Cuộc ly hôn ngàn tỷ chưa hồi kết của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamVua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ.
Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2022
Đăng ký
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị hủy quyết định giám đốc thẩm vụ ly hôn ngàn tỷ vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên – ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
VKSND Tối cao cho rằng bản án ly hôn giữa ông Vũ, bà Thảo có nhiều sai sót, không phù hợp nên đề nghị hủy án và xét xử lại từ đầu. Cuộc ly hôn lịch sử của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên trên thương trường Việt Nam đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Xử lại vụ ly hôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo

Ngày 13/1, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã có văn bản kiến nghị xem xét lại Quyết định Giám đốc thẩm số 01/2021/HNGĐ-GĐT, ngày 11/3/2021 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.
Theo văn bản của Viện trưởng VKSND Tối cao, cơ quan kiểm sát đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao giải quyết vụ án hôn nhân giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Vụ ly hôn nghìn tỷ vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên: Tài sản ông Vũ, bà Thảo ra sao?
Hướng mà VKSND Tối cao đưa ra là hủy Quyết định giám đốc thẩm số 01/2021/HNGĐ-GĐT, hủy Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 39/2014/HNGĐ-PT ngày 5/12/2019 của TAND Cấp cao tại TPHCM và Bản án hôn nhân và gia đình sơ thẩm số 291/2019/HNGĐ-ST ngày 27/3/2019 của TAND TP.HCM về phần chia tài sản chung.
VKSND Tối cao cũng yêu cầu giao hồ sơ cho TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Như Sputnik đã thông tin, bà Thảo và ông Vũ kết hôn năm 1998, từng là cặp vợ chồng nức tiếng trong giới doanh nhân Việt Nam.
Tuy nhiên, năm 2015 bà Thảo đơn phương đệ đơn ly hôn ông Vũ và sóng gió cuộc ly hôn ngàn tỷ của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên cũng bắt đầu từ đây.
Sau 10 lần hòa giải bất thành, tòa án tại TP.HCM đã tiến hành xét xử sơ thẩm năm 2019, tuyên chấp thuận đơn ly hôn của bà Thảo, trao quyền nuôi các con cho nữ doanh nhân này và ông Vũ có trách nhiệm cấp dưỡng mỗi năm 10 tỷ đồng tính từ năm 2013 đến khi các con của họ tốt nghiệp đại học.
Tòa cũng tuyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ được nắm 60% cổ phần, và quyền điều hành tập đoàn cà phê hàng đầu của Việt Nam là Trung Nguyên, đồng thời, trả tiền cho bà Thảo tương ứng với số cổ phần mà bà nắm giữ.
Bà Thảo nhiều lần kháng cáo nhưng TAND cấp cao xử phúc thẩm và tuyên giữ nguyên bản án ly hôn như trước đó. Không đồng thuận với quyết định trên, bà Thảo đã làm đơn yêu cầu xử giám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án trước đó.
CEO TNI  Lê Hoàng Diệp Thảo - đồng sáng lập Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2020
Vì sao hoãn thi hành án ly hôn vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên?
VKSND Tối cao cũng có kháng nghị hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm với lý do “nhiều sai sót”, vi phạm.
Đến năm 2021, Hội đồng Thẩm phán Tòa Tối cao ra quyết định giám đốc thẩm, cho ông Vũ và bà Thảo chính thức ly hôn. Khối tài sản chung (mà ông Vũ từng tuyên bố đây chỉ là “phần nổi”) hơn 7.900 tỷ đồng được chia như sau – ông Vũ 4.700 tỷ, bà Thảo hơn 3.200 tỷ.
Bên cạnh đó, bà Lê Hoàng Diệp Thảo cũng được giao 7 khu đất trị giá 375 tỷ đồng và hơn 1.500 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng. Ông Vũ nắm quyền sở hữu 6 khu đất trị giá 350 tỷ đồng, toàn bộ cổ phần Trung Nguyên và quyền điều hành tập đoàn, vốn góp của hai người tại công ty giá hơn 5/600 tỷ đồng ông Vũ cũng phải trả cho vợ hơn 1.300 tỷ đồng.

“Bản án nhiều sai sót”

Viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng, tại vụ tranh chấp hôn nhân gia đình giữa ông Vũ và bà Thảo, các bản án “có nhiều sai sót”.
Tại bản kiến nghị của VKSND Tối cao, cơ quan này nêu rõ, các chứng thư, báo cáo kết quả thậm định giá của công ty TNHH thẩm định giá Sài Gòn đối với 7 công ty của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ được phát hành hồi trung tuần tháng 6 năm 2018, đều có hiệu lực trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát hành.
Đến ngày xử sơ thẩm (20/2/2019), VKSND Tối cao cho rằng các chứng thư và báo cáo kết quả thẩm định giá này đều đã hết hiệu lực.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2019
Phán quyết cuối cùng vụ ly hôn vợ chồng vua cà phê: Ông Vũ điều hành Trung Nguyên
Báo cáo tài chính của một số năm từ một số công ty cụ thể cũng chưa được kiểm toán, theo VKSND Tối cao.
Đồng thời, tại bản kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định vô hình kèm theo chứng thư và báo cáo kết quả thẩm định giá của các công ty này, Công ty TNHH thẩm định giá Sài Gòn chưa thẩm định giá trị quyền sở hữu trí tuệ (giá trị thương hiệu) của những công ty này là “thiếu sót”.
Do đó, việc tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm vẫn sử dụng những kết quả thẩm định giá nêu trên làm cơ sở phân chia tài sản chung của hai vợ chồng ông Vũ bà Thảo, theo VKSND Tối cao là “không đúng”.
Các chứng thư và báo cáo thẩm định giá đã hết hiệu lực, nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo cũng không đồng ý kết quả thẩm định giá nên Tòa án cấp phúc thẩm phải tiến hành định giá lại tài sản theo quy định tại khoản 1 điều 104 Bộ Luật Tố tụng Dân sự. Tuy nhiên, tòa cấp phúc thẩm đã không định giá lại mà sử dụng kết quả thẩm định giá từ cấp sơ thẩm để giải quyết vụ án là không phù hợp.
Bên cạnh đó, quyết định giám đốc thẩm cũng cho rằng, tại bản ý kiến của bà Lê Hoàng Diệp Thảo hồi tháng 2/2019 và trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm cũng như tại tòa phúc thẩm, các đương sự không yêu cầu định giá lại nên tòa phúc thẩm cũng không định giá lại.
“Đây là nhận định không đúng với nội dung kháng cáo phúc thẩm và ý kiến của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bà Thảo tại phiên tòa phúc thẩm”, VKSND Tối cao lưu ý.

Có bất công với bà Lê Hoàng Diệp Thảo?

Theo kiến nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao, bà Lê Hoàng Diệp Thảo là doanh nhân.
Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án bà Thảo luôn có yêu cầu được chia (nhận) tài sản bằng hiện vật đối với cổ phần và phần vốn góp tại các công ty để tiếp tục thực hiện việc kinh doanh.
Mặc dù vậy, tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều không xem xét đánh giá toàn diện về số cổ phần, phần vốn góp và nhu cầu sử dụng của đương sự mà chia toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho ông Vũ ở tập đoàn Trung Nguyên, giao cho bà Thảo giá trị số cổ phần, phần vốn góp trong các công ty bằng tiền.
“Điều này vi phạm quyền được kinh doanh của bà Thảo theo quy định của pháp luật”, VKSND Tối cao nhấn mạnh.
Các công ty, cổ phần và phần góp vốn của các công ty đều có thể được chia bằng hiện vật. Do đó, VKSND Tối cao cho rằng, không có tài liệu chứng minh cho việc nhận định “nếu bà Thảo tiếp tục là cổ đông cùng quản lý, điều hành các công ty của tập đoàn Trung Nguyên thì sẽ dẫn đến những khó khăn cho sự tồn tại, ổn định và phát triển của Trung Nguyên”, hay “sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định, việc làm cho hàng ngàn công nhân đang hoạt động sản xuất tại các công ty của tập đoàn Trung Nguyên” như trong quyết định giám đốc thẩm nêu.
bà Lê Hoàng Diệp Thảo  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2019
Vụ ly hôn vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên: Bà Thảo vẫn muốn giám định tâm thần ông Vũ
Do đó, theo Viện trưởng VKSND Tối cao, việc chấm dứt hoạt động kinh doanh bình thường của bà Thảo ở 7 công ty là “không phù hợp” với quy định về quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng nam, nữ, và nguyên tắc phân chia tài sản chung của hai vợ chồng khi đưa vào kinh doanh.
Dù rằng, cả hai bên đã thừa nhận, trước khi kết hôn với bà Thảo, ông Vũ đã cùng một số người bạn kinh doanh cà phê. Tuy nhiên, kinh doanh khoảng hai năm thì ông Đặng Lê Nguyên Vũ kết hôn với bà Thảo. Đồng thời, sau khi kết hôn với bà Diệp Thảo, việc kinh doanh của ông Vũ cũng bắt đầu có sự phát triển, tiến đến hình thành tập đoàn cà phê Trung Nguyên ngày này.
Trong kiến nghị nêu rõ, các công ty có tranh chấp đều được đăng ký doanh nghiệp lần đầu từ năm 2006 trở đi, sau nhiều năm kể từ khi ông Vũ và bà Thảo kết hôn (1998, tức sau 8 năm hai người thành vợ chồng). Bà Thảo cũng nhiều năm tham gia điều hành hoạt động của Trung Nguyên, đặc biệt là thời gian ông Vũ vắng mặt.
VKSND Tối cao lưu ý, Tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm chỉ xem xét việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng là cổ phần trong Tập đoàn Trung Nguyên chia cho bà Thảo ít hơn ông Vũ 20% giá trị tài sản tại ngân hàng, cổ phần, phần vốn góp trong Tập đoàn Trung Nguyên là không bảo đảm quyền lợi của bà Thảo (bà Thảo kém ông Vũ hơn 1.440 tỷ đồng).
Chỉ ra các điều luật liên quan, VKS cho rằng, việc Tòa án các cấp xác định ông Vũ đóng góp công sức nhiều hơn và chia cho ông Vũ được hưởng 60%, bà Thảo được hưởng 40% giá trị cổ phần và phần vốn góp trong các công ty, tài sản tại các ngân hàng là “chưa phù hợp”.
Cơ quan kiểm sát lập luận, bà Thảo vừa làm vợ, làm mẹ, nuôi dạy các con trưởng thành, duy trì gìn giữ hạnh phúc trong gia đình nhiều năm, nhưng cũng trực tiếp tham gia kinh doanh, góp phần tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung của vợ chồng, góp phần vào sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Trung Nguyên.
Đặng Lê Nguyên Vũ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2019
Yêu cầu hủy toàn bộ bản án ly hôn của vợ chồng cà phê Trung Nguyên
Trong vấn đề mâu thuẫn dẫn đến ly hôn của hai vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên, VKSND Tối cao lưu ý Tòa án các cấp chưa xem xét đầy đủ trách nhiệm của ông Vũ trong việc thực hiện nghĩa vụ của người chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Do đó, VKS cho rằng, cần tăng tỷ lệ phần trăm (%) tài sản bà Thảo được chia trong khối tài sản chung nêu trên để bảo đảm công bằng quyền lợi cho nguyên đơn.
Bên cạnh đó, theo điều 21,57 và 358 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nếu thấy Quyết định của Hội đồng thẩm phán có “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”, Viện trưởng VKSND Tối cao có quyền kiến nghị xem xét lại.
Khi đó, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao sẽ mở phiên họp xem xét kiến nghị với sự tham gia của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
Với những cơ sở này, Viện trưởng Lê Minh Trí đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét hủy quyết định giám đốc thẩm cùng hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm vụ án ly hôn, phân chia tài sản chung, và xét xử lại cuộc ly hôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ – bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала