Mỹ cần một chiến lược thịnh vượng xã hội như ở Trung Quốc
© Depositphotos.com / ImtmphotoTiền giấy đô la và nhân dân tệ trên bàn cờ
© Depositphotos.com / Imtmphoto
Đăng ký
Trung Quốc không mông muốn phá vỡ hoạt động kinh doanh, họ chỉ muốn đạt được sự thịnh vượng chung. Ray Dalio , nhà sáng lập quỹ đầu tư lớn Bridgewater Associates tuyên bố điều này.
Theo lời ông, tại Mỹ và một số quốc gia khác, vấn đề bất bình đẳng còn nghiêm trọng hơn nhiều và Mỹ sẽ không bị tổn hại bởi ít nhất một phần nào đó từ chiến lược thịnh vượng mọi mặt của Trung Quốc.
Dalio đưa ra tuyên bố của mình trong diễn đàn đầu tư UBS Group AG. Dalio cho biết: giới nhà đầu tư nước ngoài thường hiểu sai các chính sách của Trung Quốc là sự quay trở lại “thời kỳ cộng sản của Mao Trạch Đông”. Dalio lưu ý rằng ttrước tiên, Bắc Kinh cho phép những người khởi nghiệp cá nhân cơ hội làm giàu, và bây giờ họ muốn các nguồn lực được phân phối công bằng hơn, mọi người nhận được cơ hội bình đẳng. Nhà sang lập Bridgewater Associates chỉ ra rằng chính sách như vậy xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế hơn nữa. Theo ông, người tài có thể thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội, và cả trong thành phần dân cư nghèo nhất. Điều quan trọng là những nhân tài này được bộc lộ đúng lúc, tiềm năng và hoạt động của họ phục vụ hiệu quả nhất cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Sai lầm bi thảm
Trước đó, một số nhà đầu tư Mỹ bày tỏ thái độ lo ngại về triển vọng đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. George Soros, trong chuyên mục WSJ của mình, nêu ý kiến: việc đổ hàng tỷ đô la vào Trung Quốc là "sai lầm bi thảm". Còn Scott Meinerd của Guggenheim Partners gọi Trung Quốc là quốc gia “phi đầu tư”. Trong cả hai trường hợp đều nêu rủi ro chính là sự không chắc chắn về chính trị và những quy định liên quan đến các công ty công nghệ lớn, trong năm qua, Trung Quốc đã thắt chặt các biện pháp chống độc quyền; Alibaba, Tencent, JD.COM và các công ty khác đã bị phạt nặng. Luật bảo mật dữ liệu được thông qua khiến các công ty Trung Quốc gặp khó khăn khi IPO ở nước ngoài. Cuối cùng, một số lĩnh vực, chẳng hạn như lĩnh vực giáo dục, đã trở nên hoàn toàn không thể tiếp cận được với đầu tư nước ngoài. Các luận điệu ngày càng leo thang chống lại "sự mở rộng vốn hỗn loạn" đã khiến một số nhà đầu tư nước ngoài sợ hãi. Chỉ số MSCI Trung Quốc đã giảm hơn 20% trong năm vừa qua.
So investing in China is a good idea? Here’s an invaluable nugget from @jasonzweigwsj. Since 8/31/92, that’s 1992, almost 30 years where the Chinese economy often grew 10% or more, MSCI China index earned 2.2% per year. MSCI Emerging did 7.8%. S&P 500 10.7%. Cheap or fool’s game? pic.twitter.com/k2Gf02SyPR
— Christopher Bloomstran (@ChrisBloomstran) September 25, 2021
Dalio lưu ý rằng sẽ rất tốt cho Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác nếu “vay mượn” ý tưởng, ít nhất từ một số chính sách "thịnh vượng chung" của Trung Quốc. Ông lưu ý : chênh lệch thu nhập ở Hoa Kỳ là cực kỳ lớn, và các chỉ số cơ bản về triển vọng đối với các nhà đầu tư, chẳng hạn như tỷ lệ thu nhập và chi phí mà nền kinh tế tạo ra, tài sản và nợ phải trả, sự ổn định nội bộ và khả năng xảy ra xung đột bên ngoài tệ hơn rất nhiều so với ở Trung Quốc, vì vậy đầu tư vào Mỹ có vẻ rủi ro hơn.
Đâu là lý do dẫn đến sự phân cực ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài? Chen Fengying, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại chỉ ra rằng sự khác biệt này là do các hướng đầu tư khác nhau.
© AP Photo / Andy WongMột người phụ nữ đi xe đạp ở quảng trường trước một ngân hàng ở Bắc Kinh.
Một người phụ nữ đi xe đạp ở quảng trường trước một ngân hàng ở Bắc Kinh.
© AP Photo / Andy Wong
Bridgewater Associates đã quản lý tài sản ở Trung Quốc từ năm 1993, bao gồm cả quỹ tài sản có chủ quyền của China Investment Corp trị giá 5 tỷ USD. Năm ngoái, công ty đã huy động thêm 1,3 tỷ USD cho một quỹ tư nhân mới ở Trung Quốc, biến nó trở thành quỹ đầu cơ toàn cầu lớn nhất hoạt động tại thị trường Trung Quốc. Do đó, tâm trạng của các nhà đầu tư chủ yếu liên quan đến định hướng hoạt động của họ. Những người ban đầu tập trung vào thị trường Trung Quốc tiếp tục coi đây là thị trường hứa hẹn nhất, bất chấp những khó khăn chính trị giữa Bắc Kinh và Washington.
Năm ngoái, JPMorgan đã giành được toàn quyền kiểm soát đối với liên doanh chứng khoán có trụ sở tại Trung Quốc. Bây giờ công ty muốn giành quyền kiểm soát đối với một doanh nghiệp khác – về quản lý tài sản - mà JPMorgan hiện chỉ sở hữu một phần. Morgan Stanley dự định nhận được 5 giấy phép ngân hàng mới tại Trung Quốc vào năm 2022, còn Goldman Sachs đang tăng gấp đôi số lượng nhân viên. Giờ đây, người nước ngoài chiếm 15% tổng lượng giao dịch với cổ phiếu Trung Quốc, thế nhưng, năm 2013 con số này không vượt quá 3%.
Theo chuyên gia Chen Fengying, lĩnh vực tài chính sẽ tiếp tục là lĩnh vực thu hút vốn nước ngoài lớn, cùng với các ngành mà Trung Quốc và Mỹ tiếp tục hợp tác phát triển, như khử cacbon và công nghệ xanh.
Rủi ro chính, theo chuyên gia, sẽ không phải là chính sách nội bộ của Trung Quốc về sự thịnh vượng chung và sự điều tiết của các gã khổng lồ công nghệ, mà là nền tảng chính sách đối ngoại. Chính giới chính trị gia ở Washington đã tạo ra rào cản cho sự phát triển hợp tác giữa các công ty Mỹ và các đối tác Trung Quốc. Trở lại năm 2019, khi Hoa Kỳ áp đặt những hạn chế đầu tiên đối với Huawei, các doanh nghiệp Mỹ tính toán rằng họ có thể mất hơn 10 tỷ USD doanh thu do các đơn đặt hàng từ gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc. Những hạn chế tiếp theo, bao gồm cả đe dọa từ Ủy ban chứng khoán và giao dịch Hoa Kỳ về việc buộc các công ty Trung Quốc phải hủy niêm yết, sẽ không giúp Trung Quốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường chứng khoán Mỹ. Với mong muốn hạn chế nguồn tài chính của các công ty Trung Quốc, Washington, trước hết, tước bỏ giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán của chính mình.
Rốt cuộc, các công ty Trung Quốc có những lựa chọn thay thế khác cho thị trường vốn Mỹ. Hơn 15 công ty lớn nhất của Trung Quốc, có cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York, đã tổ chức các đợt chào bán thứ cấp ra công chúng ở Hồng Kông. Tổng vốn hóa thị trường của các công ty này là gần 1 nghìn tỷ USD. Việc bù đắp khoản lỗ từ việc các công ty Trung Quốc rút khỏi thị trường chứng khoán Mỹ sẽ rất khó khăn. Có khoảng 80 công ty kỳ lân không phải của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mỗi công ty có giá trị vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, không một công ty nào trong số này có thể sánh ngang hàng với những “gã khổng lồ” Trung Quốc như Alibaba, công ty mang trị giá 128 tỷ USD tại đợt IPO ở New York năm 2014.
On this day in 2014: Alibaba’s IPO
— Jon Erlichman (@JonErlichman) September 18, 2020
Valuation then: $168 billion
Valuation now: $741 billion pic.twitter.com/ltBJUuQ4v6
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.