“Thị Hến” Thanh Kim Huệ qua đời ở tuổi 66

© Ảnh : Facebook / Thanh Kim Hụê Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ
Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2021
Đăng ký
Sau thời gian điều trị bệnh ung thư, nghệ sĩ ưu tú Thanh Kim Huệ đã qua đời lúc 13h50 chiều 23/12 tại nhà riêng ở TP.HCM, hưởng thọ 66 tuổi.
NSƯT Thanh Điền, chồng nghệ sĩ Thanh Kim Huệ đã xác nhận thông tin trên và cho biết hiện gia đình đang lo hậu sự cho nữ nghệ sĩ cải lương kỳ cựu.

NSƯT Thanh Kim Huệ nằm viện vẫn hát vọng cổ tặng các y bác sĩ

Theo đó, nghệ sĩ Thanh Điền cho biết nghệ sĩ Thanh Kim Huệ được phát hiện mắc ung thư cách đây khoảng 6 tháng. Dù gia đình tích cực chạy chữa, thậm chí nhiều bạn bè ở nước ngoài đã gửi thuốc về nhưng bà vẫn không qua khỏi. Trong số những nghệ sĩ thường gửi thuốc cho bà có Đàm Vĩnh Hưng, Ngọc Huyền...
Thanh Điền cũng cho biết, ông đã chuẩn bị tâm lý vì sức khỏe vợ ông đã suy yếu nhiều năm qua.
"Khi tôi đang đi quay phim thì được người nhà báo tin. Cô ấy chờ tôi về đến nhà, gặp mặt lần cuối mới chịu nhắm mắt. Tôi quá đau lắm khi mất đi người vợ gắn bó, người đồng nghiệp tài hoa của làng cải lương", NSƯT Thanh Điền nghẹn ngào chia sẻ.
Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ nổi tiếng với những vai diễn trong Lan và Điệp (vai Lan), Ngao Sò Ốc Hến (vai Thị Hến), Đường gươm Nguyên Bá (vai Thủy Cúc), Người tình trên chiến trận (vai Tiêu Kim Yến), Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài (vai Chúc Anh Đài)…
Cư dân thành phố chính Simferopol của Crưm  thắp nến để tưởng nhớ những người thiệt mạng ở St Petersburg - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
Nghệ sĩ Kim Thuỷ của vở cải lương 'Lan và Điệp' qua đời
Bà cũng vang danh với những bài ca cổ như: Hoa hồng trên đất thép, Cô gái tưới đậu, Chợ Mới, Tặng đời chiếc nón bài thơ, Tiếng chày trên sóc Bombo, Yêu lầm, Dệt chặng đường xuân…
Ngoài ra, NSƯT Thanh Kim Huệ còn là soạn giả của nhiều vở cải lương nổi tiếng như: Yêu và ghen, Lỡ yêu rồi, Quỷ kiến sầu, Tình ca biên giới, Khúc ly hương…
Hồi tháng 7, khi biết vợ chồng bà được đề xuất phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Thanh Kim Huệ cho biết bà vui mừng và hãnh diện bởi danh hiệu này là sự ghi nhận của nhà nước đối với bà sau 45 năm theo nghiệp ca diễn.
Trước thông tin nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy là ca sĩ Dương Đình Trí cho biết gia đình anh vẫn thường xuyên liên lạc để cập nhật tình hình sức khỏe của nữ nghệ sĩ trong suốt thời gian qua.
“Tôi thương cô lắm, mấy tháng nay chịu bao đau đớn”, ca sĩ Dương Đình Trí xúc động chia sẻ.
Trong khi đó, nhà báo văn nghệ Song Minh, một trong những người thân thiết với nghệ sĩ Thanh Kim Huệ, cho biết anh vô cùng xót xa khi nữ nghệ sĩ ra đi khi còn chưa kịp chính thức nhận danh hiệu NSND vào tháng 4 năm sau.
“Những ngày nằm trong bệnh viện, thể theo yêu cầu của Giám đốc bệnh viện, chị đã hát chay trọn bài vọng cổ để phục vụ cho các Y Bác Sĩ đang phục vụ tuyến đầu…Đây cũng là những người rất may mắn, rất xứng đáng được nghe chị hát phục vụ trong lần cuối đời của chị…”, nhà báo Song Minh viết trên trang cá nhân.

Con đường hoạt động của nghệ sĩ Thanh Kim Huệ

Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ tên thật là Bùi Thị Huệ, sinh năm 1955 tại Sài Gòn trong một gia đình có hai chị em gái.
Dù gia đình không có ai theo nghiệp hát nhưng vì ba mẹ chuyên cho các gánh hát thuê âm thanh nên bà thường được theo ba vô rạp mỗi đêm.
Nến - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2021
Nghệ sĩ Giang còi qua đời vì ung thư
Cứ như thế, cô bé Huệ mê mẩn rồi lẩm nhẩm hát theo hồi nào không biết. Khi đọc chạy chữ thì cô liền ra chợ mua các tập bài ca về hát nhại theo giọng của Lệ Thủy, Mỹ Châu…
Thấy Huệ như vậy, kép chánh Hoàng Siêu đã chỉ cho cô tập hát. Chỉ mới 8, 9 tuổi, cô đã lên sân khấu đoàn Hằng Xuân - An Khương đóng các vai đào con. Sau đó, Huệ lần lượt trải qua các đoàn Dạ Minh Châu, Hoa Phượng.
Sự nghiệp của Thanh Kim Huệ trở nên khởi sắc hơn khi đầu quân cho đoàn Kim Chung. Tại đây, bà được nâng lên đào nhì, đào ba, khi chỉ mới 13, 14 tuổi. Trong đoàn Kim Chung khi đó còn có rất nhiều danh ca như Lệ Thủy, Mỹ Châu, Diệu Hiền, Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Tuấn, Chí Tâm…
Sau này, bà còn tham gia các đoàn khác như đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang, Sài Gòn 1, 2, 3…
Trong thế hệ nghệ sĩ cải lương trưởng thành trong giai đoạn 1975, NSƯT Thanh Kim Huệ là một trong những giọng ca nữ nổi bật với chất giọng cao, ngọt ngào không lẫn với bất kỳ ai.
Không giống như các nghệ sĩ khác thường được các tiền bối trong nghề gợi ý nghệ danh, cái tên Thanh Kim Huệ của bà là do bà tự đặt lấy. Trước đó, bà từ lấy tên Ngọc Huệ.
Năm 1973, Thanh Kim Huệ được hãng đĩa Việt Nam ký độc quyền với số tiền 200 ngàn đồng (tương đương 200 triệu đồng ngày nay). Bản tân cổ đầu tiên của bà là “Yêu lầm”, thu chung với NSƯT Minh Vương. Đĩa nhạc nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả, từ đó đưa bà vào chuỗi ngày làm việc liên tục với phòng thu và rạp hát.
Diễn viên Việt Hoàng Dũng - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2021
Nghệ sĩ Hoàng Dũng đột ngột qua đời ở tuổi 65
Cuối năm 1974, soạn giả Loan Thảo thu tuồng Lan và Điệp. Vai Lan của vở diễn ban đầu dự tính giao cho NSND Lệ Thủy sau đó ông lại gọi Thanh Kim Huệ tới thử. Ông nói: "Con cỡ tuổi nhân vật Lan chắc hợp hơn!".
Trong tuồng, nghệ sĩ Chí Tâm vào vai Điệp còn Thanh Kim Huệ vô vai Lan, dàn bao là các nghệ sĩ Hữu Phước, Tú Trinh, Hùng Minh, Mai Lan… Vở diễn làm khán giả khắp nơi mê mệt và góp phần đưa tên tuổi Chí Tâm - Thanh Kim Huệ đến gần hơn nữa với giới mộ điệu.
Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ kết hôn với nghệ sĩ Thanh Điền và có với nhau hai người con, một trai, một gái. Vợ chồng Thanh Điền - Thanh Kim Huệ gây dấu ấn với công chúng với vai Thị Hến - Quan Huyện trong vở cải lương kinh điển Ngao Sò Ốc Hến.
Cuối năm 1974, gia đình Thanh Điền lập gánh hát Xuân Liên Hoa, Thanh Kim Huệ về đoàn làm đào chánh, đồng thời phát triển thêm khả năng viết tuồng.
Bà đã phóng tác nhiều bộ phim Hong Kong thành các kịch bản cải lương như Quỷ kiến sầu, Nắng đẹp muôn màu, Tiếng hát rừng hoang…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала