https://kevesko.vn/20220116/phia-sau-cuoc-thao-chay-cua-tan-hoang-minh-va-so-phan-lo-dat-thu-thiem-13331661.html
Phía sau cuộc ‘tháo chạy’ của Tân Hoàng Minh và số phận lô đất Thủ Thiêm
Phía sau cuộc ‘tháo chạy’ của Tân Hoàng Minh và số phận lô đất Thủ Thiêm
Sputnik Việt Nam
Với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán lô đất vàng tại Thủ Thiêm, Công ty Ngôi Sao Việt (thuộc tập đoàn Tân Hoàng Minh của doanh nhân Đỗ Anh Dũng) xem... 16.01.2022, Sputnik Việt Nam
2022-01-16T15:21+0700
2022-01-16T15:21+0700
2022-01-16T15:21+0700
việt nam
đầu tư
kinh tế
ngân hàng
ngân hàng nhà nước vn
pháp luật
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/07/0c/10799248_33:0:3674:2048_1920x0_80_0_0_f27cca2e565b4d515b1dc01266d80e3d.jpg
Ngay sau buổi đấu giá các lô đất ở Thủ Thiêm, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng và tổ chức tín dụng thực hiện rà soát hoạt động cho vay với các doanh nghiệp tham gia phiên đấu giá trên.Đang chờ văn bản chính thức từ Tân Hoàng MinhTrung tâm Đấu giá tài sản nhà nước TP.HCM hôm 16/1 cho biết vẫn chưa nhận được văn bản chính thức của Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) thông báo hủy hợp đồng mua bán quyền sử dụng lô đất số 3-12 Khu đô thị mới Thủ Thiêm.Trước đó, công ty Ngôi Sao Việt đã trúng đấu giá lô đất này trong phiên đấu giá ngày 10/12/2021. Kết quả đấu giá này đã được UBND TP.HCM phê duyệt .Sau khi hợp đồng được ký, mọi quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh sẽ được điều chỉnh bằng các điều khoản hợp đồng và quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai.Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bên trúng đấu giá phải có văn bản chính thức gửi đến Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM và các cơ quan chức năng liên quan.Sau khi nhận được văn bản chính thức của Công ty Ngôi Sao Việt, UBND TP.HCM sẽ giao cơ quan chức năng mời doanh nghiệp này đến để hướng dẫn thủ tục hủy hợp đồng mua bán đã ký theo quy định pháp luật, đồng thời thông báo về quyền và nghĩa vụ phát sinh sau đó.Mất tiền cọc nếu đơn phương chấm dứt hợp đồngTheo luật sư Lê Trung Phát (Giám đốc hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn Luật sư TP.HCM), cuộc đấu giá kết thúc thành công khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá và các bên tham dự ký vào biên bản đấu giá.Tại cuộc đấu giá diễn hôm 10/12/2021, đã xác định được đơn vị trúng đấu giá cho mỗi lô đất được đem ra đấu giá.Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2015, phiên đấu giá trên là để giao đất có thu tiền sử dụng đất nên phải phê duyệt kết quả trúng đấu giá. Do vậy, ngày 30/12, UBND TP.HCM đã có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá này.Sau khi được công nhận, bên trúng đấu giá sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 48 Luật đấu giá tài sản 2016.Tuy nhiên, vì trường hợp này cần có quyết định công nhận, nên đơn vị trúng đấu giá sẽ bắt đầu nghĩa vụ thanh toán theo thông báo nộp tiền từ cơ quan thuế, mà ở đây là thông báo từ Cục thuế TP.HCM ban hành hôm 6/1/2022.Nếu bên trúng đấu giá đơn phương chấm dứt hợp đồng, tức không tiếp tục thực hiện kết quả trúng đấu giá, thì cơ quan chức năng phải trình hồ sơ lên UBND TP.HCM. Từ đó, UBND TP.HCM sẽ có quyết định hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá trước đó theo điểm D khoản 5 Điều 68 Nghị định 43/2014.Khoản 5 Điều 39 của Luật đấu giá tài sản quy định, số tiền đặt trước sẽ chuyển thành tiền cọc. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng, xem như bên trúng đấu giá chấp nhận bỏ cọc và mất số tiền này.Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc xác định mức giá trần cho các phiên đấu giá bằng hình thức trả giá lên. Do vậy, khi mở phiên đấu giá mới, đơn vị tổ chức cũng không thể khống chế các doanh nghiệp tham gia đấu giá được trả mức giá cao.Chứng minh năng lực tài chính còn lỏng lẻoTheo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), Luật Đấu giá 2016 quy định bên trúng đấu giá phải nộp tiền đặt trước tối đa 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá.Dù vậy, không có quy định nào buộc nhà đầu tư phải nộp thêm tiền đặt trước, hoặc phải có văn bản cam kết nộp bổ sung tiền đặt trước, hay văn bản bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng nếu nhà đầu tư trả giá tài sản đấu giá cao hơn rất nhiều lần so với giá khởi điểm của tài sản đấu giá.Theo HoREA, việc chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư trong những cuộc đấu giá tài sản giá trị rất lớn như 4 lô đất tại Thủ Thiêm là rất quan trọng. Điều đó góp phần đảm bảo nghĩa vụ thanh toán giá trị tài sản trúng đấu giá của nhà đầu tư.Pháp luật hiện nay vẫn chưa quy định về điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt là yêu cầu chứng minh nhà đầu tư không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao để làm dự án đầu tư khác, cũng như yêu cầu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.Trước đó, Trung tâm Dịch vụ Đấu giá Tài sản (Sở Tư pháp TP.HCM) đã có “Quy chế cuộc đấu giá tài sản”, trong đó yêu cầu nhà đầu tư phải có văn bản cam kết không vi phạm pháp luật về đất đai với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao để thực hiện dự án đầu tư khác, cũng như các cam kết chứng minh năng lực tài chính.Dù vậy, theo HoREA, việc yêu cầu nhà đầu tư có văn bản chứng minh năng lực tài chính hiện vẫn còn lỏng lẻo và mang tính hình thức.Loạn thị trường bất động sảnNhiều chuyên gia nêu ý kiến, vụ bỏ cọc đất Thủ Thiêm của Tân Hoàng Minh sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.Đầu tiên cần cân nhắc đến sự minh bạch của thị trường. Theo đó, giá đấu cao sẽ khiến khó xác định giá trị thật, gây nhiễu giá tại khu vực Thủ Thiêm và các khu vực lân cận. Vấn đề thứ hai chính là việc nộp tiền sử dụng đất của doanh nghiệp bất động sản không rõ ràng, phải trải qua nhiều cuộc đấu giá đất khác nhau mới có thể định giá đúng giá trị đất tại khu vực đó. Tác động tiếp theo là thị trường bất động sản tại khu vực này sẽ bị chậm lại, đặc biệt là đối với các dự án căn hộ cao cấp và các dự án giá trị cao.TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế đánh giá, Tân Hoàng Minh bỏ cọc với một số doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu cơ - những người đang kỳ vọng thị trường tăng, sẽ là một sự thất vọng khiến thị trường mất đi đà hưng phấn.TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, các cơ quan chức năng cần xác định rõ phương hướng để có thể tìm được nhà đầu tư phù hợp về năng lực, giá cả tương xứng với vị trí, và phù hợp với mong muốn phát triển của các tỉnh, thành phố.Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cũng cho rằng, việc Tân Hoàng Minh bỏ cọc sẽ giúp giá đất ở khu vực này dần bình ổn trở lại và trở về với sát thực tế.Tuy nhiên, theo ông Sơn, thời gian để thị trường bất động sản về đúng “quỹ đạo” cũng là một bài toán được đặt ra.Ông Sơn cũng lưu ý việc khu vực bị đẩy giá cao cũng có thể gây tốn kém ngân sách thông qua việc Nhà nước đền bù, giải tỏa, giải phóng mặt bằng tại khu vực này.Hầu hết các ý kiến đều nhận định rằng, Nhà nước cũng cần có phương án để định giá tiệm cận nhất với giá trị của khu đất, không để tình trạng bị định giá quá thấp như trước đây hay quá cao như vụ việc của Tân Hoàng Minh.Ngân hàng Nhà nước nói gì?Ông Nguyễn Văn Du, Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu tất cả các tổ chức tín dụng rà soát và báo cáo về việc có tham gia cho vay, dự thầu và đặt cọc tiền để tham gia đấu giá trong phiên đấu giá đất Thủ Thiêm hay không.Hiện hầu hết các tổ chức tín dụng đều đã có báo cáo, chỉ còn một vài tổ chức tín dụng chưa báo cáo vì lý do liên quan đến dịch Covid-19.Theo ông Du, Ngân hàng Nhà nước không chỉ căn cứ báo cáo của các tổ chức tín dụng mà sẽ cho rà soát qua cả CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước).Các doanh nghiệp trúng đấu giá bao gồm Công ty CP Dream Republic, Công ty CP Sheen Mega, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (trực thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh).Qua rà soát, hiện không thấy có tổ chức tín dụng nào cho 4 công ty này vay để dự thầu.Sau buổi đấu giá đất Thủ Thiêm, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng báo cáo thực trạng cấp tín dụng gồm cho vay, bảo lãnh, đầu tư trái phiếu… với các doanh nghiệp và cá nhân tham gia đấu giá các lô đất ở Thủ Thiêm.Sau khi ra soát, Vietcombank cho biết tính đến 7/1/2022, ngân hàng này không phát sinh bất kỳ khoản cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, đầu tư trái phiếu…) nào với các doanh nghiệp và cá nhân để tham gia đấu giá các lô đất ở Thủ Thiêm.Tương tự, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng khẳng định không cấp tín dụng cho bất kỳ khách hàng nào để tham gia đấu giá quyền sử dụng đất ở Thủ Thiêm.
https://kevesko.vn/20211122/bien-dong-nhan-su-o-ngan-hang-nha-nuoc-chinh-sach-tien-te-cua-viet-nam-co-thay-doi-12573483.html
https://kevesko.vn/20211213/vu-redoxy-3c-ong-nguyen-duc-chung-linh-8-nam-tu-sau-khi-nop-10-ty-dong-12844598.html
https://kevesko.vn/20220112/khoc-can-nuoc-mat-bo-tai-chinh-noi-ong-trinh-van-quyet-se-bi-xu-phat-muc-cao-nhat-13287002.html
https://kevesko.vn/20220115/viet-nam-siet-chat-hanh-vi-tron-thue-bat-dong-san-13328758.html
https://kevesko.vn/20210909/su-tan-cong-tu-cu-dan-mang-va-len-tieng-phia-ngan-hang-vietcombank-11053231.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/07/0c/10799248_488:0:3219:2048_1920x0_80_0_0_152e0e4e2685ebffdcb40d0f0346020a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, đầu tư, kinh tế, ngân hàng, ngân hàng nhà nước vn, pháp luật
việt nam, đầu tư, kinh tế, ngân hàng, ngân hàng nhà nước vn, pháp luật
Ngay sau buổi đấu giá các lô đất ở Thủ Thiêm, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng và tổ chức tín dụng thực hiện rà soát hoạt động cho vay với các doanh nghiệp tham gia phiên đấu giá trên.
Đang chờ văn bản chính thức từ Tân Hoàng Minh
Trung tâm Đấu giá tài sản nhà nước TP.HCM hôm 16/1 cho biết vẫn chưa nhận được văn bản chính thức của Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) thông báo hủy hợp đồng mua bán quyền sử dụng lô đất số 3-12 Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Trước đó, công ty Ngôi Sao Việt đã trúng đấu giá lô đất này trong phiên đấu giá ngày 10/12/2021. Kết quả đấu giá này đã được UBND TP.HCM phê duyệt .
Sau khi hợp đồng được ký, mọi quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh sẽ được điều chỉnh bằng các điều khoản hợp đồng và quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai.
22 Tháng Mười Một 2021, 20:38
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bên trúng đấu giá phải có văn bản chính thức gửi đến Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM và các cơ quan chức năng liên quan.
Sau khi nhận được văn bản chính thức của Công ty Ngôi Sao Việt, UBND TP.HCM sẽ giao cơ quan chức năng mời doanh nghiệp này đến để hướng dẫn thủ tục hủy hợp đồng mua bán đã ký theo quy định pháp luật, đồng thời thông báo về quyền và nghĩa vụ phát sinh sau đó.
Mất tiền cọc nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng
Theo luật sư Lê Trung Phát (Giám đốc hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn Luật sư TP.HCM), cuộc đấu giá kết thúc thành công khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá và các bên tham dự ký vào biên bản đấu giá.
Tại cuộc đấu giá diễn hôm 10/12/2021, đã xác định được đơn vị trúng đấu giá cho mỗi lô đất được đem ra đấu giá.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2015, phiên đấu giá trên là để giao đất có thu tiền sử dụng đất nên phải phê duyệt kết quả trúng đấu giá. Do vậy, ngày 30/12, UBND TP.HCM đã có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá này.
Sau khi được công nhận, bên trúng đấu giá sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 48 Luật đấu giá tài sản 2016.
13 Tháng Mười Hai 2021, 17:09
Tuy nhiên, vì trường hợp này cần có quyết định công nhận, nên đơn vị trúng đấu giá sẽ bắt đầu nghĩa vụ thanh toán theo thông báo nộp tiền từ cơ quan thuế, mà ở đây là thông báo từ Cục thuế TP.HCM ban hành hôm 6/1/2022.
Nếu bên trúng đấu giá đơn phương chấm dứt hợp đồng, tức không tiếp tục thực hiện kết quả trúng đấu giá, thì cơ quan chức năng phải trình hồ sơ lên UBND TP.HCM. Từ đó, UBND TP.HCM sẽ có quyết định hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá trước đó theo điểm D khoản 5 Điều 68 Nghị định 43/2014.
Khoản 5 Điều 39 của Luật đấu giá tài sản quy định, số tiền đặt trước sẽ chuyển thành tiền cọc. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng, xem như bên trúng đấu giá chấp nhận bỏ cọc và mất số tiền này.
Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc xác định mức giá trần cho các phiên đấu giá bằng hình thức trả giá lên. Do vậy, khi mở phiên đấu giá mới, đơn vị tổ chức cũng không thể khống chế các doanh nghiệp tham gia đấu giá được trả mức giá cao.
Chứng minh năng lực tài chính còn lỏng lẻo
Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), Luật Đấu giá 2016 quy định bên trúng đấu giá phải nộp tiền đặt trước tối đa 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá.
Dù vậy, không có quy định nào buộc nhà đầu tư phải nộp thêm tiền đặt trước, hoặc phải có văn bản cam kết nộp bổ sung tiền đặt trước, hay văn bản bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng nếu nhà đầu tư trả giá tài sản đấu giá cao hơn rất nhiều lần so với giá khởi điểm của tài sản đấu giá.
Theo HoREA, việc chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư trong những cuộc đấu giá tài sản giá trị rất lớn như 4 lô đất tại Thủ Thiêm là rất quan trọng. Điều đó góp phần đảm bảo nghĩa vụ thanh toán giá trị tài sản trúng đấu giá của nhà đầu tư.
Pháp luật hiện nay vẫn chưa quy định về điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt là yêu cầu chứng minh nhà đầu tư không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao để làm dự án đầu tư khác, cũng như yêu cầu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Trước đó, Trung tâm Dịch vụ Đấu giá Tài sản (Sở Tư pháp TP.HCM) đã có “Quy chế cuộc đấu giá tài sản”, trong đó yêu cầu nhà đầu tư phải có văn bản cam kết không vi phạm pháp luật về đất đai với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao để thực hiện dự án đầu tư khác, cũng như các cam kết chứng minh năng lực tài chính.
Dù vậy, theo HoREA, việc yêu cầu
nhà đầu tư có văn bản chứng minh năng lực tài chính hiện vẫn còn lỏng lẻo và mang tính hình thức.
Loạn thị trường bất động sản
Nhiều chuyên gia nêu ý kiến, vụ bỏ cọc đất Thủ Thiêm của Tân Hoàng Minh sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.
Đầu tiên cần cân nhắc đến sự minh bạch của thị trường. Theo đó, giá đấu cao sẽ khiến khó xác định giá trị thật, gây nhiễu giá tại khu vực Thủ Thiêm và các khu vực lân cận. Vấn đề thứ hai chính là việc nộp tiền sử dụng đất của doanh nghiệp bất động sản không rõ ràng, phải trải qua nhiều cuộc đấu giá đất khác nhau mới có thể định giá đúng giá trị đất tại khu vực đó. Tác động tiếp theo là thị trường bất động sản tại khu vực này sẽ bị chậm lại, đặc biệt là đối với các dự án căn hộ cao cấp và các dự án giá trị cao.
TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế đánh giá, Tân Hoàng Minh bỏ cọc với một số doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu cơ - những người đang kỳ vọng thị trường tăng, sẽ là một sự thất vọng khiến thị trường mất đi đà hưng phấn.
“Mặt khác, việc Tân Hoàng Minh bỏ cọc sẽ giúp thị trường ổn định hơn, về mức giá hợp lý thuận mua, vừa bán”, TS. Đinh Thế Hiển nói.
TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, các cơ quan chức năng cần xác định rõ phương hướng để có thể tìm được nhà đầu tư phù hợp về năng lực, giá cả tương xứng với vị trí, và phù hợp với mong muốn phát triển của các tỉnh, thành phố.
“Các khu đất trước khi đưa ra đấu giá, cần có sự công bố về quy hoạch, xác định rõ tính chất quy hoạch, vị trí và mật độ”, chuyên gia khuyến nghị.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cũng cho rằng, việc Tân Hoàng Minh bỏ cọc sẽ giúp giá đất ở khu vực này dần bình ổn trở lại và trở về với sát thực tế.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, thời gian để thị trường bất động sản về đúng “quỹ đạo” cũng là một bài toán được đặt ra.
“Thời gian kéo dài thiệt hại đến nền kinh tế càng lớn, bởi các giao dịch tại Thủ Thiêm có thể sẽ bị đóng băng bởi các tác động tiêu cực từ cuộc đấu giá tỷ USD”, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn bày tỏ.
Ông Sơn cũng lưu ý việc khu vực bị đẩy giá cao cũng có thể gây tốn kém ngân sách thông qua việc Nhà nước đền bù, giải tỏa, giải phóng mặt bằng tại khu vực này.
Hầu hết các ý kiến đều nhận định rằng, Nhà nước cũng cần có phương án để định giá tiệm cận nhất với giá trị của khu đất, không để tình trạng bị định giá quá thấp như trước đây hay quá cao như vụ việc của Tân Hoàng Minh.
Ngân hàng Nhà nước nói gì?
Ông Nguyễn Văn Du, Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu tất cả các tổ chức tín dụng rà soát và báo cáo về việc có tham gia cho vay, dự thầu và đặt cọc tiền để tham gia đấu giá trong phiên đấu giá đất Thủ Thiêm hay không.
Hiện hầu hết các tổ chức tín dụng đều đã có báo cáo, chỉ còn một vài tổ chức tín dụng chưa báo cáo vì lý do liên quan đến dịch Covid-19.
Theo ông Du, Ngân hàng Nhà nước không chỉ căn cứ báo cáo của các tổ chức tín dụng mà sẽ cho rà soát qua cả CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước).
Các doanh nghiệp trúng đấu giá bao gồm Công ty CP Dream Republic, Công ty CP Sheen Mega, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (trực thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh).
Qua rà soát, hiện không thấy có tổ chức tín dụng nào cho 4 công ty này vay để dự thầu.
Sau buổi đấu giá đất Thủ Thiêm, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng báo cáo thực trạng cấp tín dụng gồm cho vay, bảo lãnh, đầu tư trái phiếu… với các doanh nghiệp và cá nhân tham gia đấu giá các lô đất ở Thủ Thiêm.
Sau khi ra soát,
Vietcombank cho biết tính đến 7/1/2022, ngân hàng này không phát sinh bất kỳ khoản cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, đầu tư trái phiếu…) nào với các doanh nghiệp và cá nhân để tham gia đấu giá các lô đất ở Thủ Thiêm.
Tương tự, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng khẳng định không cấp tín dụng cho bất kỳ khách hàng nào để tham gia đấu giá quyền sử dụng đất ở Thủ Thiêm.