Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thế giới quý mến Việt Nam hơn”

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
Đăng ký
Bất chấp tình hình thế giới ngày càng phức tạp, cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc gay gắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, ngoại giao đã làm cho thế giới quý mến, tin tưởng Việt Nam nhiều hơn.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, thời gian qua, ngoại giao vaccine đã rất thành công. Nhiều nước sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam hàng chục triệu liều vaccine Covid-19.

Cạnh tranh nước lớn phức tạp, tác động mạnh đến Việt Nam

Ngày 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ thể hiện “sự quan tâm đặc biệt, sâu sát” của Đảng Nhà nước, Chính phủ đối với công tác đối ngoại nói chung và ngoại giao nói riêng. Đây cũng là nguồn cổ vũ, động viên tới các đội ngũ cán bộ ngoại giao -lực lượng xung kích trên mặt trận đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Thủ tướng, ngành ngoại giao Việt Nam đã chủ động tích cực phối hợp với các bộ, ngành đi đầu triển khai ngoại giao kinh tế, ngoại giao vaccine, tranh thủ được sự ủng hộ kịp thời, hiệu quả của cộng đồng quốc tế về vaccine, vật phẩm y tế trong điều trị và phòng chống và thích ứng an toàn với dịch bệnh.
“Ngành ngoại giao tiếp tục quảng bá mạnh mẽ ra thế giới hình ảnh Việt Nam độc lập, tự chủ, giàu bản sắc văn hóa, thủy chung, tin cậy và đang quyết tâm đổi mới”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.
Theo đồng chí Bùi Thanh Sơn, thế giới đang trải qua những biến động lớn, diễn biến nhanh, phức tạp và khó dự báo, song hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, toàn cầu hóa tiếp tục tiến triển.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNBộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc hội nghị
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc hội nghị
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tạo ra thời cơ lớn cho đẩy mạnh phát triển đất nước dựa vào đổi mới sáng tạo, khoa học- công nghệ, chuyển đổi số, nhưng nguy cơ tụt hậu cũng rất lớn.
“Sự điều chỉnh và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng phức tạp, quyết liệt. Dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài làm thay đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế, mô hình phát triển, phương thức quản trị và đời sống xã hội trên thế giới”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn lưu ý.
Bộ trưởng nói bối cảnh quốc tế này tác động mạnh mẽ, sâu sắc và nhiều mặt tới môi trường an ninh, phát triển và đối ngoại của Việt Nam - mở ra cơ hội song cũng đặt ra những vấn đề, yêu cầu ngày càng cao đối với đối ngoại và ngành ngoại giao.
Theo đó, phải dự báo và tham mưu chiến lược tốt hơn để giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước còn chưa nguy, tính chủ động và năng lực thích ứng phải cao hơn, phản ứng mau lẹ, sáng tạo và chính xác hơn, thực hiện đồng bộ và hiệu quả hơn các nhiệm vụ trọng yếu về an ninh, phát triển và nâng cao vị thế đất nước.
Nhấn mạnh, môi trường quốc tế hiện nay và nhiều năm tới là tính bất định cao, diễn biến nhanh, nhiều đối tác quan trọng của Việt Nam đang điều chỉnh chiến lược, chính sách, do đó, theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao, việc dự báo tình hình quốc tế là đặc biệt quan trọng.
Cũng theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, phát huy truyền thống bản sắc ngoại giao hòa hiếu nhưng quật cường của dân tộc Việt Nam, ngành Ngoại giao kiên trì nguyên tắc, kiên định mục tiêu chủ động, linh hoạt, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng yếu về đối ngoại, nhờ đó đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
“Vũ khí ngoại giao” của ông Phạm Minh Chính

Thủ tướng: Thế giới quý mến, tin tưởng Việt Nam nhiều hơn

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong hai năm qua, ngoại giao Việt Nam đã đạt được kết quả nổi bật, thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng.
Trong đó, đặc biệt là việc hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020 và các Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 giúp nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Việt Nam cũng tham gia đắc lực vào công tác phòng chống Covid-19, khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có chiến lược vaccine.
“Ngoại giao đã làm cho thế giới quý mến, tin tưởng Việt Nam nhiều hơn, trong đó có các doanh nghiệp nước ngoài, lực lượng ngoại giao trưởng thành hơn về mọi mặt”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo Chính phủ, có được kết quả trên là do ngành Ngoại giao Việt Nam đã bám sát, cụ thể hóa, thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối và chương trình đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đồng thời, phát huy được truyền thống đoàn kết, thống nhất, linh hoạt trong các hoạt động ngoại giao, nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngoại giao nước nhà trong năm qua vẫn còn những trăn trở như về nghiên cứu chiến lược, cơ sở dữ liệu ngoại giao, ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển bền vững, theo chiều sâu.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý một số địa bàn có tính chất chiến lược chưa phát huy được tiềm năng, cán bộ ngoại giao làm việc trong các tổ chức quốc tế còn ít, cơ sở vật chất, đời sống của cán bộ ngoại giao còn hạn chế.
Thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đánh giá, tình hình quốc tế có những khó khăn, thuận lợi, thời cơ, thách thức đan xen như cạnh tranh chiến lược, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số, dịch bệnh Covid-19.
“Đây là những vấn đề mang tính toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu”, Thủ tướng nói.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2021
Đại dịch COVID-19
Công tác 'ngoại giao vaccine' của Việt Nam đang được đặt ở mức cao nhất
Trong nước, Thủ tướng xác định, Việt Nam tiếp tục nhiều định hướng lớn như xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
“Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập, là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế với mục tiêu đến năm 2030 trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 phấn đấu trở thành nước phát triển, thu nhập cao”, lãnh đạo Chính phủ nêu rõ.
Thủ tướng lưu ý một số điểm, trước hết, cả nước tập trung vào các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XIII đề ra, tiếp tục kiểm soát thành công dịch Covid-19, khôi phục phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần “nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; làm cho nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc”.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu ngành ngoại giao tiếp tục triển khai các nội dung về ngoại giao trong Nghị quyết Đại hội XIII, thực hiện nhiệm vụ được đề ra tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc.
“Mọi hoạt động ngoại giao phải hướng tới và vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì lợi ích chính đáng của cộng đồng quốc tế”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.
Thủ tướng cho rằng, hoạt động ngoại giao cần thể hiện tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, hiệu quả và cùng phát triển, ngoại giao phải cương quyết, kiên định, linh hoạt, khoa học, hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 14 theo hình thức trực tuyến.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam: Nga luôn là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hà Nội
Định hướng cơ bản trong 3 trụ cột ngoại giao (chính trị, kinh tế, văn hóa), người đứng đầu Chính phủ bày tỏ, ngoại giao chính trị, phải khẳng định đường lối đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển của đất nước, Việt Nam là bạn, đối tác trách nhiệm, tin cậy trong cộng đồng quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc dựa trên luật pháp quốc tế, bình đẳng giữa các quốc gia.
“Hoạt động ngoại giao phải làm cho bạn bè quốc tế càng ngày càng yêu quý Việt Nam hơn, hiểu hơn và ủng hộ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”, ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Đối với ngoại giao kinh tế, theo Thủ tướng, phải góp phần hoàn thiện thể chế, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, thu hút công nghệ xanh, công nghệ sạch, tài chính xanh, thúc đẩy thực hiện các FTA hiệu quả, cải thiện môi trường đầu tư, liên kết các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, thúc đẩy tạo hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đáp ứng thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Về ngoại giao văn hóa, Thủ tướng bày tỏ, phải góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, phải làm sao đưa văn hóa phát triển ngang tầm với chính trị, kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Để làm được những mục tiêu lớn lao, Thủ tướng đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ làm công tác ngoại giao, trong đó cần có chính sách đào tạo, xây dựng đội ngũ ngoại giao “nhạy bén về chính trị, nhạy cảm về kinh tế, sâu sắc về khoa học, văn hóa”. Cùng với đó, phải làm sao nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cơ sở đảng và đảng viên trong toàn hệ thống, yêu cầu các ngành liên quan tạo điều kiện cùng ngành ngoại giao hiện đại hóa cơ sở vật chất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ ngoại giao Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn trong năm 2022 toàn ngành ngoại giao sẽ đạt kết quả cao hơn so với năm 2021, tiếp tục góp phần nâng tầm vị thế, uy tín của Việt Nam.

Nhiều nước sẵn sàng viện trợ hàng chục triệu liều vaccine cho Việt Nam

Phát biểu tại Hội nghị sáng nay, dành thời gian chia sẻ về công tác ngoại giao vaccine, góp phần đảm bảo chiến dịch tiêm chủng, chống Covid-19 cũng như nâng tầm vị thế Việt Nam, Thủ tướng biểu dương ngành ngoại giao đã có đóng góp rất to lớn khi vận động được nhiều nguồn vaccine viện trợ từ nước ngoài.
Người đứng đầu Chính phủ thông tin, hiện cả nước đã tiêm mũi 1 vaccine Covid-19 cho gần 97%, mũi 2 gần 80%, tiêm cho học sinh 12-17 tuổi cũng “được tương đối”.
Việt Nam tiếp nhận lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Đằng sau nỗ lực tăng tốc viện trợ vaccine ngừa Covid-19 cho Việt Nam từ phía Mỹ
Theo Thủ tướng, hiện cơ quan ban ngành đang chuẩn bị tiêm mũi thứ 2 cho các cháu và đã báo cáo các cấp có thẩm quyền để chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5 tuổi trở lên.
“Hiện nay vaccine vẫn đang về. Có những nước sẵn sàng viện trợ cho ta gần chục triệu liều vaccine trong tháng 12/2021 và tháng 1/2022”, Thủ tướng vui mừng chia sẻ.
Theo lãnh đạo Chính phủ, với tinh thần nhượng vaccine, viện trợ vaccine và vay vaccine, hay nói tóm lại là tất cả những gì làm được về mặt ngoại giao thì các đồng chí đều làm cả.
“Chúng tôi đánh giá rất cao về ngoại giao vaccine và trang thiết bị y tế của ta", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Với những thành quả đạt được trong chiến lược ngoại giao vaccine, Việt Nam đã làm chủ được vaccine và chuyển đổi mô hình chống dịch từ Zero Covid sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh để tiếp tục khôi phục kinh tế - xã hội.
Thủ tướng cho biết, do chưa có vaccine, chưa có thuốc, chưa hiểu rõ về biến chủng Delta và còn thiếu kinh nghiệm nên trong đợt dịch vừa qua, Việt Nam buộc phải áp dụng các biện pháp hành chính để hạn chế lây lan trong quý III năm 2021. Hậu quả là nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, thị trường lao động bị tác động mạnh.
Tuy nhiên, khi đã có được vaccine, hiểu được biến thể Delta, có thêm kinh nghiệm và xây dựng được lý luận về chống dịch thì ngành ngoại giao đã đóng góp rất nhiều.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi lên đường đảm nhận cương vị Đại sứ Nước CHXHCN Việt Nam tại Liên bang Nga nhiệm kỳ 2021 - 2024. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2021
Đại dịch COVID-19
Đại sứ quán Việt Nam thành lập tổ công tác “ngoại giao vaccine” tại Nga, Sputnik V sắp về Việt Nam
Lãnh đạo Chính phủ nhắc lại, Việt Nam đã hình thành triết lý chống dịch dựa trên 3 trụ cột chính là: cách ly, xét nghiệm và điều trị. Và từ 3 trụ cột này, Việt Nam đã xây dựng công thức chống dịch mà bây giờ tất cả các bộ, ngành và địa phương đang làm có hiệu quả, giúp kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Đó là công thức 5K + vaccine, thuốc điều trị, các biện pháp điều trị, công nghệ.
Thủ tướng nhấn mạnh, kể từ khi kiểm soát dịch bệnh và từ ngày 11/11/2021 ban hành nghị quyết 128 tới giờ, tình hình kinh tế đã có rất nhiều điểm tích cực.
Đặc biệt, tại Hội nghị, Thủ tướng cũng rất hào hứng kể khi tham dự Hội nghị COP26 ở Anh vừa qua, nhiều tập đoàn sử dụng lao động lớn đều đến gặp đoàn Việt Nam để cảm ơn, dù trong quý 3 đất nước bị đứt gãy chuỗi cung ứng và thị trường lao động nhưng Chính phủ vẫn nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động.
“Chúng ta hồi phục rất nhanh và có cách tiếp cận bám sát tình hình thực tế, đặc biệt hoạt động ngoại giao của các đồng chí giúp Chính phủ điều hành tốt hơn”, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала