Nga với chiến thuật “lạt mềm buộc chặt”

© REUTERS / Press service of the Ukrainian Air Assault Forces CommandQuân đội Ukrainа
Quân đội Ukrainа - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2022
Đăng ký
Trong thời gian tới, Châu Âu sẽ chứng kiến tình huống một bên đang muốn kéo dài thời gian nhằm “hoãn binh chi kế”. Còn ở phía bên kia, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang “cầm đồng hồ” và liên tục “đếm ngược”.
Sau một thời gian dài làm căng thẳng tình hình xung quanh cái gọi là mối đe dọa hoang đường từ Nga, trong bối cảnh NATO tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraina và gia đình các nhà ngoại giao Hoa Kỳ, Đức, Úc và Anh rời Ukraina, vector các tuyên bố của Ukraina từ hôm 25/1 đã thay đổi bất ngờ.
Tổng thống Vladimir Zelensky thậm chí còn phát biểu trước dân chúng. Ông ta nói rằng, tình hình đang trong tầm kiểm soát, không việc gì phải hoảng loạn. Bộ trưởng quốc phòng Ukraina Aleksey Resnikov, bất chấp những tuyên bố trước đây, giờ thì tuyên bố không có mối đe dọa “tấn công” nào từ Nga, kếu gọi “không reo rắc sự hoảng loạn”, còn Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia đã kêu gọi các nhà báo không làm tình hình căng thẳng hơn.

Vì sao Ukraina hạ giọng?

Những gì đã diễn ra cho thấy Mỹ đang gây sức ép lớn nhất từ trước tới nay, không chỉ đối với Nga và cả đối với EU và đặc biệt là Ukraina – đất nước có chính quyền nằm dưới sự bảo trợ của Mỹ.
“Mỹ thừa biết rằng, nếu Nga lấy lại được ảnh hưởng của mình ở Ukraina thì sự thất thế của Mỹ ở Châu Âu có thể làm cho người Mỹ bẽ mặt. Và hơn nữa, nếu như một cuộc “phản đảo chính”sẽ xảy ra ở Ukraina có thể lật ngược tình thế mà Mỹ và NATO đã giành được ở Ukraina sau “Maidan 2014” khi lật đổ tổng thống hợp pháp Viktor Yanukovich”, - Nhà phân tích những vấn đề quân sự và chính trị quốc tế Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.
Cũng theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, viễn cảnh nói trên là hoàn toàn có thể diễn ra bởi sau hơn 7 năm, người Ukraina đã quá chán ngán với chính quyền Kiev do Mỹ dựng lên bằng đảo chính. Trong hơn 7 năm qua, kinh tế Ukraina xuống dốc không phanh. Từ chỗ là quốc gia có GDP cao thứ hai trong số các quốc gia trong không gian hậu Xô viết, sau Nga; năm 2021, GDP của Ukraina tụt xuống hàng thứ 55/195 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ còn 181.038 tỷ USD, chỉ bằng 39,26 % GDP của Việt Nam (đứng thứ 31 với 461,435 tỷ USD).
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2022
Nữ nghị sỹ Mỹ tuyên bố về lý do buộc Biden phải giúp đỡ Ukraina
Không chỉ đời sống của rất nhiều người dân Ukraina đang lâm vào cảnh khốn cùng mà ngay cả giới chủ doanh nghiệp cũng bất bình với chính quyền. Đó là nguyên nhân làm cho các cuộc biểu tình ở Kiev, Kharkov, Odessa bùng nổ và biến thành bạo loạn. Trong khi đó thì Mỹ không đưa việc trợ kinh tế đến cho Kiev mà lại mang súng đạn đến Ukraina, lấy cớ là để đối phó với “cuộc tấn công tưởng tượng” từ phía Nga.
“Tình hình Ukraina hiện nay khá giống với tình hình miền Nam Việt Nam những năm 1961-1963. Quân chính phủ Ukraina đã không những không giành lại được các vùng Lugansk và Donetsk mà còn chịu sự chỉ trích ở trong nước về sự bất lực cũng như sự kém cỏi của hệ thống tình báo, quân báo. Động thái cải tổ hệ thống tình báo của chính quyền Ukraina không những không mang lại tính tích cực cho cơ quan này mà còn làm cho chính phủ chuốc thêm sự oán hận của những người “bị gạt ra bên lề”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Trong tình thế đó, Volodimir Zelensky đã phải “đánh tín hiệu” đàm phán bằng việc hoan nghênh Thổ Nhĩ Kỳ đứng ra là trung gian đàm phán.
“Khác với chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ có một đối tác duy nhất là Mỹ, Ukraina còn có EU sau lưng mình. Và trong thế kỷ XXI, Mỹ khó mà lặp lại “trò chơi” đảo chính như đã làm với chính quyền Diệm-Nhu ở miền Nam Việt Nam một lần nữa bởi các quốc gia EU đều không đồng ý. Mặc dù vẫn phụ thuộc vào Mỹ là “chủ soái NATO nhưng EU không muốn người Mỹ lại gây chuyện một lần nữa ở Đông Âu vốn đã chất chứa những bất ổn. Và “gánh nặng tiền nong” cuối cùng sẽ vẫn đặt lên vai EU. Còn Mỹ thì hiểu rằng, nếu Kiev đối thoại trực tiếp với Moskva, họ và cả NATO sẽ bị “ra rìa”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.
Người Nga mặc dù hoan nghênh Thổ Nhĩ Kỳ đứng ra làm trung gian hòa giải như lại không hề vội vã vì biết rằng họ đang ở thế chủ động. Vì vậy, Nga chấp nhận một bước đi hợp lý trước khi đi đến bước quyết định tiếp theo; đó là kích hoạt lại cơ chế “bộ tứ Normandy”. Với sự ứng xử này, Nga đã tước của Mỹ nhiều cái cớ để can thiệp trực tiếp vào vấn đề Ukraina và chuyền quả bóng sang sân của EU mà đại diện là Đức và Pháp. Tất nhiên là Kiev, trong tình thế “chết đuối vớ cọc” đã phải tận dụng ngay cơ hội này để ít nhất, vớt vát lại một chút vị thế.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc họp chung với Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga vạch ra các mục tiêu của phương Tây ở Ukraina
Đó là tất cả những lý do về chính trị, kinh tế và quân sự khiến Vladimir Zelensky phải “xuống giọng”.

Sự trở lại của “cơ chế Normandy”

Còn người Mỹ thì không có cách nào khác là buộc phải chấp nhận sự trở lại của “cơ chế Normandy”. Nếu không, họ sẽ “phơi áo trắng bụng” ở Ukraina giống như ở Gruzia, ở Syria, ở Afganistan hay gần đây ở Kazakhstan. Tuy nhiên, cũng như các cuộc gặp tay đôi Nga-Mỹ, sự tái khởi động lại cơ chế Normandy cũng chắc chắn sẽ không đi đến đâu bởi các bên Đức, Pháp, Ukraina đều đã mất thế chủ động.
“Đã có cảm giác rằng, thỏa thuận Minsk đã lỗi thời, không cần thiết nữa và người ta đã từ bỏ nó, nhưng cuộc gặp hôm 26/1 tại Paris của các cố vấn chính trị Đức, Nga, Pháp và Ukraina đã cho thấy rằng, đây là một cố gắng trở lại thỏa thuận Minsk, một sự khẳng định việc sẵn sàng thực hiện những điều kiện và đạt được hạ nhiệt căng thẳng. Trong việc này Nga đã dùng chiến thuật “lạt mềm buộc chặt”, - TS Hoàng Giang đưa ra bình luận với Sputnik.
Cuộc họp ở Paris hôm 26/1 là lần đầu tiên kể từ mùa hè năm ngoái. Nó đã kéo dài 8,5 giờ. Không ai mong chờ một bước đột phá nào, nhưng việc nó diễn ra đã là quan trọng, đặc biệt trong tình hình hiện nay. Quan điểm của Nga rõ ràng: Nga ủng hộ đối thoại trực tiếp giữa các bên xung đột, đó là Ukraina và các nước cộng hòa tự xưng vùng Donbass. Họ và chỉ họ là các bên cần đối thoại.
Người lính Ukraina ở Donbass - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
Ý kiến chuyên gia: Ukraina khiêu khích ở Donbass, nhưng sẽ không có chiến tranh
“Việc Kiev phải “xuống giọng” cho thấy Mỹ và phương Tây đã “hết bài” và “hết người”. Họ đang muốn “câu giờ” để tìm một “cầu thủ dự bị” mới cho chính quyền Kiev nhằm tiếp tục chi phối nội tình Ukraina”, - Nhà phân tích những vấn đề quân sự và chính trị quốc tế Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
Theo nhận định chung của các chuyên gia, các nhà bình luận quan hệ quốc tế Việt Nam mà Sputnik phỏng vấn, trong thời gian tới, Châu Âu sẽ chứng kiến tình huống một bên đang muốn kéo dài thời gian nhằm “hoãn binh chi kế”. Còn ở phía bên kia, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang “cầm đồng hồ” và liên tục “đếm ngược”.
“Nga biết thừa rằng trước sau thì Kiev cũng sẽ phải nói chuyện trực tiếp với Moskva thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, còn Mỹ và phương Tây dù có muốn cũng khó mà can thiệp được. Đó chính là hệ quả của lối ứng xử kiểu môn võ “nhu quyền” Judo mà Tổng thống Nga vẫn thường xuyên tập luyện”, -. Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала