https://kevesko.vn/20211119/nhung-nguoi-ban-nga-o-noi-gan-viet-nam-nhat-12548619.html
Những người bạn Nga ở nơi gần Việt Nam nhất
Những người bạn Nga ở nơi gần Việt Nam nhất
Sputnik Việt Nam
Ngày 19 tháng 11 năm 2021, Hội Hữu nghị Nga-Việt ở vùng Primorsky tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập. 19.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-19T19:26+0700
2021-11-19T19:26+0700
2021-11-19T19:26+0700
việt nam
xã hội
nga
hợp tác nga-việt
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/13/12547978_0:0:962:542_1920x0_80_0_0_24a899fefb47249d5d597569afbd3967.jpg
Nửa thế kỷ trước, trong những ngày kháng chiến chống Mỹ ác liệt, các thủy thủ của Công ty Vận tải Viễn Đông, Thương cảng Vladivostok, công nhân nhà máy Viễn Đông (Dalzavod), các nhà khoa học thuộc Chi nhánh Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, các bác sĩ, ngư dân, thợ xây dựng, các sinh viên đã thành lập chi nhánh Vladivostok của Hội Hữu nghị Xô-Việt để hỗ trợ những người bạn Việt Nam đang gặp khó khăn. Đến năm 1992, Chi hội Hữu nghị Xô-Việt Vladivostok đổi tên thành Hội Hữu nghị vùng Primorsky-Việt Nam như hiện nay. Trong nhiều năm, Hội hữu nghị do ông Alexander Sokolovsky, Giáo sư tổ bộ môn Châu Á Thái Bình Dương thuộc Viện nghiên cứu khu vực và quốc tế Phương Đông, trực thuộc trường Đại học Liên bang Viễn Đông (FEFU) đứng đầu. Hội đã kết nối các sinh viên Nga và Việt Nam cùng các giáo viên, doanh nhân và cựu chiến binh Hạm đội Thái Bình Dương và Công ty Vận tải Viễn Đông, những người từng chuyên chở ngũ cốc và dầu mỏ, vũ khí và máy công cụ cho Việt Nam thời chiến tranh chống Mỹ, cũng như tất cả những ai quan tâm đến đất nước Việt Nam xinh đẹp.Trụ cột của Hội hữu nghị Nga ViệtCó thể tìm hiểu mọi vấn đề về Việt Nam ở đâu?Điểm nổi bật và là niềm tự hào của Hội Hữu nghị vùng Primorsky-Việt Nam là Trung tâm Văn hóa và Giáo dục Việt Nam. Trong 20 năm, trung tâm này đã tích cực hoạt động tại trường FEFU dưới sự lãnh đạo của giáo sư Alexander Sokolovsky. Trung tâm giới thiệu về lịch sử Việt Nam và quan hệ Nga-Việt, văn hóa Việt Nam và dạy tiếng Việt cho mọi người. Các sinh viên Nga học tiếng Việt, giáo viên của họ cũng như sinh viên Việt Nam của trường FEFU và các trường đại học khác ở Vladivostok tham gia biểu diễn tại nhà hát nghiệp dư Bông sen vàng. Họ biểu diễn các bài hát, điệu múa dân gian và hiện đại Việt Nam và dàn dựng các tác phẩm cổ điển của văn học Việt Nam trên sân khấu. Các buổi dạ hội hữu nghị được tổ chức tại đây, cũng như các ngày lễ quốc gia và dân tộc Việt Nam, hội thảo và triển lãm khác nhau. Có thể nêu tên một số hoạt động trong số đó như “Phép màu kinh tế Việt Nam”, “Chiến tranh Việt Nam: Nhìn qua năm tháng, Đường phố Hà Nội (Kỷ niệm 1000 năm Thủ đô Việt Nam)”, đã trở thành các sự kiện đáng chú ý trong đời sống văn hóa của thành phố Vladivostok . Cùng với Vụ Châu Á Thái Bình Dương, Trung tâm Văn hóa và Giáo dục Việt Nam tổ chức các hội nghị và hội thảo ở nhiều cấp độ khác nhau, kể cả cấp độ quốc tế, xuất bản tài liệu hội nghị này, tuyển tập các bài báo và các tài liệu khác. Trung tâm Văn hóa và Giáo dục Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với Tổng Lãnh sự quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vladivostok và Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại địa phương này. Họ hỗ trợ thực hiện các hoạt động khác nhau của Trung tâm, bao gồm việc tổ chức cuộc thi Olympic tiếng Việt hàng năm, có sự tham gia của sinh viên học tiếng Việt từ các trường đại học ở Nga.Lãnh tụ Hồ Chí Minh và VladivostokVào ngày sinh của Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vladivostok có truyền thống đến thăm các địa danh thành phố gắn liền với tên tuổi của lãnh tụ Việt Nam. Vào những năm 20, 30 xa xôi của thế kỷ trước, khi vị chủ tịch tương lai đầu tiên của Việt Nam đến học tập và làm việc tại Moskva, khi Hồ Chí Minh có những chuyến đi công tác bí mật theo chỉ thị của Tổng bộ Quốc tế Cộng sản, đến miền Nam Trung Quốc để gặp gỡ các thanh niên yêu nước Việt Nam, ông đã dừng lại nhiều lần ở thành phố Vladivostok. Giờ đây, trên tường nhà ga, nơi lãnh tụ Việt Nam đến từ Moskva có tấm bia tưởng niệm mang tên Người. Một tấm bảng tương tự nhắc về Hồ Chí Minh được gắn trên tòa nhà khách sạn Versailles, nơi Hồ Chí Minh từng ở dưới những cái tên giả Trung Quốc. Hai năm trước, tại một trong những quảng trường thành phố đã xuất hiện tượng đài người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nơi các thành viên của Hội Hữu nghị vùng Primorsky-Việt Nam thường đến thăm.Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Hữu nghị Vùng Primorsky-Việt NamVùng Primorsky là khu vực Nga có khoảng cách gần nhất với Việt Nam, và Hội Hữu nghị vùng Primorsky-Việt Nam là chi hội tích cực và năng động nhất của Hội Hữu nghị Nga-Việt. Những người biết và yêu Việt Nam sống ở đây đã và đang làm tất cả để mối quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta không bị gián đoạn, mà trở nên đa dạng và bền chặt hơn. Chúng tôi chúc họ thành công trên con đường này!
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/13/12547978_55:0:908:640_1920x0_80_0_0_62eb66edaae66253b4e5d2daa9e19795.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
việt nam, xã hội, nga, hợp tác nga-việt, tác giả
việt nam, xã hội, nga, hợp tác nga-việt, tác giả
Những người bạn Nga ở nơi gần Việt Nam nhất
Ngày 19 tháng 11 năm 2021, Hội Hữu nghị Nga-Việt ở vùng Primorsky tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập.
Nửa thế kỷ trước, trong những ngày kháng chiến chống Mỹ ác liệt, các thủy thủ của Công ty Vận tải Viễn Đông, Thương cảng Vladivostok, công nhân nhà máy Viễn Đông (Dalzavod), các nhà khoa học thuộc Chi nhánh Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, các bác sĩ, ngư dân, thợ xây dựng, các sinh viên đã thành lập chi nhánh Vladivostok của Hội Hữu nghị Xô-Việt để hỗ trợ những người bạn Việt Nam đang gặp khó khăn. Đến năm 1992, Chi hội Hữu nghị Xô-Việt Vladivostok đổi tên thành
Hội Hữu nghị vùng Primorsky-Việt Nam như hiện nay. Trong nhiều năm, Hội hữu nghị do ông Alexander Sokolovsky, Giáo sư tổ bộ môn Châu Á Thái Bình Dương thuộc Viện nghiên cứu khu vực và quốc tế Phương Đông, trực thuộc trường Đại học Liên bang Viễn Đông (FEFU) đứng đầu. Hội đã kết nối các sinh viên Nga và Việt Nam cùng các giáo viên, doanh nhân và cựu chiến binh Hạm đội Thái Bình Dương và Công ty Vận tải Viễn Đông, những người từng chuyên chở ngũ cốc và dầu mỏ, vũ khí và máy công cụ cho Việt Nam thời chiến tranh chống Mỹ, cũng như tất cả những ai quan tâm đến đất nước Việt Nam xinh đẹp.
Trụ cột của Hội hữu nghị Nga Việt
Ông Alexander Sokolovsky nói: “Nhiệm vụ của chúng tôi là làm cho nhân dân vùng Primorye của Nga có thể hiểu biết nhiều nhất về Việt Nam, đất nước đang tiến nhanh trong tương lai, để tăng cường tình hữu nghị nhiều thập kỷ gắn kết các dân tộc chúng ta trong điều kiện quốc tế mới. Cuộc sống hiện đại tạo cơ hội lớn cho các tổ chức xã hội tác động và kiểm soát các cơ quan chính phủ. Chính quyền vùng Primorsky và thành phố Vladivostok rất quan tâm đến việc phát triển quan hệ toàn diện với Việt Nam với tư cách là đối tác và cầu nối lâu dài của chúng tôi ở Đông Nam Á. Họ tham khảo ý kiến về tất cả các vấn đề liên quan đến Việt Nam của Hội Hữu nghị, nơi tập hợp các chuyên gia về Việt Nam và có thể đưa ra đánh giá uy tín. Chúng tôi giúp các doanh nghiệp Nga thâm nhập vào thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nga. Sinh viên là sự hỗ trợ lớn của chúng tôi. Vladivostok có trường phái Việt Nam học nổi tiếng. Hàng năm, trường Đại học Liên bang Viên Đông (FEFU) tiếp nhận các sinh viên Việt Nam mới sang học, và hàng năm, các nhóm sinh viên và giáo viên lớn của chúng tôi sang Việt Nam để thực tập. Sinh viên Việt Nam của trường FEFU, sinh viên trường Đại học hàng hải quốc gia mang tên Đô đốc G.I. Nevelskoy và trường Đại học Kinh tế và Dịch vụ quốc gia Vladivostok cũng tích cực tham gia các hoạt động của Hội hữu nghị.”
Có thể tìm hiểu mọi vấn đề về Việt Nam ở đâu?
Điểm nổi bật và là niềm tự hào của Hội Hữu nghị vùng Primorsky-Việt Nam là Trung tâm Văn hóa và Giáo dục Việt Nam. Trong 20 năm, trung tâm này đã tích cực hoạt động tại trường FEFU dưới sự lãnh đạo của giáo sư Alexander Sokolovsky. Trung tâm giới thiệu về lịch sử Việt Nam và quan hệ Nga-Việt, văn hóa Việt Nam và dạy tiếng Việt cho mọi người. Các sinh viên Nga học tiếng Việt, giáo viên của họ cũng như sinh viên Việt Nam của
trường FEFU và các trường đại học khác ở Vladivostok tham gia biểu diễn tại nhà hát nghiệp dư Bông sen vàng. Họ biểu diễn các bài hát, điệu múa dân gian và hiện đại Việt Nam và dàn dựng các tác phẩm cổ điển của văn học Việt Nam trên sân khấu. Các buổi dạ hội hữu nghị được tổ chức tại đây, cũng như các ngày lễ quốc gia và dân tộc Việt Nam, hội thảo và triển lãm khác nhau. Có thể nêu tên một số hoạt động trong số đó như “Phép màu kinh tế Việt Nam”, “Chiến tranh Việt Nam: Nhìn qua năm tháng, Đường phố Hà Nội (Kỷ niệm 1000 năm Thủ đô Việt Nam)”, đã trở thành các sự kiện đáng chú ý trong đời sống văn hóa của thành phố Vladivostok . Cùng với Vụ Châu Á Thái Bình Dương, Trung tâm Văn hóa và Giáo dục Việt Nam tổ chức các hội nghị và hội thảo ở nhiều cấp độ khác nhau, kể cả cấp độ quốc tế, xuất bản tài liệu hội nghị này, tuyển tập các bài báo và các tài liệu khác. Trung tâm Văn hóa và Giáo dục Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với Tổng Lãnh sự quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vladivostok và Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại địa phương này. Họ hỗ trợ thực hiện các hoạt động khác nhau của Trung tâm, bao gồm việc tổ chức cuộc thi Olympic tiếng Việt hàng năm, có sự tham gia của sinh viên học tiếng Việt từ các trường đại học ở Nga.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh và Vladivostok
Vào ngày sinh của
Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vladivostok có truyền thống đến thăm các địa danh thành phố gắn liền với tên tuổi của lãnh tụ Việt Nam. Vào những năm 20, 30 xa xôi của thế kỷ trước, khi vị chủ tịch tương lai đầu tiên của Việt Nam đến học tập và làm việc tại Moskva, khi Hồ Chí Minh có những chuyến đi công tác bí mật theo chỉ thị của Tổng bộ Quốc tế Cộng sản, đến miền Nam Trung Quốc để gặp gỡ các thanh niên yêu nước Việt Nam, ông đã dừng lại nhiều lần ở thành phố Vladivostok. Giờ đây, trên tường nhà ga, nơi lãnh tụ Việt Nam đến từ Moskva có tấm bia tưởng niệm mang tên Người. Một tấm bảng tương tự nhắc về Hồ Chí Minh được gắn trên tòa nhà khách sạn Versailles, nơi Hồ Chí Minh từng ở dưới những cái tên giả Trung Quốc. Hai năm trước, tại một trong những quảng trường thành phố đã xuất hiện tượng đài người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nơi các thành viên của Hội Hữu nghị vùng Primorsky-Việt Nam thường đến thăm.
Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Hữu nghị Vùng Primorsky-Việt Nam
Giáo sư Alexander Sokolovsky nói tiếp: “Chúng tôi đã tổ chức nhiều sự kiện khác nhau để kỷ niệm ngày thành lập Hội của mình. Triển lãm “Biểu tượng văn hóa Việt Nam” và triển lãm sách Việt Nam được tổ chức tại FEFU. Tại Cung Sáng tạo Thiếu nhi, một buổi gặp mặt của các bạn trẻ với các cựu chiến binh Hạm đội Thái Bình Dương đã được tổ chức nhân dịp Tết Trung thu. Tôi muốn lưu ý rằng theo ý kiến của tôi, hành động đón Tết Trung thu khác thường như vậy là rất hữu ích. Nhân ngày kỷ niệm của Hội, chúng tôi đã xuất bản một bộ sưu tập gồm 28 ô chữ nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam và lịch sử Hội Hữu nghị Việt Nam. Trong suốt cả năm đã diễn ra cuộc thi vẽ thiếu nhi “Em vẽ Primorye. Em vẽ Việt Nam”, và ngày 19/11 chúng tôi tổng kết kết quả, những người thắng cuộc được trao bằng khen, chứng chỉ và những món quà ngon lành do các doanh nhân Nga và Việt Nam tài trợ, và sau đó là chương trình biểu diễn văn nghệ lớn của sinh viên Nga và Việt Nam... Cuối tháng 12, một cuộc gặp trọng thể sẽ được tổ chức với sự tham dự của Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga - Việt, ông Vladimir Buyanov."
Vùng Primorsky là khu vực Nga có khoảng cách gần nhất với Việt Nam, và Hội Hữu nghị vùng Primorsky-Việt Nam là chi hội tích cực và năng động nhất của Hội Hữu nghị Nga-Việt. Những người biết và yêu Việt Nam sống ở đây đã và đang làm tất cả để mối quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta không bị gián đoạn, mà trở nên đa dạng và bền chặt hơn. Chúng tôi chúc họ thành công trên con đường này!