https://kevesko.vn/20220114/ca-map-ho-bat-dau-de-doa-nguoi-anh-13309247.html
Cá mập hổ bắt đầu đe dọa người Anh
Cá mập hổ bắt đầu đe dọa người Anh
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Biến đổi khí hậu có thể khiến những con cá mập hổ nguy hiểm phải di cư về phía nước Anh. Đây là kết luận rút ra từ nghiên cứu của các chuyên... 14.01.2022, Sputnik Việt Nam
2022-01-14T10:59+0700
2022-01-14T10:59+0700
2022-01-14T10:59+0700
khoa học
anh
cá mập
báo chí thế giới
biến đổi khí hậu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/178/10/1781088_0:54:1025:630_1920x0_80_0_0_f993ab851974547dad13ce2700339d12.jpg
Các chuyên gia đã phân tích thông tin về sự di chuyển của cá mập hổ trong 9 năm gần đây và dữ liệu về sự thay đổi nhiệt độ bề mặt nước biển trong 40 năm qua. Nhiệt độ đại dương tăng lên làm thay đổi thời gian và hướng di cư của loài cá mập hổ. Loài động vật biển này cần độ ấm để sinh tồn, thế nên trước đây vùng biển lạnh giá của Vương quốc Anh không phù hợp với chúng. Tuy nhiên, sự nóng lên toàn cầu đã làm tình hình thay đổi, khiến Anh trở thành một địa điểm hấp dẫn hơn đối với loài cá săn mồi ấy và chúng sẽ có tể gây nguy hiểm cho cư dân nước này.Xét về số vụ tấn công con người gây tử vong, cá mập hổ chỉ đứng sau cá voi lớn. Mặt khác, người Anh cũng có thể gây nguy hiểm cho loài cá săn mồi có kích thước lớn nhất ở vùng biển nhiệt đới này. Theo tác giả nghiên cứu là giáo sư Neil Hammerschlag, do mô hình di cư thay đổi nên cá mập dễ trở thành đối tượng đánh bắt thương mại hơn.Ngoài ra, việc di cư bất ngờ của loài cá mập hổ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hệ sinh thái. “Với vị thế cá mập hổ là loài săn mồi lớn nhất, sự thay đổi hướng đi của chúng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa loài săn mồi và con mồi. Điều này sẽ làm mất cân bằng sinh thái và khiến cho các cuộc chạm trán giữa cá mập với con người gia tăng”, Hammerschlag giải thích.Năm 2021 ghi nhận nhiệt độ đại dương nóng nhất lịch sử. Các chuyên gia ước tính rằng đại dương trong năm đã hấp thụ thêm 14 zettajoule (ZJ) so với năm 2020 là kỷ lục trước đó.
https://kevesko.vn/20210312/ca-map-tan-cong-ngu-dan-tren-bai-bien-uc-10204623.html
anh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/178/10/1781088_56:0:967:683_1920x0_80_0_0_c75e9f74eda1adb1e6604f34b38bf306.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
khoa học, anh, cá mập, báo chí thế giới, biến đổi khí hậu
khoa học, anh, cá mập, báo chí thế giới, biến đổi khí hậu
Cá mập hổ bắt đầu đe dọa người Anh
MOSKVA (Sputnik) - Biến đổi khí hậu có thể khiến những con cá mập hổ nguy hiểm phải di cư về phía nước Anh. Đây là kết luận rút ra từ nghiên cứu của các chuyên gia Trường Hàng hải và khoa học khí quyển Rosenstiel thuộc Đại học Miami (UM), The Mirror đưa tin.
Các chuyên gia đã phân tích thông tin về sự di chuyển của cá mập hổ trong 9 năm gần đây và dữ liệu về sự thay đổi nhiệt độ bề mặt nước biển trong 40 năm qua.
Nhiệt độ đại dương tăng lên làm thay đổi thời gian và hướng di cư của loài cá mập hổ. Loài động vật biển này cần độ ấm để sinh tồn, thế nên trước đây vùng biển lạnh giá của Vương quốc Anh không phù hợp với chúng. Tuy nhiên, sự nóng lên toàn cầu đã làm tình hình thay đổi, khiến Anh trở thành một địa điểm hấp dẫn hơn đối với loài cá săn mồi ấy và chúng sẽ có tể gây nguy hiểm cho cư dân nước này.
Xét về số vụ tấn công con người gây tử vong, cá mập hổ chỉ đứng sau cá voi lớn. Mặt khác, người Anh cũng có thể gây nguy hiểm cho loài cá săn mồi có kích thước lớn nhất ở vùng biển nhiệt đới này. Theo tác giả nghiên cứu là giáo sư Neil Hammerschlag, do mô hình di cư thay đổi nên cá mập dễ trở thành đối tượng đánh bắt thương mại hơn.
Ngoài ra, việc di cư bất ngờ
của loài cá mập hổ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hệ sinh thái. “Với vị thế cá mập hổ là loài săn mồi lớn nhất, sự thay đổi hướng đi của chúng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa loài săn mồi và con mồi. Điều này sẽ làm mất cân bằng sinh thái và khiến cho các cuộc chạm trán giữa cá mập với con người gia tăng”, Hammerschlag giải thích.
Năm 2021 ghi nhận nhiệt độ đại dương nóng nhất lịch sử. Các chuyên gia ước tính rằng đại dương trong năm đã hấp thụ thêm 14 zettajoule (ZJ) so với năm 2020 là kỷ lục trước đó.