Bác sĩ cho biết thức ăn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kháng thể sau khi tiêm vắc xin
06:45 12.12.2021 (Đã cập nhật: 16:12 12.12.2021)
© Depositphotos.com / Anon-taeCô gái châu Á đeo mặt nạ ở bàn riêng trong nhà hàng
© Depositphotos.com / Anon-tae
Đăng ký
Bác sĩ Nga, chuyên gia dinh dưỡng Elena Ignatikova cảnh báo chế độ ăn uống không đúng cách sẽ cản trở việc sản xuất kháng thể sau khi tiêm vắc xin chống COVID-19. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, bà cho biết những thực phẩm góp phần và những sản phẩm nào ngăn cản sự hình thành khả năng miễn dịch.
Chuyên gia dinh dưỡng Elena Ignatikova nói với Sputnik rằng chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, giàu các nguyên tố vi lượng và vitamin, góp phần sản xuất kháng thể sau khi tiêm vắc xin chống COVID-19. Tuy nhiên, có những loại thực phẩm làm giảm hiệu quả của vắc xin, trước hết đó là rượu.
Tránh uống rượu
"Nên ngừng uống rượu ít nhất ba ngày sau khi tiêm chủng, và thậm chí tốt hơn - trong toàn bộ thời gian giữa các lần tiêm (mũi vắc xin thứ nhất và thứ hai), nếu đó là "Sputnik V". Bất kỳ loại rượu nào, bất kể độ mạnh, luôn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng miễn dịch, làm giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch", - bác sĩ giải thích.
Bà nói tiếp: "Thiếu hụt protein trong cơ thể có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất các kháng thể".
"Ví dụ, nếu là người tuân thủ chế độ ăn chay không cân bằng vi chất dinh dưỡng, hoặc nhịn ăn, họ có thể bị thiếu protein. Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, kể cả phản ứng miễn dịch sau khi tiêm chủng. Đây là điều quan trọng cần xem xét", - bác sĩ Elena Ignatikova nhấn mạnh.
Dị ứng
Phản ứng dị ứng cũng có thể cản trở sự hình thành khả năng miễn dịch chống coronavirus. Vì vậy, sau khi tiêm phòng, tốt hơn hết nên từ bỏ việc sử dụng các sản phẩm có thể gây dị ứng, bác sĩ khuyến cáo.
"Dị ứng là phản ứng khả năng miễn dịch của chúng ta đối với việc đưa một chất nhất định vào cơ thể, trong trường hợp này là kháng nguyên. Mà tiêm chủng cũng là một lượng kháng nguyên. Thật đáng tiếc, tại thời điểm bùng phát các phản ứng dị ứng, nên tạm thời hoãn tiêm vắc xin cho đến khi tình trạng của bệnh nhân trở nên bình thường", - bác sĩ Elena Ignatikova nói.
Việc chủng ngừa COVID-19 làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm và ngăn ngừa quá trình bệnh trở nặng.