Thao túng tiền tệ: Mỹ nói ‘hài lòng’ nhưng Việt Nam vẫn nên cẩn trọng

© AP Photo / J. David AkeBộ Tài chính Mỹ
Bộ Tài chính Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2021
Đăng ký
Bộ Tài chính Mỹ (Bộ Ngân khố Hoa Kỳ) thừa nhận Việt Nam không thao túng tiền tệ.
Chính quyền Biden – Harris cũng cho biết, Washington “hài lòng” với những tiến bộ mà Việt Nam đạt được tính đến thời điểm này liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ, xóa bỏ các cáo buộc thao túng tiền tệ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại không công bằng.
Theo chuyên gia, dù Mỹ không gắn mác thao túng tiền tệ cho Việt Nam, nhưng Hà Nội vẫn nên cẩn trọng. Đặc biệt, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính cần chú trọng nhiều hơn đến việc phấn đấu điều chỉnh, tạo thế cân bằng thương mại với Hoa Kỳ.

Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ

Ngày 3/12, Bộ Tài chính Hoa Kỳ (hay còn gọi là Bộ Ngân khố Mỹ) đã ban hành Báo cáo về chính sách hối đoái và kinh tế vĩ mô các đối tác thương mại chủ chốt của Mỹ.
Theo kết luận mới nhất của Bộ Ngân khố Mỹ, Việt Nam tiếp tục thoát mác thao túng tiền tệ mà chính quyền Hoa Kỳ cáo buộc trước đó.
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2021
Biến động nhân sự ở Ngân hàng Nhà nước, chính sách tiền tệ của Việt Nam có thay đổi?
Báo cáo Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ của Bộ Tài chính Mỹ gửi đến Quốc hội đưa ra các đánh giá về chính sách của các đối tác thương mại hàng đầu, chiếm hơn 80% kim ngạch hàng hóa thương mại và dịch vụ của Mỹ trong 4 quý tính đến tháng 6 năm nay.
Theo các nhà chức trách Hoa Kỳ, Việt Nam và Đài Loan đáp ứng cả 3 tiêu chí về thặng dư thương mại, thặng dư tài khoản vãng lai và can thiệp tỷ giá hối đoái theo Đạo luật Xúc tiến và Tăng cường Thương mại năm 2015.
Tuy nhiên, Bộ Ngân khố Mỹ khẳng định, xét trên các tiêu chí được nêu trong Đạo luật Cạnh tranh và Thương mại Omnibus năm 1988, không có đối tác thương mại lớn nào của Hoa Kỳ bị liệt vào danh sách thao túng tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ với đồng USD với mục đích ngăn cản việc điều chỉnh cán cân thanh toán hoặc nhằm giành lợi thế cạnh tranh không công bằng trong hoạt động thương mại quốc tế.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ tiếp tục phối hợp làm việc với Việt Nam và Đài Loan để giải quyết các vấn đề tồn đọng mà Washington quan ngại.
Ngoài ra, Hoa Kỳ tiếp tục công bố danh sách giám sát hành vi thao túng tiền tệ lần này, có 12 nước gồm Thụy Sĩ (mới bị đưa vào) cùng với 11 nước vẫn trong danh sách lần trước (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ireland, Ý, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Mexico).

Mỹ hài lòng với Việt Nam

Trong báo cáo, Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ “hài lòng với tiến bộ mà Việt Nam đạt được tính đến thời điểm này”.
Mặc dù vậy, Bộ Tài chính Hoa Kỳ nhấn mạnh vẫn sẽ tiếp tục thực hiện phân tích chuyên sâu với các chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu mạnh mẽ và cân bằng hơn, đồng thời có lợi cho người lao động Mỹ.
Cơ quan này cũng sẽ tiếp tục quá trình can dự với Đài Loan, được khởi động hồi tháng 5.
Như Sputnik đã thông tin trước đó, trong báo cáo tương tự hồi tháng 4 năm nay, Việt Nam đã được Bộ Tài chính Mỹ đưa ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ.
Đồng Việt Nam và đô la Mỹ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2021
Kho bạc Nhà nước Việt Nam lần đầu tiên chào mua công khai 150 triệu USD giao ngay
“Trong giai đoạn đánh giá năm 2020, không có đủ bằng chứng, dấu hiệu cho thấy Việt Nam thao túng tiền tệ căn cứ Đạo luật Cạnh tranh và Thương mại Omnibus năm 1988”, Bộ Tài chính Mỹ xác định.
Dưới thời Donald Trump, chính quyền Mỹ luôn giám sát chặt chính sách tiền tệ của Việt Nam. Đỉnh điểm là hồi tháng 12 năm 2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã xác định Việt Nam và Thụy Sĩ là 2 quốc gia thao túng tiền tệ, trong khi 10 nền kinh tế khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ) thuộc diện theo dõi.
Washington cáo buộc rằng Việt Nam đáp ứng cả 3 tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và mua ròng ngoại tệ.
Cần nhấn mạnh rằng, đây là lần đầu tiên, Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ đối với Việt Nam. Tuy nhiên, các nghi ngờ đã được xóa bỏ chính thức trong Báo cáo tháng 4 năm nay. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã gỡ mác thao túng tiền tệ đối với Hà Nội.

Hoa Kỳ giám sát chặt chẽ chính sách tiền tệ của Trung Quốc

Cũng trong báo cáo vừa đưa ra, Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ các chính sách và hành động kinh tế của Trung Quốc nhằm tác động đến giá trị đồng đô la.
Dù không cáo buộc quốc gia nào đang thao túng tiền tệ, Washington vẫn đưa ra danh sách gồm 12 nước cần giám sát chính sách tiền tệ, trong đó có Trung Quốc.
Theo một quan chức Bộ Tài chính, các nội dung đề cập trong báo cáo chủ yếu mang tính biểu tượng và không đưa đến các biện pháp trừng phạt.
Mỹ từ lâu đã theo dõi các động thái của Trung Quốc trong hoạt động tài chính kinh tế. Washington thường xuyên cáo buộc Bắc Kinh giữ tỷ giá hối đoái thấp bằng cách mở rộng kho dự trữ đồng đô la Mỹ, làm suy yếu các nhà sản xuất Mỹ.
“Bộ Ngân khố Hoa Kỳ hiện đang làm việc không ngừng để thúc đẩy sự phục hồi toàn cầu mạnh mẽ và cân bằng hơn, mang lại lợi ích cho người lao động Mỹ, trong đó có cả thông qua cam kết chặt chẽ với các nền kinh tế lớn về các vấn đề liên quan đến tiền tệ”, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen thông tin.
Đồng đô la - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2021
Việt Nam có thể học mô hình của Trung Quốc tăng đầu tư vào Mỹ và ra nước ngoài
Trong báo cáo của mình, Bộ Tài chính Mỹ chỉ trích Trung Quốc thiếu minh bạch về can thiệp ngoại hối. Theo đó, cơ quan này nhận định Trung Quốc đang tạo điều kiện cho đồng tiền của họ bị định giá thấp thông qua việc can thiệp kéo dài, quy mô lớn vào thị trường ngoại hối.
Mỹ cho rằng Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kích thích khổng lồ trong đại dịch Covid-19 để hỗ trợ nền kinh tế, những khoản chi này "đặt mục tiêu sớm khôi phục sản xuất hơn là hỗ trợ tiêu dùng của các hộ gia đình”.
“Trung Quốc nên tìm cách đảo ngược tình hình và củng cố triển vọng tăng trưởng dài hạn”, báo cáo đề xuất.

Chuyên gia: Việt Nam cần tiếp tục thận trọng

Liên quan đến Báo cáo định kỳ rà soát “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” mà Bộ Ngân khố Mỹ vừa công bố, khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ, TS. Cấn Văn Lực cùng nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV đã có đánh giá nhanh.
Theo TS. Lực và nhóm chuyên gia, trong kỳ rà soát lần này, Bộ Tài chính Mỹ đã có một số thay đổi về tiêu chí thao túng tiền tệ.
Theo đó, đối với “vòng kiểm duyệt đầu tiên”, Mỹ sẽ xem xét 20 đối tác thương mại lớn nhất (thay cho tiêu chí các đối tác thương mại chính có tổng kim ngạch thương mại hàng hóa song phương trên 40 tỷ USD) như Washington thường áp dụng.
Đến vòng thứ hai, Mỹ vẫn đưa ra 3 tiêu chí (ngưỡng) đánh giá khả năng một quốc gia thao túng tiền tệ.
Trong đó bao gồm: Có thặng dư thương mại song phương với Mỹ trên 15 tỷ USD (trước đó là tiêu chí 20 tỷ USD); Thặng dư cán cân tài khoản vãng lai tương đương 3% GDP (trước đây là 2% GDP) hoặc ước tính Thặng dư cán cân tài khoản vãng lai (số liệu mới nhất) tương đương 1% GDP ; Can thiệp một chiều (mua hoặc bán ròng) và kéo dài trên thị trường ngoại tệ 8 tháng liên tục trong giai đoạn 12 tháng, với tổng lượng mua ròng trên 2% GDP (trước đây là 6 tháng liên tục trong 12 tháng).
Cũng từ đây, TS. Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu từ Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV nêu ra ba hàm ý đối với Việt Nam.
Thứ nhất, theo các chuyên gia, căn cứ vào bộ tiêu chí mới, có thể thấy Mỹ quan tâm đến top 20 đối tác thương mại lớn nhất của mình. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng đã nới lỏng hơn tiêu chí về tài khoản vãng lai và can thiệp mua ngoại tệ ròng.
Tuy nhiên, dường như Washington lại quan tâm nhiều hơn đến tiêu chí “thặng dư thương mại song phương”.
“Theo đó, Việt Nam cần chú trọng nhiều hơn đến việc phấn đấu điều chỉnh, tạo thế cân bằng thương mại với Mỹ”, TS. Cấn Văn Lực cùng nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV lưu ý.
Hàm ý thứ hai, ông Lực cùng các chuyên gia đề nghị các bộ, ngành, cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục thận trọng.
Trước hết là cần phối hợp tốt, chủ động và tích cực trao đổi thông tin trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi. Đồng thời cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh tiến độ, giải quyết hiệu quả các vấn đề khác mà phía Mỹ quan tâm, trong đó có vấn đề sở hữu trí tuệ, an ninh mạng, thanh toán điện tử, năng lượng… như đã thực hiện trong thời gian qua giữa cơ quan chức năng hai nước.
Vấn đề thứ ba, theo TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, cơ quan chức năng Việt Nam cần tiếp tục tích cực trao đổi, làm rõ về chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Tài chính Mỹ.
Quốc kỳ của Hoa Kỳ và Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2021
Mỹ không áp thuế, Việt Nam đã chiến thắng

Thành công quan trọng của Việt Nam

Cần nhấn mạnh rằng, trong các tuyên bố chính thức, Việt Nam khẳng định không thao túng tiền tệ cũng như sẵn sàng trao đổi thẳng thắn trên tinh thần hợp tác, thiện chí từ cấp kỹ thuật tới cấp cao.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua đều nằm trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung, nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các giải pháp để từng bước nâng cao tính linh hoạt của tỷ giá trong khi vẫn duy trì hoạt động ổn định, thông suốt của thị trường ngoại tệ.
Những diễn biến tích cực trên thị trường ngoại tệ cũng như trong hoạt động điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã được Bộ Tài chính Mỹ ghi nhận.
“Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, tiến tới quan hệ thương mại hài hoà, bền vững”, - cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam nêu rõ.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Có thể khẳng định rằng, việc trong báo cáo mới nhất, Mỹ xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ và bày tỏ thái độ “hài lòng” với những tiến bộ của Hà Nội là điều hết sức tích cực.
Đây cũng là thành công quan trọng của Hà Nội, thể hiện thiện chí, sự phối hợp tốt, chủ động và tích cực trao đổi thông tin của các cơ quan quản lý Việt Nam, đặc biệt là các cơ quan chủ chốt như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao với chính quyền Biden – Harris hiện tại.
Bộ Tài chính Mỹ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2021
Bộ Tài chính Mỹ xóa Việt Nam khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала