https://kevesko.vn/20211231/viet-nam-can-bang-va-thang-loi-13047705.html
Việt Nam cân bằng và thắng lợi
Việt Nam cân bằng và thắng lợi
Sputnik Việt Nam
Nội dung chính của chính trị quốc tế trên thế giới và khu vực Đông Nam Á năm 2021 được xác định bởi đại dịch COVID-19, mang hình thức và quy mô đáng sợ với sự... 31.12.2021, Sputnik Việt Nam
2021-12-31T14:41+0700
2021-12-31T14:41+0700
2021-12-31T14:41+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
asean
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/271/92/2719221_0:326:3059:2047_1920x0_80_0_0_54078fcc2567475e0d33e9305f209385.jpg
Công cụ chính của ngoại giao là cung cấp vắc xin. Trong vấn đề này, một lần nữa cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc lại bộc lộ. Mỹ đã viện trợ khoảng 60 triệu liều vắc xin cho các nước Đông Nam Á hoặc thông qua chương trình COVAX, hàng chục triệu liều nữa đã được Pfizer và Moderna bán trực tiếp. Trong năm nay, Trung Quốc gửi hơn 460 triệu liều vắc xin cho khu vực Đông Nam Á, nhưng chỉ có 36 triệu liều trong số này là viện trợ.Dấu hiệu của năm - hoạt động tích cực chưa từng có của Mỹ ở Đông Nam ÁNhà phân tích chính trị kiêm chuyên gia nghiên cứu của Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Mikhail Terskikh cho biết: Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bí ẩn và đối đầuMỹ đang làm mọi cách nhằm đối phó với Trung Quốc. Để thực hiện điều đó, Mỹ thông qua khái niệm về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo quan điểm của Mỹ, ranh giới của khu vực này trùng với khu vực chịu trách nhiệm của hạm đội 7 và 3 của Mỹ. Tức là sự phân chia thế giới mà quân đội thông qua được chuyển sang tất cả các lĩnh vực khác. Quân đội luôn xác định rõ ràng đâu là đồng minh và đâu là kẻ thù, ngay từ đầu sự phân chia thế giới như vậy đã mang tính đối đầu. Các nước có ý kiến khác về sự phân chia đó. Ví dụ, Nhật Bản tính cả các nước châu Phi vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Và nếu chúng ta nói về Ấn Độ Dương, thì nó cũng bao gồm cả Vịnh Ba Tư với những vấn đề phức tạp của nó. Liệu các nước ASEAN, là trung tâm của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, có sẵn sàng tham gia vào chương trình của Iran hay không, họ sẽ làm gì với số phận của Iraq? Chuyên gia Mikhail Terskikh cho rằng, xét đến ma trận Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, các nước có thể bị lôi kéo vào cuộc xung đột từ phía một trong các quốc gia khu vực này trong cuộc chiến tranh lạnh mới.Việt Nam làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí MinhSố lượng sự cố cho thấy nguy cơ gần kề bờ vực chiến tranh, nhưng không ai sẵn sàng vượt qua ranh giới này. Trong điều kiện đó, các nước ASEAN chỉ còn cách thực hiện chính sách linh hoạt và duy trì sự cân bằng giữa hai cường quốc. Việt Nam làm điều đó rất tốt. Nhiều nước quan tâm phát triển quan hệ với Việt Nam với tư cách là một quốc gia ổn định với nền kinh tế phát triển năng động, là một trong những nước hàng đầu của ASEAN, và Hà Nội đang tích cực vận dụng điều này. Hoạt động chính sách đối ngoại của giới lãnh đạo Việt Nam thể hiện rõ nguyên tắc “Thêm bạn bớt thù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và không có đại dịch nào có thể ngăn cản Việt Nam mở rộng và củng cố quan hệ với các nước trên tất cả các châu lục. Năm nay, lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã tiếp Phó Tổng thống Mỹ và Ngoại trưởng Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng các nước như Mỹ, Anh và Nhật Bản. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã hội đàm với nhiều nguyên thủ quốc gia tại Hội nghị cấp cao về khí hậu ở Anh và thăm Pháp, Nhật Bản. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Thụy Sĩ và Nga. Năm 2021 kết thúc bằng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Ấn Độ, một quốc gia khác có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.Nhiệm vụ chính của ban lãnh đạo Việt Nam là tận dụng hiệu quả nhất sự quan tâm của các bên đối lập, các đối tác châu Âu và châu Á tại Việt Nam mà không hy sinh lợi ích của mình. Chúng ta hy vọng rằng Việt Nam sẽ thành công trong vấn đề này.
https://kevesko.vn/20211223/viet-nam-nam-2022-tu-tu-va-kho-khan-ra-khoi-khung-hoang-12978887.html
https://kevesko.vn/20211224/kinh-te-viet-nam-2021-gio-da-doi-chieu-13007299.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/271/92/2719221_330:0:3059:2047_1920x0_80_0_0_123b4af9396d55730fc085e0e4ecddd3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, asean, tác giả
việt nam, quan điểm-ý kiến, asean, tác giả
Việt Nam cân bằng và thắng lợi
Nội dung chính của chính trị quốc tế trên thế giới và khu vực Đông Nam Á năm 2021 được xác định bởi đại dịch COVID-19, mang hình thức và quy mô đáng sợ với sự xuất hiện của biến chủng Delta nguy hiểm chết người.
Công cụ chính của ngoại giao là cung cấp vắc xin. Trong vấn đề này, một lần nữa cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc lại bộc lộ. Mỹ đã viện trợ khoảng 60 triệu liều vắc xin cho các nước Đông Nam Á hoặc
thông qua chương trình COVAX, hàng chục triệu liều nữa đã được Pfizer và Moderna bán trực tiếp. Trong năm nay, Trung Quốc gửi hơn 460 triệu liều vắc xin cho khu vực Đông Nam Á, nhưng chỉ có 36 triệu liều trong số này là viện trợ.
23 Tháng Mười Hai 2021, 05:22
Dấu hiệu của năm - hoạt động tích cực chưa từng có của Mỹ ở Đông Nam Á
Nhà phân tích chính trị kiêm chuyên gia nghiên cứu của Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Mikhail Terskikh cho biết:
“COVID-19 đóng vai trò như một chất xúc tác cho các xu hướng chính trong chính trị thế giới nói chung và chính trị ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, chủ yếu là sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang tăng lên mạnh mẽ. Năm 2021, chúng ta chứng kiến hoạt động tích cực chưa từng có của Mỹ ở Đông Nam Á. Khi cả thế giới chọn cách chuyển sang hình thức trực tuyến, các quốc gia Đông Nam Á đã đón tiếp các quan chức hàng đầu trong chính quyền mới của Mỹ. Điều này một lần nữa nhấn mạnh sự quan tâm của Mỹ đối với khu vực này: đầu tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, sau đó là Phó Tổng thống Kamala Harris, và gần đây nhất là Ngoại trưởng Antony Blinken. Đây không chỉ là xu hướng của chính quyền Biden, trong hơn 30 năm qua Mỹ đã cố gắng thu hút các nước Đông Nam Á về phía mình trong cuộc đối đầu với sức mạnh ngày càng tăng của CHND Trung Hoa.”
Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bí ẩn và đối đầu
Mỹ đang làm mọi cách nhằm đối phó với Trung Quốc. Để thực hiện điều đó, Mỹ thông qua khái niệm về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo quan điểm của Mỹ, ranh giới của khu vực này trùng với khu vực chịu trách nhiệm của hạm đội 7 và 3 của Mỹ. Tức là sự phân chia thế giới mà quân đội thông qua được chuyển sang tất cả các lĩnh vực khác. Quân đội luôn xác định rõ ràng đâu là đồng minh và đâu là kẻ thù, ngay từ đầu sự phân chia thế giới như vậy đã mang tính đối đầu. Các nước có ý kiến khác về sự phân chia đó. Ví dụ, Nhật Bản tính cả các nước châu Phi vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Và nếu chúng ta nói về Ấn Độ Dương, thì nó cũng bao gồm cả Vịnh Ba Tư với những vấn đề phức tạp của nó.
Liệu các nước ASEAN, là trung tâm của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, có sẵn sàng tham gia vào chương trình của Iran hay không, họ sẽ làm gì với số phận của Iraq? Chuyên gia Mikhail Terskikh cho rằng, xét đến ma trận Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, các nước có thể bị lôi kéo vào cuộc xung đột từ phía một trong các quốc gia khu vực này trong cuộc chiến tranh lạnh mới.
24 Tháng Mười Hai 2021, 15:51
“Trong lĩnh vực kinh tế, Mỹ không thể thắng nổi Trung Quốc trong khu vực Đại Đông Á, vì Mỹ không có gì để đối chọi với những khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc vào sáng kiến Vành đai và Con đường. Vì vậy, Mỹ lập ra Mạng lưới các điểm màu xanh để soi xét các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, để Bộ Ngoại giao đưa ra kết luận có chấp thuận hay không chấp thuận. Lĩnh vực hoạt động của Mỹ là quốc phòng và an ninh. Năm 2021 được đánh dấu bằng việc thành lập AUKUS - khối quân sự mới gồm các nước Anglo-Saxon, nhằm kiềm chế Trung Quốc và điều này cho thấy đợt gia tăng căng thẳng mới" - chuyên gia Mikhail Terskikh nói.
Việt Nam làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Số lượng sự cố cho thấy nguy cơ gần kề bờ vực chiến tranh, nhưng không ai sẵn sàng vượt qua ranh giới này. Trong điều kiện đó, các nước ASEAN chỉ còn cách thực hiện chính sách linh hoạt và duy trì sự cân bằng giữa hai cường quốc. Việt Nam làm điều đó rất tốt. Nhiều nước quan tâm phát triển quan hệ với Việt Nam với tư cách là một quốc gia ổn định với nền kinh tế phát triển năng động, là một trong những nước hàng đầu của ASEAN, và Hà Nội đang tích cực vận dụng điều này. Hoạt động chính sách đối ngoại của giới lãnh đạo Việt Nam thể hiện rõ nguyên tắc “Thêm bạn bớt thù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và không có đại dịch nào có thể ngăn cản Việt Nam mở rộng và củng cố quan hệ với các nước trên tất cả các châu lục. Năm nay, lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã tiếp Phó Tổng thống Mỹ và Ngoại trưởng Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng các nước như Mỹ, Anh và Nhật Bản. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã hội đàm với nhiều nguyên thủ quốc gia tại Hội nghị cấp cao về khí hậu ở Anh và thăm Pháp, Nhật Bản. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Thụy Sĩ và Nga. Năm 2021 kết thúc bằng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ tới Ấn Độ, một quốc gia khác có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của ban lãnh đạo Việt Nam là tận dụng hiệu quả nhất sự quan tâm của các bên đối lập, các đối tác châu Âu và châu Á tại Việt Nam mà không hy sinh lợi ích của mình. Chúng ta hy vọng rằng Việt Nam sẽ thành công trong vấn đề này.