“Việt Nam đang có cơ hội vàng”

© Ảnh : Phạm Kiên – TTXVNDiễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2021
Đăng ký
Gần 2 năm qua, nếu không có Covid-19, kinh tế Việt Nam có thể đã tăng trưởng 7%. Theo Phó Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong, nền kinh tế Việt Nam thiệt hại gần 37 tỷ USD vì dịch bệnh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kinh tế đang hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam đang có cơ hội vàng, đặc biệt là tập trung phát triển kinh tế số.

Covid-19 giáng đòn mạnh vào nền kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ hậu cơn bão Covid-19, tuy nhiên, không thể phủ nhận những ảnh hưởng nặng nề mà dịch bệnh gây nên trong suốt gần hai năm qua.
Ngày 5/12, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức, ghi nhận số lượng rất lớn các ý kiến đóng góp, khuyến nghị, đề xuất nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi nền kinh tế Việt Nam.
Tại sự kiện này, ông Nguyễn Thành Phong, Phó Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, những thiệt hại đáng kể của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Việt Nam.
Theo ông Phong, giả định nếu không có dịch Covid-19 trong năm 2020-2021, GDP Việt Nam có thể đã tăng trưởng khoảng 7%. Tuy nhiên, trên thực tế, tăng trưởng năm 2020 chỉ là 2,91% và năm 2021 dự kiến tăng trưởng 2,5%. Thấp hơn kế hoạch ban đầu rất nhiều.
Khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2021
Đại dịch COVID-19
Liệu biến chủng Omicron có đe dọa du lịch Việt Nam phục hồi?
Theo Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, như vậy, theo tính toán năm 2020 thiệt hại khoảng 160.000 tỷ đồng và 2021 dự kiến thiệt hại 346.000 tỷ đồng.
“Tính cả hai năm, thiệt hại kinh tế là 507.000 tỷ đồng tính theo giá cố định năm 2010) và lên tới 847.000 tỷ (tương đương 37 tỷ USD) theo giá hiện tại”, ông Phong phân tích.
Do đó, Phó Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh Việt Nam cần nhanh chóng tìm ra các giải pháp để kịp thời phục hồi nền kinh tế giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây nên thông qua gói giải pháp phục hồi tổng thể.

Tránh lợi ích nhóm

Vị lãnh đạo nêu lên 4 động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện gồm tăng đầu tư trong nước, mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy tiêu dùng nội địa và ứng dụng công nghệ số. Trong đó đầu tư là điều kiện cần, xuất khẩu là điều kiện đủ, tiêu dùng nội địa là yếu tố tăng thêm và công nghệ là xu hướng của thời đại.
Phân tích kỹ hơn về các động lực này, ông Phong cho biết kinh nghiệm phát triển của Việt Nam thơi gian qua cho thấy xuất khẩu và đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng để “níu giữ” kỳ vọng và niềm tin của nhà đầu tư trong nước. Do đó, nếu xuất khẩu và đầu tư trong nước tăng cao dù nền kinh tế khó khăn, niềm tin của cá nhà đầu tư trong nước và khả năng phục hồi của nền kinh tế sẽ rất nhanh.
Nhìn vào thực tế của một số quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, phải dựa vào thị trường rộng lớn bên ngoài và mở rộng quy mô sản xuất, thu ngoại tệ, nhập khẩu thiết bị cần thiết.
Ông Phong dẫn chứng thực trạng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015 khi kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát tăng, dự trữ ngoại hối thấp và nợ xấu của hệ thống ngân hàng cao, nợ công và thâm hụt ngân sách lớn nhưng tăng trưởng của Việt Nam vẫn nằm trong nhóm cao của ASEAN. Bước sang giai đoạn 2015-2020, tăng trưởng kinh tế Việt Nam nằm trong top đầu ASEAN.
“Khi quan sát lại, có thể thấy, để đạt được tăng trưởng như vậy, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam đạt 17,5% và vốn GDP tăng 2,54%”, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương lưu ý.
Cảng Hải Phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Khác Trump, Biden ‘mềm mỏng’ hơn với Việt Nam, hợp tác kinh tế hưởng lợi
Ông Nguyễn Thành Phong cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư trong nước. Tuy nhiên, dù thúc đẩy đầu tư tư nhân, đầu tư nhà nước vẫn phải giữ vai trò dẫn dắt, tạo nền tảng thúc đẩy đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước.
Ông Phong đánh giá, trong điều kiện phục hồi kinh tế và bình thường mới, vai trò của đầu tư nhà nước vẫn vai trò tiên phong để thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế cả về cung lẫn về cầu.
Bên cạnh việc tập trung chủ đầu giải ngân vốn đầu tư công, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương cũng lưu ý cần quan tâm tới việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh, lãi suất ngân hàng cũng cung thiết lập hệ thống cung ứng lao động cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Cùng với đó, ở thời điểm này, tiêu dùng nội địa của Việt Nam đang đối mặt khó khăn, xuất khẩu gặp trở ngại do chi phí logistic cao và hệ thống cung ứng lao động chưa được thiết lập, chi phí chữa bệnh cao. Do đó, Phó Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong cho rằng để khai thông động lực tiêu dùng và xuất khẩu, cần phải có các gói kích thích kinh tế để kích cầu tiêu dùng và giảm chi phí sản xuát cho doanh nghiệp bằng việc hỗ trợ chi phí phòng chữa bệnh, thuê nhà ở cho người lao động, chi phí trợ cấp công nhân, nghĩa vụ thuế.
Đối với vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đánh giá, Quốc hội cũng có đồng tình rằng, gói hỗ trợ tổng thể phục hồi phải tập trung “kích” cả phía cung và cầu đang suy yếu vì Covid-19.
© Ảnh : Trần Việt - TTXVN“Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021" sẽ diễn ra tại 61 điểm cầu trong nước và quốc tế
“Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 sẽ diễn ra tại 61 điểm cầu trong nước và quốc tế
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2021
“Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021" sẽ diễn ra tại 61 điểm cầu trong nước và quốc tế
Theo ông Thanh, liều lượng quy mô gói phục hồi phải đủ lớn, đủ mạnh. Gói này cũng phải thực thi nhanh và phối hợp hài hoà giữa các chính sách vĩ mô, đủ lớn và tập trung vào các ngành, lĩnh vực có khả năng hấp thụ nhanh, an toàn. Việc này sẽ tạo cú hích cho nền kinh tế, nhưng tránh nguy cơ có thể gây lãng phí.
Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng lưu ý các chính sách hỗ trợ cần phân bổ nguồn lực công khai, minh bạch.
“Chúng ta muốn nhanh, rộng nhưng phải có cơ chế kiểm soát, kiểm toán để chính sách phát huy hiệu quả, tránh tham nhũng lãng phí, lợi ích nhóm”, ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
Tại Diễn đàn, các chuyên gia cũng lưu ý cần có cơ chế giám sát để tiền “chảy vào” sản xuất thay vì chỉ đổ vào những lĩnh vực rủi ro khác như bất động sản, chứng khoán để kích cầu kinh tế thực chất.
Dây truyền sản xuất tại Công ty TNHH Alpha Green Tech Vina, vốn đầu tư của Hàn Quốc tại khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Tạo giá trị chung - Chiến lược kinh doanh "không thể làm ngơ” hậu Covid - 19

Tiền đâu phục hồi kinh tế?

Theo tính toán của các chuyên gia, quy mô gói hồi phục kinh tế Việt Nam sẽ vào khoảng từ 5,5-8% GDP, tức cần đến 445.760 – 666.000 tỷ đồng.
Phát biểu tại chuyên đề liên quan đến chính sách tài khóa, tiền tệ, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế, ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các chính sách của cơ quan này này trong hai năm qua đều trong trạng thái hỗ trợ nền kinh tế.
“Ngân hàng Nhà nước đã điều hành bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế, các tổ chức tín dụng và cho các doanh nghiệp. Ở góc độ thanh khoản cho nền kinh tế, cung ứng tiền của Ngân hàng Nhà nước trong 2 năm qua đã hỗ trợ nền kinh tế rất lớn”, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà nói.
Đánh giá lạm phát đang là vấn đề toàn cầu, ông Hà lưu ý, hầu hết các ngân hàng Trung ương trên thế giới đều đang thu lại các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Đối với Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát về nguy cơ lạm phát hiện hữu để kiểm soát tiền tệ.
Ông Phạm Thanh Hà cho biết, việc hỗ trợ doanh nghiệp trong cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng.
“Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ hết sức lưu tâm vấn đề này trong năm 2022 và những năm tiếp theo”, ông Hà khẳng định và nhấn mạnh, hiện lượng thanh khoản tốt, thị trường vốn và chứng khoán đang rất tích cực.
Dư nợ nền kinh tế đạt 10,1 triệu tỷ đồng, trong đó tổng lượng vốn tự có của tổ chức tín dụng là hơn 1,3 triệu tỷ đồng. Nếu tăng một đồng vốn cho tổ chức tín dụng thì tăng 8 lần dư nợ cho nền kinh tế, chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước lưu ý.
Liên quan đến bài toán tiền đâu cho gói hỗ trợ phục hồi kinh tế Việt Nam, TS. Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia nêu giải pháp huy động nguồn vốn trong dân, từ chính thị trường trong nước.
“Tiền trong dân vẫn còn nhiều. Thường một số người phản ứng với từ "tiền trong dân". Nhưng dân ở đây được hiểu là doanh nghiệp, là các ngân hàng thương mại, các quỹ chứ không phải người dân”, TS. Trương Văn Phước lưu ý.
Theo ông Phước, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét mua trái phiếu Chính phủ trực tiếp và gián tiếp. Chẳng hạn, trên thị trường sơ cấp, nhà điều hành có thể dùng tiền cung ứng hoặc tiền gửi của các ngân hàng, gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc hay tiền gửi thanh toán để mua trái phiếu Chính phủ.
“Đây vừa là hành động hỗ trợ ngân sách, vừa nắm công cụ điều hành tiền tệ khi vừa có thể bơm tiền (mua trái phiếu Chính phủ) và hút tiền (bán trái phiếu Chính phủ) cho các tổ chức tín dụng”, chuyên gia Trương Văn Phước nhấn mạnh.
Theo nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, khả năng huy động nguồn vốn tài chính trong nước vẫn khá dồi dào khi lãi suất trái phiếu Chính phủ quanh mức 2,09% một năm với kỳ hạn 10 năm. Cũng theo vị chuyê gia, Quốc hội có thể xem xét đặt mức lạm phát bình quân trong 3-5 năm tới, không nhất thiết chính sách tiền tệ phải điều hành để lạm phát hàng năm dưới mức mục tiêu 4% như hiện nay.
Với mức lạm phát năm 2021 được dự báo có thể dưới 3%, theo ông Phước, có thể tiến hành giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước ít nhất 1%, mở rộng và nới lỏng điều kiện cho vay tái chiết khấu, tái cấp vốn nhằm giảm lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại.
Hơn 1.000 công nhân của Công ty TNHH Victory International Việt Nam (Khu kinh tế Bình Hiệp, Kiến Tường, Long An) đã đi làm trở lại - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
“Việt Nam là một kỳ tích”
“Việt Nam cần có một số gói hỗ trợ tài chính đủ lớn, đủ rộng và dài để giúp doanh nghiệp và người dân trong nhiều địa bàn và lĩnh vực có thể phục hồi được cả thể chất, tinh thần và năng lực kinh doanh sau cơn ‘bạo bệnh’ và không loại trừ khả năng có thêm những đợt bùng phát mới có thể còn khốc liệt hơn”, chuyên gia lưu ý.
Ông Phước lưu ý, việc thiếu các gói hỗ trợ như vậy, không loại trừ kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào một thời kỳ trì trệ lâu dài, đánh mất nhiều lợi thế và cơ hội vươn tới các mục tiêu phát triển đã đề ra.

“Việt Nam đang có cơ hội vàng”

Trong tham luận "Kinh tế Việt Nam năm 2021 - Một số vấn đề đặt ra", PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nêu ra những dấu hiệu cho thấy kinh tế Việt Nam đang phục hồi tăng trưởng.
Ông Tuấn cũng nhấn mạnh những khó khăn như tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh tháng 11 tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020, tỷ lệ doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể tăng 13,8%...
PGS.TS. Bùi Quang Tuấn cho rằng, các doanh nghiệp đang "thiếu máu" trầm trọng, thiếu vốn hoặc khó khăn trong việc tiếp cận các tín dụng... Theo ông Tuấn, Việt Nam đang ở vùng trũng của tăng trưởng nên phải có những gói hỗ trợ đủ quy mô và cấp thiết, kịp thời, nhanh nhạy, "đi thẳng vào nền kinh tế".
© Ảnh : Phạm Kiên – TTXVNDiễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2021
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021
Theo ông, dù chính phủ đã ban hành những chính sách về chuyển đổi số, tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhưng "mới dừng lại ở chủ trương, chính sách", cần phải có sự quyết liệt hơn về củng cố nền tảng tăng trưởng, đặc biệt nguồn lực như đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ năng, đặc biệt thu hút tài năng, tinh hoa...
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, tuy đã có chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 nhưng khi rà soát lại, cơ bản mới chỉ thực hiện được về thể chế, chính sách nhưng các tiêu chí "xanh hóa sản xuất", "xanh hóa tiêu dùng", tiêu dùng bền vững... chưa thu được kết quả tích cực. Có 2 xu hướng phục hồi quan trọng cần phải bắt nhịp là phục hồi số và phục hồi xanh.
Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ năm 2012 dành 0,6% GDP cho các hoạt động nghiên cứu, đến năm 2017 thì tăng lên 0,8 % GPD nhưng đến năm 2021 lại quay về 0,64% GPD. Như vậy là không cải thiện, thậm chí gần như giữ nguyên. Chúng ta gặp nhiều thách thức nếu muốn đổi mới công nghệ và sáng tạo”, ông Tuấn nhấn mạnh.
“Việt Nam đang có cơ hội vàng trong nền kinh tế số. Dù có thể thua các nước khác ở Đông Nam Á về năng lực cạnh tranh, nhưng về nền kinh tế số, Việt Nam có tiềm năng để có thể bứt phá”, chuyên gia khẳng định.
Thống kê cho thấy, quy mô kinh tế số Việt Nam năm 2021 đạt 21 tỷ USD. Dự báo đến 2025, Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á với 54 tỷ USD, chỉ sau Indonesia (146 tỷ USD), xếp trên Thái Lan (56 tỷ USD).
PGS.TS. Bùi Quang Tuấn đề xuất giảm mặt bằng lãi suất, thực hiện chính sách tài khóa tập trung chi tiêu cho các mục tiêu về y tế, nhà ở xã hội, chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, giãn, hoãn thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công, ưu tiên các dự án có thể hấp thụ vốn…. Đặc biệt, cần tăng cường và đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.
PGS.TS Bùi Quang Tuấn nêu rõ, đây là cơ hội vàng nên phải tăng cường đầu tư bằng vật chất, nguồn lực, cải thiện và hoàn thiện về thể chế, trong đó có thí điểm về thể chế đổi mới sáng tạo cho các nhà khoa học nghiên cứu. Cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài, nâng cao kỹ năng số để có các giải pháp, chính sách tạo ra Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
“Đã đến giai đoạn phải thay đổi, bắt buộc thay đổi, thay đổi nhanh mới thích ứng được trong thời gian tới”, PGS.TS. Bùi Quang Tuấn nêu quan điểm.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Đại dịch COVID-19
Tình hình dịch Covid-19, Chủ tịch nước đề nghị COVAX tiếp tục phân bổ vaccine tới Việt Nam

IMF: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục

Phát biểu tại diễn đàn, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam Francois Painchaud cho rằng, Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục kinh tế- xã hội trong bối cảnh dịch Covid -19 vẫn diễn biến phức tạp.
Để làm được điều đó, năng lực y tế là chìa khóa quan trọng nhằm hồi phục các hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, các chính sách tài khóa, tiền tệ kịp thời và đúng đối tượng, các công cụ tái cơ cấu để hỗ trợ phát triển trong dài hạn... có thể giúp giảm thiểu thiệt hại từ đại dịch.
© Ảnh : Phạm Kiên – TTXVNDiễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, Francois Painchaud
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, Francois Painchaud
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2021
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, Francois Painchaud
Theo ông Francois Painchaud, dù đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường, tăng trưởng trên thế giới nhìn chung vẫn sẽ tiếp tục phát triển theo chiều hướng có lợi cho Việt Nam.
Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam cho hay, Công nghệ hạt nhân có thể giúp nâng cao vị thế của Việt Nam ở các nền kinh tế phát triển có thể áp dụng được ở các quốc gia khác, bao gồm Việt Nam.
Các chính sách hỗ trợ cần dựa trên diễn biến của dịch bệnh cũng như tiến trình phát triển kinh tế của từng nước. Các biện pháp đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội phải đi kèm với sự hỗ trợ chính sách ở các ngành nghề cần thiết.
"Các biện pháp hỗ trợ tạm thời nhưng kịp thời cần phải được cung cấp cho các hộ gia đình hay các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi chúng ta dần hướng tới việc mở cửa trở lại. Việt Nam phụ thuộc ít hơn rất nhiều về chuyển tiền mặt cũng như một số nguồn thu so với các quốc gia khác. Những vấn đề này không ảnh hưởng quá nhiều đến Việt Nam trong trung hay dài hạn, ngay cả khi cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn", ông Francois Painchaud phân tích.
Theo ông, nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi, bắt đầu từ quý IV/2021, có thể đạt tăng trưởng GDP 2,5% trong năm 2021 và 6,6% trong năm 2022.
Theo ông Francois Painchaud, để tiếp tục gặt hái những thành quả phát triển kinh tế trong thời gian tới, sau những thiệt hại nặng nề mà dịch bệnh gây ra, Việt Nam cần có những cải cách quyết liệt hơn nữa.
Theo chuyên gia, Việt Nam cần phải có các biện pháp hỗ trợ thanh khoản tạm thời kịp thời, đúng đối tượng, giúp cho các doanh nghiệp có thể tránh được gián đoạn cũng như ảnh hưởng về lâu dài.
“Chúng ta cần có các gói kích cầu, kích thích không gian tài khóa dồi dào, tăng chi tiêu cho y tế, điều trị, tiêm chủng và trợ cấp, cân nhắc chuyển lỗ hoặc chuyển lỗ ngược, tăng cường đầu tư công, hỗ trợ đầu tư tư nhân, cải thiện khả năng chống chịu, cải cách cơ cấu quyết liệt, duy trì ổn định vĩ mô…”, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam khuyến nghị.
Kết luận diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc phối hợp linh hoạt hài hoà chính sách tài khoá, tiền tệ và quy mô gói hỗ trợ phải đủ lớn, đủ rộng với liều lượng hợp lý, có lộ trình trong hai năm 2022 - 2023.
Nhà máy nhôm - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2021
Có khi nào Việt Nam sẽ mở ra kho báu của mình?
Dẫn lại ý kiến các chuyên gia là cần đánh giá tác động kỹ lưỡng và có thể chấp nhận tăng bội chi, nợ công trong ngắn hạn, đồng chí Vương Đình Huệ cho rằng, về dài hạn, gói chính sách phải đảm bảo an toàn tài chính quốc gia, nhất là khả năng trả nợ và cần giám sát chặt chẽ để chống tiêu cực.
Nhấn mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, cũng chính là nuôi dưỡng nguồn thu, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, chính sách dứt khoát có rủi ro, nhưng dễ làm khó bỏ thì không nên, cần có gói hỗ trợ về lãi suất tập trung vào một số ngành trọng tâm, có khả năng phục hồi.
Bên cạnh đó cần tự tin vào chính mình, vào dân tộc mình, vào khả năng biến nguy thành cơ, trong việc tìm kiếm cơ hội trong những khó khăn thách thức, đồng thời cần đồng hành cùng với nhau trong phục hồi và phát triển.
“Tôi tin rằng, sau cơn mưa trời lại sáng và sẽ rực rỡ hơn. Hãy biến Covid-19 thành cơ hội của chúng ta”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала