“Việt Nam là một kỳ tích”

© Ảnh : Bùi Giang -TTXVNHơn 1.000 công nhân của Công ty TNHH Victory International Việt Nam (Khu kinh tế Bình Hiệp, Kiến Tường, Long An) đã đi làm trở lại
Hơn 1.000 công nhân của Công ty TNHH Victory International Việt Nam (Khu kinh tế Bình Hiệp, Kiến Tường, Long An) đã đi làm trở lại - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Đăng ký
Trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweal đánh giá sự phát triển của Việt Nam là một kỳ tích và tấm gương sáng, ví dụ điển hình để các nước đang phát triển trên thế giới noi theo học hỏi.
Kinh tế Việt Nam bật dậy, hồi phục mạnh mẽ sau Covid-19. Các chỉ số sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, tình hình đăng ký doanh nghiệp, chỉ số CPI tháng 11 năm 2021 cho thấy những dấu hiệu tích cực.

“Sự phát triển của Việt Nam là một kỳ tích”

Người đứng đầu WTO khẳng định sự phát triển của Việt Nam trong 15 năm qua là một kỳ tích, và Việt Nam là một tấm gương cho các nước đang phát triển.
Chiều 28/11, trong khuôn khổ chuyến công du Thụy Sĩ, trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi tiếp và làm việc với bà Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Phát biểu tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò và nỗ lực của bà Ngozi Okonjo-Iweala trong công tác điều hành và đẩy mạnh các hoạt động của WTO.
© Ảnh : Thống Nhất-TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala
Cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Tổ chức Thương mại thế giới, Chủ tịch nước hy vọng WTO sẽ hoạt động ngày càng hiệu quả hơn nữa, từ đó thúc đẩy xây dựng một hệ thống thương mại đa biên, tạo điều kiện phục hồi trao đổi thương mại toàn cầu giữa lúc đại dịch Covid-19 đang hoành hành tại nhiều nơi trên toàn cầu.
Trao đổi với bà Ngozi Okonjo-Iweala, người đứng đầu Nhà nước nêu nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đồng thời, quốc gia Đông Nam Á này sẽ còn tiếp tục theo đuổi nhiều chính sách tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
“Từ một nước khó khăn do hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam đã từng bước vươn lên thành quốc gia xuất siêu, giải quyết có hiệu quả các vấn đề an sinh xã hội, đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Việt Nam cũng là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.
Khẳng định Việt Nam nhất quán trong chính sách thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết luôn ủng hộ hệ thống thương mại đa biên và vai trò của WTO, cũng như sẵn sàng phối hợp với Văn phòng Tổng giám đốc WTO và các thành viên khác trong mọi hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới, hết mình đóng góp vào công việc chung của tổ chức.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn WTO quan tâm giải quyết một số vấn đề kỹ thuật để đảm bảo vận hành một cách hiệu quả trong bối cảnh nhiều vụ tranh chấp, phòng vệ thương mại đang phát sinh.
Trụ sở của WTO ở Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2021
Kinh tế Việt Nam bứt phá sau 14 năm gia nhập WTO
Người đứng đầu Nhà nước nhấn mạnh, Việt Nam luôn ủng hộ nỗ lực và các sáng kiến cải cách WTO trên cơ sở duy trì sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ, phù hợp với trình độ phát triển và năng lực thực thi của các thành viên, nhất là các thành viên đang phát triển và kém phát triển.
“Việt Nam sẵn sàng phối hợp với các quốc gia thành viên khác trong mọi hoạt động của WTO trong thời gian tới”, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
Tại buổi tiếp, Tổng giám đốc WTO cho biết bà hết sức ấn tượng trước những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm vừa qua.
Từ khi gia nhập WTO vào năm 2007 đến nay, GDP Việt Nam đã tăng gấp 2 lần, tỷ lệ đói nghèo giảm ấn tượng từ 14% xuống còn 2%. Việt Nam cũng trở thành một trong 20 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Những thành tựu hết sức ấn tượng, sự phát triển của Việt Nam, tập trung vào cải thiện đời sống người dân, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế thần kỳ được cộng đồng quốc tế công nhận.

“Những gì Việt Nam đã đạt được là kỳ tích và trở thành tấm gương để nhiều nước đang phát triển noi theo”, bà Ngozi Okonjo-Iweala nhấn mạnh.

Cùng với đó, người đứng đầu WTO cho biết bà ấn tượng trước việc Việt Nam thực hiện các cam kết, nghĩa vụ trong khuôn khổ WTO.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala bày tỏ WTO đang nỗ lực cải tổ bộ máy, tổ chức, đồng thời mong muốn phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam, góp phần thực hiện các công việc của WTO ngày một hiệu quả, đáp ứng tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của các nước thành viên.
© Ảnh : Thống Nhất-TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala
Cũng tại buổi tiếp, Tổng giám đốc WTO đã chia sẻ các định hướng và biện pháp sắp tới của WTO trong việc tháo gỡ các vấn đề kỹ thuật còn tồn tại.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala mong muốn Việt Nam sẽ tham dự và đóng góp tích cực vào kết quả Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 thời gian tới, đóng góp vào cải cách WTO cũng như nỗ lực chung chống đại dịch do coronavirus gây nên.

Kinh tế Việt Nam bật dậy mạnh mẽ bất chấp ảnh hưởng của Covid-19

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê (GSO), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, Việt Nam đang trên đà hồi phục mạnh mẽ nền kinh tế.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2021 ước tính tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các đại biểu tham luận tại diễn đàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2021
Diễn đàn Tài chính Việt Nam: Thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế
Tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn tốc độ tăng 3% của cùng kỳ năm trước).
Một chỉ dấu quan trọng cho thấy nền kinh tế đang hồi phục tích cực chính là số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao. Cụ thể, Tổng cục Thống kê cho biết, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 11 tăng mạnh với tháng trước cả về số doanh nghiệp (tăng 44,6%), vốn đăng ký (tăng 38%) và số lao động (tăng 30,2%).
Tính riêng trong tháng 11, cả nước có 11.902 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 149.900 tỷ đồng và số lao động đăng ký là 76.600 lao động. Cả tháng 11, cả nước còn có 4.958 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 15,2% so với tháng 10.
Gộp chung 11 tháng năm 2021, Việt Nam có 105.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1,454 triệu tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 784.200 lao động.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận, tác động tiêu cực của Covid-19 với cộng đồng doanh nghiệp vẫn là rất lớn.
Số liệu từ GSO cho thấy, 11 tháng đầu năm có khoảng 106.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường – tương đương bình quân 9.700 doanh nghiệp đóng cửa trong mỗi tháng tính từ đầu năm 2021.
IMF - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
IMF nghĩ khác về kinh tế Việt Nam so với WB
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho hay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước tính đạt 397.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng trước. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng đánh dấu sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam.
Cũng trong 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài – khối FDI (tính cả dầu thô) vẫn là mũi nhọn và đóng góp lớn với giá trị lên tới 220,68 tỷ USD. Trong 11 tháng năm 2021 có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD).
Cùng với đó, Việt Nam xuất siêu tháng thứ ba liên tiếp với cán cân thương mại thặng dư khoảng 100 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 11 tháng đầu năm ước tính đạt 299,45 tỷ USD. Tính chung 11 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD.
Đáng chú ý, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (FDI) vẫn được duy trì ổn định với 26,46 tỷ USD tính từ đầu năm – tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2020.

CPI tăng thấp nhất kể từ năm 2016

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho hay, tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
CPI tháng này tăng 0,32% so với tháng 10, tăng 2% so với tháng 12/2020. Theo GSO, giá xăng dầu, giá gas của Việt Nam tăng theo giá nhiên liệu thế giới, đồng thời, các địa phương dần trở lại với trạng thái bình thường mới khiến giá hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021.
Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam, GDP 2021 có thể chỉ đạt 2%
Trong tháng 11, trong số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá so với tháng trước, 2 nhóm giảm giá.
Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, tháng cận cuối năm, nhu cầu tiêu dùng cho các ngày lễ tết, giá xăng dầu và giá gas thế giới tiếp tục có xu hướng tăng, đồng thời, chi phí vận chuyển, giá gạo và thực phẩm có thể tăng nhẹ.
Đến cuối năm 2021, các trường học tại nhiều địa phương bắt đầu đón học sinh đến trường; hộ gia đình tranh thủ sửa chữa, tân trang nhà cửa nên giá vật liệu xây dựng cũng tăng. Với các yếu tố đó, CPI tháng 12 sẽ tăng nhẹ, cao hơn mức tăng của tháng 11.
Dự báo CPI bình quân cả năm 2021 tăng khoảng 2% thấp hơn rất nhiều mục tiêu 4% đã đặt ra. Điển hình là tính chung 11 tháng từ đầu năm nay, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời, đây là mức thấp nhất từ năm 2016 đến nay.
Có một số yếu tố tác động làm tăng CPI trong tháng 11 (tăng 0,32% so với tháng 10), trong đó có thể tính đến những nguyên nhân như giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 20 đợt làm cho giá xăng A95 tăng 7.430 đồng/lít, giá xăng E5 tăng 7.400 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.010 đồng/lít.
So với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu trong nước bình quân 11 tháng tăng 30,32%, làm CPI chung tăng 1,09 điểm phần trăm. Giá gas trong nước cũng biến động theo giá dầu thế giới. Trong 11 tháng năm 2021, giá bán lẻ gas trong nước được điều chỉnh tăng 9 đợt và giảm 2 đợt, bình quân 11 tháng giá gas tăng 25,34% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,37 điểm phần trăm.
Ngoài ra, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu. Trong đó, nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon tăng trong dịp Tết Nguyên đán và nhu cầu tích lũy của người dân trong thời gian giãn cách xã hội làm cho giá gạo 11 tháng năm 2021 tăng 6,01% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,15 điểm phần trăm).
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2021
Kinh tế Việt Nam sẽ có ‘cú lội ngược dòng’ ngoạn mục?
Về thực phẩm, nguồn cung trên thị trường đã được bảo đảm, Hơn thế nữa, người dân không còn tâm lý mua gom tích trữ như thời gian trước. Điều này tác động khiến giá thịt lợn tiếp tục giảm 5,6% và làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần trăm.
Tại các khu vực dân cư, giá thịt lợn hơi dao động khoảng 41.000-47.000 đồng/kg. Các mặt hàng thực phẩm chế biến cũng được điều chỉnh xuống, cụ thể giá thịt quay, giò, chả giảm 1,7% so với tháng trước, mỡ động vật giảm 0,5%. Lý do khiến giá thịt lợn giảm sâu, theo cơ quan chức năng là do các cơ sở chăn nuôi đang tăng cường bán ra nhằm hạn chế thua lỗ trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao.
Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 11 tháng năm 2021 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, làm CPI chung tăng 0,14 điểm phần trăm. Giá dịch vụ giáo dục 11 tháng tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,13 điểm phần trăm) do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86 năm 2015 của Chính phủ.
Các nguyên nhân làm giảm CPI tính chung cả 11 tháng năm nay gồm có giá các mặt hàng thực phẩm 11 tháng giảm 0,52% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,11 điểm phần trăm, trong đó giá thịt lợn giảm 9,62%, giá thịt gà giảm 0,51%.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ngành các cấp đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định giá cả thị trường.
Nhờ việc Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn do dịch bệnh cũng góp phần làm giảm CPI 11 tháng năm nay.
Đường phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2021
Kinh tế Việt Nam vừa trải qua ‘cú sốc lịch sử’ nhưng vẫn có thể ngẩng cao đầu
Trong đó, EVN giảm giá điện, tiền điện (giá điện sinh hoạt bình quân 11 tháng năm 2021 giảm 1,06% so với cùng kỳ năm 2020, làm CPI chung giảm 0,04%).
Các biện pháp hạn chế đi lại cũng khiến chỉ số CPI giảm. Cụ thể, giá vé máy 11 tháng giảm 21,39% so với năm 2020, giá du lịch trọn gói giảm 2,42%.
Giá vàng Việt Nam tăng 2,65% trong tháng 11. Giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới.
Tính đến ngày 25/11/2021, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.826,95 USD/ounce, tăng 2,79% so với tháng 10/2021. Giá vàng thế giới tăng do các nhà đầu tư lo ngại lạm phát gia tăng làm suy yếu nền kinh tế nên tìm đến vàng để lưu trú dòng vốn, tìm hướng đầu tư an toàn bên cạnh ngoại hối, chứng khoán, bất động sản và các kênh đầu tư khác.
Tại Việt Nam, chỉ số giá vàng tháng 11/2021 tăng 2,65% so với tháng trước, tăng 0,75% so với tháng 12/2020 và giảm 0,09% so với cùng kỳ năm 2020, bình quân 11 tháng năm 2021 tăng 9,39%.
Chỉ số giá USD giảm 0,21%. Theo Tổng cục Thống kê, dù đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới tăng trong bối cảnh lạm phát Mỹ tăng cao nhưng chỉ số giá USD tại Việt Nam lại giảm.
Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhập khẩu, giá USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 22.791 VND/USD.
Dây chuyền sản xuất bao bì đựng thức ăn gia súc tại Công ty TNHH Tân Trang - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2021
WB lý giải vì sao nền kinh tế Việt Nam không sụp đổ vì Covid-19
Theo GSO, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu mua bán ngoại tệ hạn chế, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2021 giảm 0,21% so với tháng trước, giảm 1,4% so với tháng 12/2020 và giảm 1,63% so với cùng kỳ năm 2020, bình quân 11 tháng năm 2021 giảm 1%.
Tổng cục Thống kê đánh giá, lạm phát cơ bản tháng 11/2021 tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 0,58% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 11 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,84%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu và giá gas tăng.
“Mức lạm phát cơ bản tháng 11/2021 và 11 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất kể từ năm 2011”, Tổng cục Thống kê cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала