https://kevesko.vn/20211220/campuchia-nho-be-doi-pho-voi-lenh-trung-phat-cua-hoa-ky-cuong-bao-nhu-the-nao-12943284.html
Campuchia nhỏ bé đối phó với lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ cường bạo như thế nào
Campuchia nhỏ bé đối phó với lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ cường bạo như thế nào
Sputnik Việt Nam
Vài ngày trước, ông Hun Sen Thủ tướng Vương quốc Campuchia ra lệnh xếp xó tất cả các vũ khí do Mỹ sản xuất. Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik có bài viết... 20.12.2021, Sputnik Việt Nam
2021-12-20T17:37+0700
2021-12-20T17:37+0700
2021-12-20T17:37+0700
chính trị
quan điểm-ý kiến
hoa kỳ
đông nam á
campuchia
hun sen
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/321/54/3215409_0:0:3077:1731_1920x0_80_0_0_dee71831027b1148ac4fd612de25c2a6.jpg
Giã từ vũ khí MỹÔng Hun Sen Thủ tướng Vương quốc Campuchia đã ra lệnh cho quân đội Campuchia tiêu hủy hoặc nộp vào kho toàn bộ các vũ khí sản xuất tại Hoa Kỳ.Sở dĩ có phản ứng gay gắt quyết liệt như vậy của nhà lãnh đạo Campuchia là bởi hành động không mấy thân thiện từ phía chính quyền Hoa Kỳ. Ê-kip Nhà Trắng đương nhiệm đã quyết định trừng phạt người Campuchia vì họ «dám» xây dựng kiến thiết chủ thể quân sự của nước mình ở cảng Ream, tại địa điểm công trình từng được xây dựng vào thời nào đó bằng tiền của Mỹ. Ngoài ra, cũng tại đây, đang xúc tiến công việc hiện đại hóa khu cảng với sự giúp đỡ của các chuyên gia từ CHND Trung Hoa. Người Mỹ ngờ rằng như vậy đang tạo lập một căn cứ hải quân mới của Trung Quốc, mặc dù chính giới Campuchia kịch liệt phủ nhận. Dù sao chăng nữa, Nhà Trắng đã thực hiện hàng loạt biện pháp trừng phạt, bao gồm áp đặt cấm vận đối với việc cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ đến Campuchia.Quan sát viên Piotr Tsvetov tin rằng mệnh lệnh như luật định này của nhà lãnh đạo Campuchia sẽ được các thế hệ con cháu lắng nghe, hơn thế nữa, theo một số nguồn tin cho biết, ông Hun Sen mơ ước rằng một ngày nào đó trưởng nam Hun Manet của ông sẽ trở thành nhân vật kế nhiệm cha. Tướng Manet hiện là Phó Tổng tư lệnh Các lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF), nhưng ông Hun Sen tin rằng người con trai cả của mình sẽ có thể vươn cao trên nấc thang sự nghiệp, tới chức Thủ tướng.Có thể phớt lờ lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ?Trừng phạt là các biện pháp chính trị-kinh tế áp đặt chống lại Nhà nước nào đó có hành động sai trái đáng chỉ trích, ngăn chặn. Trong luật quốc tế hiện đại, chỉ những biện pháp trừng phạt do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ban hành mới được công nhận. Các biện pháp trừng phạt đơn phương, chẳng hạn như trừng phạt mà Hoa Kỳ áp đặt chống Iran, là trái phép và bất hợp pháp. Nhân đây cần nói thêm, các nhà lãnh đạo Nga và Việt Nam đã nhiều lần nhất trí nhấn mạnh trong các văn kiện chung rằng biện pháp trừng phạt chỉ có thể do Liên Hợp Quốc công bố.Các biện pháp trừng phạt mà Hoa Kỳ áp đặt chống Campuchia thuộc loại đơn phương. Tuy nhiên, như vậy thường cũng không làm cho trừng phạt trở thành nhẹ nhàng hơn. Nhưng hiện nay, giống như các quốc gia khác, Campuchia có cơ hội mua vũ khí ở những nước khác nhau, và họ đang làm vậy. Chỉ riêng các nước Đông Nam Á ngày nay đang là đích đến của nhiều nguồn cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự từ Nga, Trung Quốc, Israel, Pháp và những nước khác. Hoa Kỳ đã mất độc quyền với nhiều loại sản phẩm, cho dù thật khó khăn để người Mỹ thừa nhận sự thật cay đắng này.Tại sao không nên định hướng độc nhất vào Hoa Kỳ trong việc cung cấp vũ khí? Đơn giản bởi sự cung cấp đó thường có thứ «bán kèm» bắt buộc, là phải lệ thuộc vào tham vọng chính trị và ý thức hệ của giới tinh hoa thượng tầng Mỹ. Năm 2016, Hoa Kỳ từ chối cung cấp vũ khí xạ kích cho Philippines, viện dẫn cái cớ là ở quốc gia này diễn ra tình trạng vi phạm nhân quyền! Khi đó, Tổng thống Philippines đã đề nghị Trung Quốc và Nga giúp đỡ và đất nước ông đã nhận được các loại vũ khí cần thiết.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20211212/campuchia-da-khong-di-theo-ran-vang-ma-lai-di-theo-rong-vang-12832151.html
https://kevesko.vn/20211210/campuchia-thanh-ly-vu-khi-my-con-sot-lai-trong-quan-doi-de-dap-tra-lenh-trung-phat-cua-my-12821780.html
đông nam á
campuchia
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/321/54/3215409_348:0:3077:2047_1920x0_80_0_0_fd2172b0e6908670363a58bb532f2b6f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
chính trị, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, đông nam á, campuchia, hun sen, tác giả
chính trị, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, đông nam á, campuchia, hun sen, tác giả
Campuchia nhỏ bé đối phó với lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ cường bạo như thế nào
Vài ngày trước, ông Hun Sen Thủ tướng Vương quốc Campuchia ra lệnh xếp xó tất cả các vũ khí do Mỹ sản xuất. Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik có bài viết phân tích về chuyện này.
Ông Hun Sen Thủ tướng Vương quốc Campuchia
đã ra lệnh cho quân đội Campuchia tiêu hủy hoặc nộp vào kho toàn bộ các vũ khí sản xuất tại Hoa Kỳ.
Sở dĩ có phản ứng gay gắt quyết liệt như vậy của nhà lãnh đạo Campuchia là bởi hành động không mấy thân thiện từ phía chính quyền Hoa Kỳ. Ê-kip Nhà Trắng đương nhiệm đã quyết định trừng phạt người Campuchia vì họ «dám» xây dựng kiến thiết chủ thể quân sự của nước mình ở cảng Ream, tại địa điểm công trình từng được xây dựng vào thời nào đó bằng tiền của Mỹ. Ngoài ra, cũng tại đây, đang xúc tiến công việc hiện đại hóa khu cảng với sự giúp đỡ của các chuyên gia từ CHND Trung Hoa. Người Mỹ ngờ rằng như vậy đang tạo lập một căn cứ hải quân mới của Trung Quốc, mặc dù chính giới Campuchia kịch liệt phủ nhận. Dù sao chăng nữa, Nhà Trắng đã thực hiện hàng loạt biện pháp trừng phạt, bao gồm áp đặt cấm vận đối với việc cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ đến Campuchia.
12 Tháng Mười Hai 2021, 20:18
Có điều đáng chú ý là về việc giã từ vũ khí Mỹ thì ông Hun Sen đã viết trên trang Facebook cá nhân như sau: "Lệnh cấm vận của Hoa Kỳ với cung cấp vũ khí là lời cảnh báo cho các thế hệ cư dân Campuchia tiếp theo, cho những người lãnh đạo Chính phủ, rằng nếu muốn có khối quốc phòng độc lập của riêng nước mình, thì đừng sử dụng vũ khí Mỹ".
Quan sát viên Piotr Tsvetov tin rằng mệnh lệnh như luật định này của
nhà lãnh đạo Campuchia sẽ được các thế hệ con cháu lắng nghe, hơn thế nữa, theo một số nguồn tin cho biết, ông Hun Sen mơ ước rằng một ngày nào đó trưởng nam Hun Manet của ông sẽ trở thành nhân vật kế nhiệm cha. Tướng Manet hiện là Phó Tổng tư lệnh Các lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF),
nhưng ông Hun Sen tin rằng người con trai cả của mình sẽ có thể vươn cao trên nấc thang sự nghiệp, tới chức Thủ tướng.
Có thể phớt lờ lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ?
Trừng phạt là các biện pháp chính trị-kinh tế áp đặt chống lại Nhà nước nào đó có hành động sai trái đáng chỉ trích, ngăn chặn. Trong luật quốc tế hiện đại, chỉ những biện pháp trừng phạt do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ban hành mới được công nhận. Các biện pháp trừng phạt đơn phương, chẳng hạn như trừng phạt mà Hoa Kỳ áp đặt chống Iran, là trái phép và bất hợp pháp. Nhân đây cần nói thêm, các nhà lãnh đạo Nga và Việt Nam đã nhiều lần nhất trí nhấn mạnh trong các văn kiện chung rằng biện pháp trừng phạt chỉ có thể do Liên Hợp Quốc công bố.
Các biện pháp trừng phạt mà Hoa Kỳ áp đặt chống Campuchia thuộc loại đơn phương. Tuy nhiên, như vậy thường cũng không làm cho trừng phạt trở thành nhẹ nhàng hơn. Nhưng hiện nay, giống như các quốc gia khác, Campuchia có cơ hội mua vũ khí ở những nước khác nhau, và họ đang làm vậy.
Chỉ riêng các nước Đông Nam Á ngày nay đang là đích đến của nhiều nguồn cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự từ Nga, Trung Quốc, Israel, Pháp và những nước khác. Hoa Kỳ đã mất độc quyền với nhiều loại sản phẩm, cho dù thật khó khăn để người Mỹ thừa nhận sự thật cay đắng này.
10 Tháng Mười Hai 2021, 20:05
Tại sao không nên định hướng độc nhất vào Hoa Kỳ trong việc cung cấp vũ khí? Đơn giản bởi sự cung cấp đó thường có thứ «bán kèm» bắt buộc, là phải lệ thuộc vào tham vọng chính trị và ý thức hệ của giới tinh hoa thượng tầng Mỹ. Năm 2016, Hoa Kỳ từ chối cung cấp vũ khí xạ kích cho Philippines, viện dẫn cái cớ là ở quốc gia này diễn ra tình trạng vi phạm nhân quyền! Khi đó, Tổng thống Philippines đã đề nghị Trung Quốc và Nga giúp đỡ và đất nước ông đã nhận được các loại vũ khí cần thiết.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.