko.vn/20211116/may-bay-yak-130-cua-nga-den-viet-nam-12505983.html
Máy bay Yak-130 của Nga đến Việt Nam
Máy bay Yak-130 của Nga đến Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Theo blog Defense Studies, lô máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 đầu tiên của Nga, được cung cấp theo hợp đồng năm 2019, đã đến Việt Nam. Có thể chúc mừng... 16.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-16T21:18+0700
2021-11-16T21:18+0700
2021-11-17T15:09+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
nga
yak-130
hợp tác nga-việt
tác giả
quân sự
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/10/12504982_0:0:3076:1731_1920x0_80_0_0_a28b775407d229994baa11c1655dbaeb.jpg
Hợp đồng Việt Nam - Nga năm 2019 với giá trị 350 triệu USD về việc cung cấp 12 chiếc máy bay huấn luyện Yak-130 cho Không quân Việt Nam — tức là một phi đội đủ. Việt Nam trở thành khách hàng nước ngoài thứ sáu cho loại máy bay này sau Algeria, Bangladesh, Belarus, Myanmar và Lào.Tháng 8 năm 2020, một phóng sự được phát trên truyền hình Nga về chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới nhà máy sản xuất máy bay ở Irkutsk (Đông Siberia). Một trong những chiếc Yak-130 được lắp ráp đã lọt vào khung hình, trên thân máy có quốc kỳ và nhãn hiệu chứng tỏ chiếc máy bay được xuất khẩu cho Việt Nam.Ngày 13 tháng 11 năm 2021, 6 chiếc đầu tiên trong hợp đồng này, sơn màu rằn ri rừng xanh cát vàng đặc trưng và mang dấu hiệu đặc trưng của Việt Nam, đã về đến sân bay Phù Cát (Bình Định). "Yak 130" sẽ hoạt động trong thành phần trung đoàn không quân huấn luyện 940. Rõ ràng là các phương tiện Nga được sử dụng thay thế máy bay Aero L-39 đã lỗi thời và lạc hậu được sản xuất ở Tiệp Khắc.Tại sao việc mua Yak 130 lại tỏ ra có lợi?Trang bị hai động cơ (trước hết là tính an toàn đối với một phương tiện huấn luyện), nhưng rất kinh tế và bền bỉ (10 000 giờ bay), Yak-130 có thể huấn luyện phi công cho một máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5 - Su-30, Su-35, Su-57, MiG-35 của Nga hay F-15, F-16 (kể cả những phiên bản mới nhất), F-22, F-35 của Mỹ, Rafale, Eurofighter Typhoon của châu Âu — mà không làm hao mòn bản thân phương tiện chiến đấu.Là máy bay cận âm, Yak-130 cho phép mô phỏng các điều kiện của một chuyến bay "siêu thanh". Hơn nữa, theo yêu cầu khách hàng, động cơ có thể được trang bị các vòi phun véc tơ lực đẩy lệch hướng. Máy bay có hệ thống cứu hộ phi công đáng tin cậy trong trường hợp khẩn cấp. Hiện vẫn cần cố gắng để tạo ra tình huống vì các nhà thiết kế đã cẩn thận nghĩ ra tất cả các hình thức để "bảo vệ trước những kẻ ngu ngốc".Ngoài ra, Yak-130 còn là một máy bay tấn công hạng nhẹ có khả năng mang tải trọng chiến đấu lên đến 3 tấn, lý tưởng cho chiến trường các khu vực rừng núi và nhiều cây cối như Đông Nam Á.Có thể “hoạt động” ngay cả từ các sân bay dã chiến (không được lát bề mặt cứng), thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa và bom vào các mục tiêu mặt đất, tiêu diệt các mục tiêu trên không tốc độ thấp: UAV, máy bay vận tải hay trực thăng.Kho vũ khí của Yak-130 bao gồm tên lửa không đối không R-73/74, tên lửa không đối đất S-8, S-13, S-25, các loại bom hiệu chỉnh và bom thông thường cỡ 500 kg. Phạm vi bay khi không có bình xăng phụ là 2000 km, trần bay lên tới 12,5 km. Tính linh hoạt và hiệu quả của Yak-130 khiến nó trở thành một tổ hợp máy bay huấn luyện chiến đấu hiệu quả, đặc biệt là đối với các quốc gia có ngân sách quân sự tương đối hạn chế.Rõ ràng, Không quân Việt Nam sẽ dùng máy bay Yak-130 để huấn luyện cho các phi công tương lai điều khiển máy bay chiến đấu Su-30MK2, cũng như các loại khác hiện đại hơn. Có lẽ là Su-57E hay thậm chí là "em trai" Su-75 Checkmate. Tổ hợp hàng không chiến đấu một động cơ thế hệ thứ 5 này đã được giới thiệu tại Nga vào mùa hè năm nay. Chính trong những ngày này, lần đầu tiên Su-75 xuất hiện ở nước ngoài, tại Triển lãm Hàng không Dubai 2021. Sự quan tâm của khách hàng nước ngoài đối với dòng máy bay này là điều hiển nhiên.Trước đó, một số phương tiện truyền thông Việt Nam liên tục phàn nàn Nga không phát triển các loại máy bay chiến đấu một động cơ hiện đại. Do đó, Việt Nam buộc phải tìm kiếm phương án thay thế ở các quốc gia khác. Ví dụ như Thụy Điển hoặc Mỹ. Hiện giờ không còn cơ sở nào để nói như vậy nữa: máy bay chiến đấu một động cơ mới nhất đang được Nga phát triển, đã ở dạng "mô hình thực" và sẽ sớm cất cánh. Nhưng đã đến lúc cần bắt đầu đào tạo phi công cho máy bay này ngay từ bây giờ. Yak-130 khá phù hợp với công việc này.Vì vậy, Không quân Việt Nam có thể đáng được chúc mừng về một thương vụ thành công, thực sự có hiệu quả.
https://kevesko.vn/20210904/khi-nao-nga-se-hoan-thanh-viec-cung-cap-may-bay-yak-130-cho-viet-nam-11031909.html
https://kevesko.vn/20210420/nga-se-mua-hon-20-may-bay-huan-luyen-chien-dau-yak-130-10393016.html
https://kevesko.vn/20211114/checkmate-va-hon-the-nua-rostec-se-gioi-thieu-nhung-gi-o-trung-dong-12470825.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Dmitry Shorkov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/259/03/2590377_0:0:500:500_100x100_80_0_0_262698182804eb87388c75a7f483f92d.jpg
Dmitry Shorkov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/259/03/2590377_0:0:500:500_100x100_80_0_0_262698182804eb87388c75a7f483f92d.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/10/12504982_339:0:3068:2047_1920x0_80_0_0_9a369681fc34739efb1a0460d7ce5dd8.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Dmitry Shorkov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/259/03/2590377_0:0:500:500_100x100_80_0_0_262698182804eb87388c75a7f483f92d.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, nga, yak-130, hợp tác nga-việt, tác giả, quân sự
việt nam, quan điểm-ý kiến, nga, yak-130, hợp tác nga-việt, tác giả, quân sự
Máy bay Yak-130 của Nga đến Việt Nam
21:18 16.11.2021 (Đã cập nhật: 15:09 17.11.2021) Theo blog Defense Studies, lô máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 đầu tiên của Nga, được cung cấp theo hợp đồng năm 2019, đã đến Việt Nam. Có thể chúc mừng Không quân Việt Nam về một thương vụ thành công. Tại sao lại coi là thành công - theo tài liệu của Sputnik.
Hợp đồng Việt Nam - Nga năm 2019 với giá trị 350 triệu USD về việc cung cấp 12
chiếc máy bay huấn luyện Yak-130 cho Không quân Việt Nam — tức là một phi đội đủ. Việt Nam trở thành khách hàng nước ngoài thứ sáu cho loại máy bay này sau Algeria, Bangladesh, Belarus, Myanmar và Lào.
Tháng 8 năm 2020, một phóng sự được phát trên truyền hình Nga về chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới nhà máy sản xuất máy bay ở Irkutsk (Đông Siberia). Một trong những chiếc Yak-130 được lắp ráp đã lọt vào khung hình, trên thân máy có quốc kỳ và nhãn hiệu chứng tỏ chiếc máy bay được xuất khẩu cho Việt Nam.
Ngày 13 tháng 11 năm 2021, 6 chiếc đầu tiên trong hợp đồng này, sơn màu rằn ri rừng xanh cát vàng đặc trưng và mang dấu hiệu đặc trưng của Việt Nam, đã về đến sân bay Phù Cát (Bình Định). "Yak 130" sẽ hoạt động trong thành phần trung đoàn không quân huấn luyện 940. Rõ ràng là các phương tiện Nga được sử dụng thay thế máy bay Aero L-39 đã lỗi thời và lạc hậu được sản xuất ở Tiệp Khắc.
Tại sao việc mua Yak 130 lại tỏ ra có lợi?
Trang bị hai động cơ (trước hết là tính an toàn đối với một phương tiện huấn luyện), nhưng rất kinh tế và bền bỉ (10 000 giờ bay), Yak-130 có thể huấn luyện phi công cho một
máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5 - Su-30, Su-35, Su-57, MiG-35 của Nga hay F-15, F-16 (kể cả những phiên bản mới nhất), F-22, F-35 của Mỹ, Rafale, Eurofighter Typhoon của châu Âu — mà không làm hao mòn bản thân phương tiện chiến đấu.
Là máy bay cận âm, Yak-130 cho phép mô phỏng các điều kiện của một chuyến bay "siêu thanh". Hơn nữa, theo yêu cầu khách hàng, động cơ có thể được trang bị các vòi phun véc tơ lực đẩy lệch hướng. Máy bay có hệ thống cứu hộ phi công đáng tin cậy trong trường hợp khẩn cấp. Hiện vẫn cần cố gắng để tạo ra tình huống vì các nhà thiết kế đã cẩn thận nghĩ ra tất cả các hình thức để "bảo vệ trước những kẻ ngu ngốc".
Ngoài ra, Yak-130 còn là một máy bay tấn công hạng nhẹ có khả năng mang tải trọng chiến đấu lên đến 3 tấn, lý tưởng cho chiến trường các khu vực rừng núi và nhiều cây cối như Đông Nam Á.
Có thể “hoạt động” ngay cả từ các sân bay dã chiến (không được lát bề mặt cứng), thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa và bom vào các mục tiêu mặt đất, tiêu diệt các mục tiêu trên không tốc độ thấp: UAV, máy bay vận tải hay trực thăng.
Kho vũ khí của Yak-130 bao gồm tên lửa không đối không R-73/74, tên lửa không đối đất S-8, S-13, S-25, các loại bom hiệu chỉnh và bom thông thường cỡ 500 kg. Phạm vi bay khi không có bình xăng phụ là 2000 km, trần bay lên tới 12,5 km. Tính linh hoạt và hiệu quả của Yak-130 khiến nó trở thành một tổ hợp máy bay huấn luyện chiến đấu hiệu quả, đặc biệt là đối với các quốc gia có ngân sách quân sự tương đối hạn chế.
Rõ ràng, Không quân Việt Nam sẽ dùng máy bay Yak-130 để huấn luyện cho các phi công tương lai điều khiển máy bay chiến đấu Su-30MK2, cũng như các loại khác hiện đại hơn. Có lẽ là Su-57E hay thậm chí là "em trai"
Su-75 Checkmate. Tổ hợp hàng không chiến đấu một động cơ thế hệ thứ 5 này đã được giới thiệu tại Nga vào mùa hè năm nay. Chính trong những ngày này, lần đầu tiên Su-75 xuất hiện ở nước ngoài, tại Triển lãm Hàng không Dubai 2021. Sự quan tâm của khách hàng nước ngoài đối với dòng máy bay này là điều hiển nhiên.
14 Tháng Mười Một 2021, 11:43
Trước đó, một số phương tiện truyền thông Việt Nam liên tục phàn nàn Nga không phát triển các loại máy bay chiến đấu một động cơ hiện đại. Do đó, Việt Nam buộc phải tìm kiếm phương án thay thế ở các quốc gia khác. Ví dụ như Thụy Điển hoặc Mỹ. Hiện giờ không còn cơ sở nào để nói như vậy nữa: máy bay chiến đấu một động cơ mới nhất đang được Nga phát triển, đã ở dạng "mô hình thực" và sẽ sớm cất cánh. Nhưng đã đến lúc cần bắt đầu đào tạo phi công cho máy bay này ngay từ bây giờ. Yak-130 khá phù hợp với công việc này.
Vì vậy, Không quân Việt Nam có thể đáng được chúc mừng về một thương vụ thành công, thực sự có hiệu quả.