Hoa Kỳ chuẩn bị chiến tranh với Nga không khá hơn khi chống Nhật Bản tại Trân Châu Cảng

© REUTERS / U.S. Navy/U.S. Naval History and Heritage CommandTrận tấn công Trân Châu Cảng
Trận tấn công Trân Châu Cảng - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Cảnh báo của các đô đốc Mỹ về việc Trung Quốc chuẩn bị xâm lược Đài Loan, cũng như về việc dành hỗ trợ cho Ukraina trước «mối đe dọa» từ phía Nga, có thể coi là những dấu hiệu cho thấy «Hoa Kỳ đang sa vào cuộc chiến tranh mới». Đó là thông báo của The American Conservative.

Cuộc tập trận thường niên Hoa Kỳ

Tác giả nhắc rằng từ những năm 1920 cho đến khi bắt đầu cuộc chiến với đế chế Nhật Bản, Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đều tiến hành những cuộc tập trận thường niên. Sau khi hoàn thành thao diễn quân sự, hạm đội thường quay trở lại căn cứ ở bờ biển phía Tây, nhưng năm 1940, lực lượng này nhận lệnh trụ lại Trân Châu Cảng.
Hải quân Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2021
Vương quốc Anh tuyên bố nguy cơ chiến tranh "tình cờ" với Nga

«Không còn nghi ngờ gì nữa, quyết định giữ hạm đội ở Hawaii là do Tổng thống Franklin Roosevelt đưa ra. Trong khi đó, nhân vật lãnh đạo các chiến dịch hải quân của Hoa Kỳ là Harold Stark đã nhiều lần cảnh báo Tổng thống về rủi ro bị lôi kéo vào cuộc chiến trên hai mặt trận với Nhật Bản và Đức», - tác giả viết.

Như lịch sử đã cho thấy, việc bảo lưu lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng vẫn không ngăn được Nhật Bản tiến hành tấn công vào năm 1941, ngay sau đó là việc Hoa Kỳ đầu hàng trong trận Corregidor. Tác giả bài báo chỉ ra rằng việc sử dụng sức mạnh quân sự chống Trung Quốc và Nga hiện nay đòi hỏi liên tục sử dụng các lực lượng mặt đất, không quân và hải quân hùng hậu của Hoa Kỳ cùng các đồng minh.
«Tuy nhiên, dành cho sứ mệnh này thì mức độ chuẩn bị của người Mỹ không mấy khá hơn so với thời kỳ Trân Châu Cảng», - ông thừa nhận.
Quân đội Mỹ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Dự đoán Mỹ sẽ gặp thảm họa nếu xảy ra chiến tranh với Nga vì Ukraina

Sức mạnh quân sự

Hiện tại, mặc dù Nhật Bản đã khôi phục được một phần sức mạnh quân sự thời trước, nhưng khả năng đất nước này tham gia vào cuộc chiến giả định chống Nga và Trung Quốc dường như là chuyện «viễn tưởng». Dù sao chăng nữa, điều mà các nước châu Á muốn là thiết lập đối thoại với Bắc Kinh, chứ không phải là lao vào cuộc chiến phá hoại tại khu vực này, - như báo Mỹ viết. Washington và các đồng minh trong NATO cuối cùng đã hiểu ra rằng đối tượng mà họ cần sợ hãi bây giờ chẳng phải là «một nhúm binh sĩ mặc quân phục xanh lá cây không phù hiệu, mà là cuộc tấn công công nghệ cao với lực lượng lục quân Nga tinh nhuệ sử dụng các vũ khí thông thường. Nếu đòn tấn công đó bắt đầu thì sẽ chẳng cách gì ngăn được», tác giả kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала