https://kevesko.vn/20211124/trung-quoc-bo-qua-phuong-tay-trong-van-de-bao-ve-du-lieu-12608186.html
Trung Quốc bỏ qua phương Tây trong vấn đề bảo vệ dữ liệu?
Trung Quốc bỏ qua phương Tây trong vấn đề bảo vệ dữ liệu?
Sputnik Việt Nam
Chính sách bảo vệ và bản địa hóa dữ liệu của Trung Quốc sẽ khiến các công ty nước ngoài phải rời xa thị trường Trung Quốc. Phòng Thương mại Anh tại Trung Quốc... 24.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-24T20:14+0700
2021-11-24T20:14+0700
2021-11-24T20:14+0700
quan điểm-ý kiến
trung quốc
thế giới
công nghệ
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/18/12607748_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_6a21b239517b5178c20a81d5a8c055ec.jpg
Tuy nhiên, theo các chuyên gia mà Sputnik phỏng vấn, luật bảo vệ dữ liệu của Trung Quốc không khắt khe hơn so với luật của châu Âu và Mỹ.Trong một thời gian dài, người ta cho rằng Trung Quốc không quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ dữ liệu. Thật vậy, đã có rất nhiều trường hợp sử dụng dữ liệu vô tội vạ. Quảng cáo gây khó chịu dưới dạng tin nhắn được gửi tới điện thoại di động, cuộc gọi rác, e-mail quảng cáo – tất cả những điều này gây cảm giác rằng người dùng hoàn toàn không kiểm soát được dữ liệu của mình. Đôi khi hậu quả rất bi thảm –một số người trở thành nạn nhân của bọn lừa đảo, những kẻ đã khéo léo chiếm lòng tin bằng cách sử dụng dữ liệu cá nhân nhạy cảm.Trung Quốc thông qua các luật quan trọng về bảo vệ dữ liệuTất cả đã thay đổi trong năm nay khi Trung Quốc thông qua hai luật quan trọng: bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Theo các luật này, dữ liệu được coi là tài sản quốc gia, là nhân tố sản xuất mới ngang với lao động, đất đai, vốn và công nghệ. Dữ liệu hiện được phân loại theo mức độ quan trọng: dữ liệu thường, dữ liệu then chốt, dữ liệu cá nhân. Việc chuyển dữ liệu cá nhân và dữ liệu then chốt hiện nay đã được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Quy trình như vậy chỉ có thể được thực hiện sau khi xác minh toàn diện dữ liệu và tính bảo mật của chúng bằng các cấu trúc liên quan. Bảo mật dữ liệu cá nhân của người dùng giờ đây đã được bảo vệ nghiêm ngặt hơn rất nhiều. Nhiều ứng dụng và dịch vụ di động không còn có thể từ chối cung cấp dịch vụ cho người dùng nếu người đó không đồng ý cung cấp dữ liệu của mình, trừ những trường hợp dữ liệu này thực sự cần thiết để ứng dụng hoạt động. Giờ đây, người dùng có quyền nhận thông tin cụ thể về việc dữ liệu của họ được sử dụng theo cách thức như thế nào, ở đâu, bởi ai và cho mục đích gì. Các công ty phải có được sự đồng ý của người dùng đối với việc sử dụng, lưu trữ và xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, người dùng có thể rút lại sự đồng ý của họ bất cứ lúc nào.Một mặt, có vẻ như Trung Quốc đã đi trước trong việc bảo vệ dữ liệu. Theo báo cáo của Phòng Thương mại Vương quốc Anh, nhiều công ty nước ngoài bắt đầu cắt giảm hợp tác với các đối tác Trung Quốc, vì giờ đây họ bị cho là không biết phải hoạt động với dữ liệu thu được ở Trung Quốc như thế nào. Do đó, theo Phòng Thương mại, Trung Quốc có thể bị cho là mất sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp quốc tế, họ sẽ đơn giản rời đi vì không muốn chấp nhận rủi ro liên quan đến việc thực thi luật pháp nghiêm ngặt của Trung Quốc.Báo cáo trích dẫn GDPR của Châu Âu với tư cách là ví dụ về tác động này đối với hoạt động kinh doanh. Cần lưu ý rằng ở một số khía cạnh, luật pháp Trung Quốc thậm chí còn vượt trội về độ cứng nhắc. Báo cáo cũng nhắc đến Mỹ, là quốc gia vẫn chưa có bất kỳ luật liên bang nào quản lý việc lưu thông và lưu trữ dữ liệu. Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu luật mạng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giáo sư trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh Liu Deliang không tán thành với những đánh giá như vậy về luật pháp Trung Quốc. Theo ông Liu Deliang, thậm chí tại Mỹ, dù không có luật chuyên biệt, nhưng các quy định khác vẫn điều chỉnh việc luân chuyển dữ liệu bằng cách này hay cách khác. Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Trung Quốc giải thích rằng luật pháp của Trung Quốc và phương Tây những điểm chú trọng được đặt ra theo những cách khác nhau.Vấn đề nằm ở sự khác biệt trong cách tiếp cậnLuật pháp Trung Quốc bảo vệ dữ liệu của toàn xã hội khỏi việc sử dụng sai mục đích kinh doanh, nhưng dữ liệu hầu như vẫn giữ nguyên đối với chính phủ và cơ quan quản lý. Trung Quốc coi dữ liệu là tài sản tập thể, là của cải quốc gia. Điều này có nghĩa là sự luân chuyển dữ liệu nhằm tối đa hóa hiệu quả có lợi cho toàn xã hội.Châu Âu có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Tại các nước châu Âu, dữ liệu được coi là tài sản cá nhân. Do đó, các công ty cũng như nhà nước và các cơ quan giám sát không tập trung chú ý quá nhiều vào việc bảo vệ dữ liệu. Ngoài ra, luật pháp Trung Quốc đặt ra các yêu cầu khắt khe hơn đối với việc bản địa hóa dữ liệu. Tuy nhiên, ở nhiều phương diện, luật dữ liệu của Trung Quốc được cấu trúc theo mô hình châu Âu và có xu hướng khác nhau ở những chi tiết nhỏ. Ví dụ, theo luật pháp Trung Quốc, trong trường hợp rò rỉ thông tin, phải thông báo ngay lập tức cho các cơ quan hữu quan, trong khi ở châu Âu, thời hạn này là 72 giờ. Ngoài ra, các pháp nhân ở Trung Quốc phải đối mặt với khoản phạt lên tới 5% doanh thu hàng năm vì thực hiện không đúng luật. Ở châu Âu, con số này ở mức 4%.Đương nhiên, bất kỳ quy định nào cũng tạo ra những bất tiện và chi phí tức thời nhất định. Tuy nhiên, điều quan trọng là các công ty nước ngoài phải hiểu rằng nếu các quy tắc lưu thông dữ liệu được thống nhất, tài sản trí tuệ của họ cũng sẽ được bảo vệ tốt hơn. Cuối cùng, không có cuộc trốn chạy lớn nào ra khỏi thị trường châu Âu, cũng như ra khỏi thị trường Trung Quốc.Các luật đi kèm, bao gồm quy định chống độc quyền dành cho các công ty công nghệ được thiết kế chủ yếu để hạn chế các hành vi độc quyền thường được các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc sử dụng. Như vậy, doanh nghiệp nước ngoài đang ở trên cùng một sân chơi bình đẳng với các đối thủ Trung Quốc. Đây chẳng phải là điều mà các chính trị gia phương Tây yêu cầu từ Bắc Kinh trong nhiều năm hay sao? Doanh nghiệp nước ngoài sẽ có điều gì đó để cạnh tranh. Thị trường dữ liệu lớn của Trung Quốc đã vượt 10 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng ít nhất 145% vào năm 2024.
https://kevesko.vn/20210512/tai-sao-du-lieu-ca-nhan-cua-nguoi-trung-quoc-duoc-bao-ve-tot-hon-so-voi-cac-nuoc-phuong-tay-10489716.html
https://kevesko.vn/20211101/luat-chong-lam-dung-du-lieu-ca-nhan-bat-dau-co-hieu-luc-o-trung-quoc-12328200.html
https://kevesko.vn/20200707/trung-quoc-se-dung-luat-de-bao-ve-du-lieu-ca-nhan-9212412.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/18/12607748_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_31d6f4028f7b524cca49e894950756d6.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
quan điểm-ý kiến, trung quốc, thế giới, công nghệ, tác giả
quan điểm-ý kiến, trung quốc, thế giới, công nghệ, tác giả
Trung Quốc bỏ qua phương Tây trong vấn đề bảo vệ dữ liệu?
Chính sách bảo vệ và bản địa hóa dữ liệu của Trung Quốc sẽ khiến các công ty nước ngoài phải rời xa thị trường Trung Quốc. Phòng Thương mại Anh tại Trung Quốc nêu điều này trong báo cáo của mình và kêu gọi Trung Quốc làm rõ luật bảo vệ dữ liệu mới và nhượng bộ người nước ngoài càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia mà Sputnik phỏng vấn, luật bảo vệ dữ liệu của Trung Quốc không khắt khe hơn so với luật của châu Âu và Mỹ.
Trong một thời gian dài, người ta cho rằng Trung Quốc không quan tâm đúng mức đến
vấn đề bảo vệ dữ liệu. Thật vậy, đã có rất nhiều trường hợp sử dụng dữ liệu vô tội vạ. Quảng cáo gây khó chịu dưới dạng tin nhắn được gửi tới điện thoại di động, cuộc gọi rác, e-mail quảng cáo – tất cả những điều này gây cảm giác rằng người dùng hoàn toàn không kiểm soát được dữ liệu của mình. Đôi khi hậu quả rất bi thảm –một số người trở thành nạn nhân của bọn lừa đảo, những kẻ đã khéo léo chiếm lòng tin bằng cách sử dụng dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Trung Quốc thông qua các luật quan trọng về bảo vệ dữ liệu
Tất cả đã thay đổi trong năm nay khi Trung Quốc thông qua hai luật quan trọng:
bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Theo các luật này, dữ liệu được coi là tài sản quốc gia, là nhân tố sản xuất mới ngang với lao động, đất đai, vốn và công nghệ. Dữ liệu hiện được phân loại theo mức độ quan trọng: dữ liệu thường, dữ liệu then chốt, dữ liệu cá nhân. Việc chuyển dữ liệu cá nhân và dữ liệu then chốt hiện nay đã được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Quy trình như vậy chỉ có thể được thực hiện sau khi xác minh toàn diện dữ liệu và tính bảo mật của chúng bằng các cấu trúc liên quan. Bảo mật dữ liệu cá nhân của người dùng giờ đây đã được bảo vệ nghiêm ngặt hơn rất nhiều. Nhiều ứng dụng và dịch vụ di động không còn có thể từ chối cung cấp dịch vụ cho người dùng nếu người đó không đồng ý cung cấp dữ liệu của mình, trừ những trường hợp dữ liệu này thực sự cần thiết để ứng dụng hoạt động. Giờ đây, người dùng có quyền nhận thông tin cụ thể về việc dữ liệu của họ được sử dụng theo cách thức như thế nào, ở đâu, bởi ai và cho mục đích gì. Các công ty phải có được sự đồng ý của người dùng đối với việc sử dụng, lưu trữ và xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, người dùng có thể rút lại sự đồng ý của họ bất cứ lúc nào.
1 Tháng Mười Một 2021, 18:19
Một mặt, có vẻ như Trung Quốc đã đi trước trong việc bảo vệ dữ liệu. Theo báo cáo của Phòng Thương mại Vương quốc Anh, nhiều công ty nước ngoài bắt đầu cắt giảm hợp tác với các đối tác Trung Quốc, vì giờ đây họ bị cho là không biết phải hoạt động với dữ liệu thu được ở Trung Quốc như thế nào. Do đó, theo Phòng Thương mại, Trung Quốc có thể bị cho là mất sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp quốc tế, họ sẽ đơn giản rời đi vì không muốn chấp nhận rủi ro liên quan đến việc thực thi luật pháp nghiêm ngặt của Trung Quốc.
Báo cáo trích dẫn GDPR của Châu Âu với tư cách là ví dụ về tác động này đối với hoạt động kinh doanh. Cần lưu ý rằng ở một số khía cạnh, luật pháp Trung Quốc thậm chí còn vượt trội về độ cứng nhắc. Báo cáo cũng nhắc đến Mỹ, là quốc gia vẫn chưa có bất kỳ luật liên bang nào quản lý việc lưu thông và lưu trữ dữ liệu. Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu luật mạng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giáo sư trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh Liu Deliang không tán thành với những đánh giá như vậy về
luật pháp Trung Quốc. Theo ông Liu Deliang, thậm chí tại Mỹ, dù không có luật chuyên biệt, nhưng các quy định khác vẫn điều chỉnh việc luân chuyển dữ liệu bằng cách này hay cách khác. Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Trung Quốc giải thích rằng luật pháp của Trung Quốc và phương Tây những điểm chú trọng được đặt ra theo những cách khác nhau.
Vấn đề nằm ở sự khác biệt trong cách tiếp cận
Luật pháp Trung Quốc bảo vệ dữ liệu của toàn xã hội khỏi việc sử dụng sai mục đích kinh doanh, nhưng dữ liệu hầu như vẫn giữ nguyên đối với chính phủ và cơ quan quản lý. Trung Quốc coi dữ liệu là tài sản tập thể, là của cải quốc gia. Điều này có nghĩa là sự luân chuyển dữ liệu nhằm tối đa hóa hiệu quả có lợi cho toàn xã hội.
Châu Âu có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Tại các nước châu Âu, dữ liệu được coi là tài sản cá nhân. Do đó, các công ty cũng như nhà nước và các cơ quan giám sát không tập trung chú ý quá nhiều vào việc bảo vệ dữ liệu. Ngoài ra, luật pháp Trung Quốc đặt ra các yêu cầu khắt khe hơn đối với việc bản địa hóa dữ liệu. Tuy nhiên, ở nhiều phương diện, luật dữ liệu của Trung Quốc được cấu trúc theo mô hình châu Âu và có xu hướng khác nhau ở những chi tiết nhỏ. Ví dụ, theo luật pháp Trung Quốc, trong trường hợp rò rỉ thông tin, phải thông báo ngay lập tức cho các cơ quan hữu quan, trong khi ở châu Âu, thời hạn này là 72 giờ. Ngoài ra, các pháp nhân ở Trung Quốc phải đối mặt với khoản phạt lên tới 5% doanh thu hàng năm vì thực hiện không đúng luật. Ở châu Âu, con số này ở mức 4%.
Đương nhiên, bất kỳ quy định nào cũng tạo ra những bất tiện và chi phí tức thời nhất định. Tuy nhiên, điều quan trọng là các công ty nước ngoài phải hiểu rằng nếu các quy tắc lưu thông dữ liệu được thống nhất, tài sản trí tuệ của họ cũng sẽ được bảo vệ tốt hơn. Cuối cùng, không có cuộc trốn chạy lớn nào ra khỏi thị trường châu Âu, cũng như ra khỏi
thị trường Trung Quốc.
Các luật đi kèm, bao gồm quy định chống độc quyền dành cho các công ty công nghệ được thiết kế chủ yếu để hạn chế các hành vi độc quyền thường được các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc sử dụng. Như vậy, doanh nghiệp nước ngoài đang ở trên cùng một sân chơi bình đẳng với các đối thủ Trung Quốc. Đây chẳng phải là điều mà các chính trị gia phương Tây yêu cầu từ Bắc Kinh trong nhiều năm hay sao? Doanh nghiệp nước ngoài sẽ có điều gì đó để cạnh tranh. Thị trường dữ liệu lớn của Trung Quốc đã vượt 10 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng ít nhất 145% vào năm 2024.