Đằng sau nỗ lực tăng tốc viện trợ vaccine ngừa Covid-19 cho Việt Nam từ phía Mỹ

© AFP 2023 / Nhac NguyenViệt Nam tiếp nhận lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility.
Việt Nam tiếp nhận lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Con số 24,6 triệu liều vaccine, chủ yếu là Pfizer mà Mỹ viện trợ cho Việt Nam bằng 1/3 tổng số vaccine mà nước này viện trợ cho các nước Đông Nam Á, theo Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc. Nguyên nhân nào khiến Mỹ 'ưu tiên' cho Việt Nam hơn?

Giám đốc USAID: Chứng tỏ 'sự vững mạnh của mối quan hệ Việt-Mỹ'

Theo tổ chức phi lợi nhuận Kaiser Family Foundation (KFF) chuyên thông tin về chính sách hỗ trợ y tế toàn cầu của Mỹ, Việt Nam đứng thứ hai trong nhóm 10 quốc gia nhận vaccine viện trợ từ Mỹ nhiều nhất tính đến ngày 12/12.
Theo đó, sau lô vaccine đầu tiên do Mỹ hỗ trợ về đến Việt Nam vào ngày 10/07 thông qua cơ chế COVAX đến nay đã có tổng cộng khoảng 24,6 triệu liều, chủ yếu là vaccine Pfizer. Con số này bằng 1/3 tổng số vaccine mà Mỹ viện trợ cho các nước Đông Nam Á, thông tin được Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc cho biết.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2021
Phản ứng của Việt Nam khi không được mời dự Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ
Khi được hỏi về 'sự ưu tiên' đặc biệt này, bà Ann Marie Yastishock, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tại Việt Nam cho biết:

"Sự vững mạnh của mối quan hệ hợp tác Việt - Mỹ".

Giám đốc USAID nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm chủng để sớm hồi phục nền kinh tế tại Việt Nam và sẽ tiếp tục nỗ lực vận động nhằm đảm bảo về quyết định viện trợ vaccine của Mỹ.
Bên cạnh ứng phó với Covid-19, bà Yastishock cho biết USAID và các cơ quan Việt Nam đang hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác.
Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Rana Flowers phát biểu tại Hội thảo quốc tế Tham vấn về dự thảo lần hai báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2021
Mỹ không mời Việt Nam dự Thượng đỉnh Dân chủ, Hà Nội nói thẳng về nhân quyền
Cụ thể như thúc đẩy thực hiện các cam kết về giảm phát thải được đưa ra tại hội nghị COP26, hồi phục kinh tế, đào tạo nhân lực cho nền kinh tế số, các chương trình hỗ trợ người khuyết tật, bệnh nhân HIV...
"Trong tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được nhiều liều vaccine hơn nữa từ Mỹ", Giám đốc USAID tại Việt Nam khẳng định.
Tuy nhiên, ngoài việc muốn thúc đẩy kinh tế Việt Nam thông qua kế hoạch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho người dân, bà Yastishock cũng nêu một nguyên nhân khác:
"Tôi cũng muốn nhắc lại việc Việt Nam đã hỗ trợ Mỹ ứng phó với đại dịch từ rất sớm, qua việc gửi tặng rất nhiều thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE). Nên bây giờ, khi Việt Nam cần giúp đỡ, Mỹ luôn sẵn sàng".
Bên cạnh vaccine, phía USAID đã gửi tặng các thiết bị y tế khác như khẩu trang và ống tiêm vaccine.
"Chúng tôi cũng tài trợ oxy y tế và hơn 100 máy thở. Một lần nữa, những viện trợ này càng chứng tỏ tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và Việt Nam".
Giám đốc USAID đánh giá cao chiến dịch tiêm chủng và Việt Nam không gặp bất cứ khó khăn nào trong việc vận động người dân đi tiêm chủng.
Bà cho biết, nếu dịch bệnh tái bùng phát năm sau tại Việt Nam, USAID và Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ tăng nguồn cung và liều lượng vaccine viện trợ.

"Bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong trường hợp dịch tái bùng phát, đồng thời giúp Việt Nam có thêm vaccine để tiêm mũi tăng cường", Giám đốc Yastishock nói thêm.

Vì sao Mỹ nỗ lực 'ưu tiên' Việt Nam trên nhiều mặt?

Ngoài ra, USAID sẽ nỗ lực hợp tác cùng Việt Nam trong vấn đề biến đổi khí hậu, giúp các bạn đạt được cam kết mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về khí hậu COP26, với mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Hiện nay, mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam là tái mở cửa, hồi phục và phát triển kinh tế một cách an toàn. Do vậy, ngoài chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một trọng tâm khác của USAID là giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi kỹ thuật số.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Phó Tổng Hoa Kỳ Kamala Harris - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2021
Phó tổng thống Mỹ đăng video, chia sẻ cảm xúc khi thăm Việt Nam
Chương trình bao gồm việc đào tạo lại nguồn nhân lực, đặc biệt là phụ nữ, để tất cả người lao động đều có khả năng thích ứng với nền kinh tế số.
Trong chuyến thăm Hà Nội của phó tổng thống Mỹ vào tháng 8, một số chương trình về đào tạo, giúp công nhân bắt kịp với công nghệ mới và chú trọng nền kinh tế xanh đã được bà công bố.
Thông tin thêm về những ký kết hợp tác thời gian gần đây, Giám đốc USAID cho biết phía cơ quan này ký biên bản ghi nhớ (MOU) về xây dựng Chỉ số Xanh với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Bên cạnh đó, USAID đang xem xét các biện pháp thuận lợi hóa thương mại và hạn chế sự tắc nghẽn vận chuyển hàng hóa ở các cảng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала