https://kevesko.vn/20220202/chan-duong-tim-gai-de-sung-suong-o-ha-noi-13533148.html
Chặn đường ‘tìm gái để sung sướng’ ở Hà Nội
Chặn đường ‘tìm gái để sung sướng’ ở Hà Nội
Sputnik Việt Nam
Tìm gái mại dâm, gái bán hoa ở đâu tại Hà Nội? Danh sách địa điểm được cho là có thể ‘săn gái’ bán dâm ở Hà Nội đã bị chính quyền dùng nhiều biện pháp triệt... 02.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-02T05:46+0700
2022-02-02T05:46+0700
2022-02-02T05:46+0700
việt nam
xã hội
hà nội
bộ công an việt nam
gái mại dâm
mại dâm
https://cdn.img.kevesko.vn/img/532/05/5320582_0:138:4092:2440_1920x0_80_0_0_b3e8f558e687aa20cbb79dd2748c4269.jpg
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phòng chống mại dâm trên địa bàn thủ đô, qua đó xác định các địa điểm còn tình hình tệ nạn mại dâm phức tạp như phố Trần Duy Hưng, Trần Khánh Dư, ven sông Tô Lịch nhưng chính quyền cũng đã rất nỗ lực để ngăn chặn tình trạng mua bán dâm diễn ra.Bộ Công an đang đẩy mạnh nhiều biện pháp trấn áp tệ nạn xã hội, nhất là phá các đường dây mua bán dâm biến tướng như “gái gọi”, “gái bao”, “trai bao”, “sugar baby”, “sugar daddy”, “con nuôi”, sex tours, hoa hậu, hoa khôi bán dâm.Hà Nội muốn xóa 100% các tụ điểm phức tạp về mại dâmHà Nội vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống mại dâm trên địa bàn thủ đô năm 2022.Theo kế hoạch phòng, chống mại dâm của TP. Hà Nội năm 2022, thành phố đặt mục tiêu thường xuyên tuyên truyền và nâng cao nhận thức pháp luật, thông tin kiến thức của người dân về phòng, chống mại dâm.Trong đó, đặc biệt tập trung tuyên truyền cho người lao động trong cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm (mục tiêu tuyên truyền cho 1.700 người), người lao động trong các khu công nghiệp (mục tiêu 16.500 người), học sinh, sinh viên tại các trường THPT (mục tiêu 25.000 học sinh), cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng (mục tiêu 37.000 sinh viên), giáo dục nghề nghiệp (mục tiêu 18.000 học sinh, sinh viên) tại địa phương.Kế hoạch cũng yêu cầu triệt xóa 100% các điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm, không để tái hoạt động trở lại các điểm đã triệt xóa. Đồng thời tổ chức kiểm tra 60% các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn.Kèm theo đó, tiếp tục đẩy mạnh phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, kéo giảm tình trạng bạo lực về giới trong phòng, chống mại dâm.Kế hoạch của UBND TP. Hà Nội yêu cầu tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho 20% người làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cấp thành phố và 10% ở cấp huyện, cấp xã.Phố Trần Duy Hưng, Trần Khánh Dư có gái mại dâmVề kết quả đã đạt được, đến nay thành phố đã triệt xóa 7 điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm, không để phát sinh điểm mới.Trong số đó, có 4 điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn xã hội, 3 điểm còn lại là địa điểm công cộng.Theo đó, huyện Thanh Trì có 3 điểm là Ngã ba Ngọc Hồi - Liên Ninh (xã Ngọc Hồi - Liên Ninh); đường Kim Giang (đoạn từ Cầu Tó đến đường Nghiêm Xuân Yêm thuộc địa bàn xã Thanh Liệt); đường 70 cầu Bươu (xã Tân Triều - Tả Thanh Oai - Vĩnh Quỳnh - Tam Hiệp).Các dịch vụ tại các điểm trên chủ yếu là gội đầu, thư giãn, tẩm quất, massage, được xác định ở mức độ có hoạt động mại dâm, hoạt động phức tạp.Có 1 điểm ở quận Cầu Giấy là tại đường Trần Duy Hưng (phường Trung Hòa), được xác định có hoạt động, phần lớn liên quan hoạt động karaoke, massage, nhà nghỉ, khách sạn.Trong số 3 điểm công cộng, có 2 điểm ở quận Hai Bà Trưng gồm Phố Yersin - Vườn hoa Pasteur (phường Phạm Đình Hổ), được xác định là ít hoạt động; phố Nguyễn Huy Tự - Trần Khánh Dư (phường Bạch Đằng), được xác định là hoạt động phức tạp.Có 1 điểm tại quận Hoàng Mai là đường Giải Phóng (khu vực ngã 3 bến xe Giáp Bát đến lối rẽ vào phố Đại Từ, phường Thịnh Liệt), được xác định có hoạt động.UBND TP. Hà Nội cũng cho biết đã bàn giao 9 điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm, duy trì không để tái hoạt động trở lại gồm:Khu vực đường 32 (xã Đức Thượng, Đức Giang, huyện Hoài Đức, bàn giao cho địa phương năm 2021).Đường Nguyễn Xiển (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, bàn giao cho địa phương năm 2021);Quốc lộ 6, khu vực bến xe Yên Nghĩa (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, đã bàn giao cho địa phương năm 2021);Khu vực chùa Tổng – La Dương (phường Dương Nội, quận Hà Đông, đã bàn giao cho địa phương năm 2021).Ngã ba Ba La, lối rẽ sang đường 21B đến Trường Cao Đẳng Thương mại (phường Phú Lương, Phú Lãm, quận Hà Đông, đã bàn giao cho địa phương năm 2021);Đường Hồng Hà (Phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, đã bàn giao cho địa phương năm 2014).Đường Lê Duẩn, đoạn gần công viên Lê-nin, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, đã bàn giao cho địa phương năm 2017)Đường ven sông Tô Lịch, đoạn gần cầu Nguyễn Khánh Toàn (phường Cống Vị, Vĩnh Phúc, Ngọc Khánh, quận Ba Đình, đã bàn giao cho địa phương năm 2016);Công viên Hoà Bình (quận Bắc Từ Liêm, đã bàn giao cho địa phương năm 2012)Gái gọi, trai bao sugar baby, sugar daddy mọc lên như nấmBáo cáo tại phiên làm việc của Thường trực Ủy ban Xã hội với Bộ Công an về kết quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội, trong đó có vấn đề mại dâm, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, tệ nạn mại dâm đã biến tướng.Báo cáo của cơ quan chức năng Việt Nam cho thấy, năm 2020, Công an phát hiện, xử lý 553 vụ chứa, môi giới mại dâm (tăng 18,42% so với cùng kỳ năm trước) với 1.115 đối tượng (giảm 12,96%).Theo Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho hay, liên quan đến tệ nạn mại dâm, mua bán dâm nơi cộng cộng, dù đã giảm hẳn ở các địa phương do thực hiện giãn cách xã hội trong năm 2021, hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, cà phê vườn, karaoke, massage... dừng hoạt động nên các đối tượng không còn điều kiện để hoạt động trá hình.Tuy nhiên, hoạt động mại dâm tại Việt Nam lại có xu hướng dịch chuyển sang nhiều hình thức biến tướng như “gái gọi”, “gái bao”, “trai bao”, “sugar baby”, “sugar daddy”, “con nuôi”.Theo tướng Ngọc, hành vi phạm tội cũng hết sức tinh vi, các đối tượng lợi dụng internet, mạng xã hội để đăng hình ảnh tiếp thị, thỏa thuận đến địa điểm cao cấp, như: biệt thự, căn hộ chung cư, trên tàu biển, tàu du lịch, theo các hoạt động thể thao, du lịch, thậm chí ra thẳng nước ngoài để mua bán dâm.Đồng thời, các đối tượng, đường dây hoạt động chuyên nghiệp có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, trong đó có sự tham gia của một số người mẫu, diễn viên, sinh viên, người tham gia các cuộc thi sắc đẹp, hoa hậu.Bộ Công an tăng cường trấn áp tội phạm mại dâmĐại diện Bộ Công an nêu rõ, thời gian tới, Bộ sẽ tham mưu với Quốc hội, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.Trong đó, trọng tâm là đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật đã ban hành từ lâu, không còn phù hợp với thực tế, như Pháp lệnh về phòng, chống mại dâm, Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình.Bộ Công an cũng nắm được việc còn nhiều cơ sở massage khách sạn, nhà nghỉ lén lút hoạt động, các trang web có nội dung khiêu dâm, kích dục còn bất cập. Nhiều người bán dâm ẩn danh trong vai trò tiếp viên nhà hàng, tiếp thị, buôn bán nhỏ, tiếp xúc với nhiều người nên nguy cơ nhiễm, lây lan bệnh dịch cao. Do đó, cơ quan chức năng trong thời gian tới cũng lên kế hoạch, khẩn trương triển khai nhiều chương trình phòng chống ma túy, mại dâm giai đoạn 2021 – 2025.Đáng chú ý, năm 2021 vừa qua, Bộ Công an cũng đã lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định để thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình.Nhiều người quan tâm là chế tài dành cho các hành vi liên quan đến hoạt động mua bán dâm. Ngoài việc tăng mức phạt lên nhiều lần cho các vi phạm liên quan đến động mại dâm, dự thảo còn quy định thêm nhiều hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.Trong đó, cơ quan chức năng có đề xuất, tịch thu phương tiện có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính như: tiền, điện thoại, xe máy, ô tô.Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, việc tịch thu phương tiện, tang vật nào, có giá trị bao nhiêu tiền là hợp lý, Bộ Công an cần có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng hơn.Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu luật cũng cho rằng, đề xuất này của Bộ Công an cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, việc xử phạt, tịch thu phương tiện của người mua dâm không được trái với Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
https://kevesko.vn/20211019/sugar-baby-sugar-daddy-mai-dam-thue-bao-tron-goi-ca-thang-o-ha-noi--12171400.html
https://kevesko.vn/20200822/binh-phuoc-triet-pha-duong-day-dieu-hanh-moi-gioi-mai-dam-qua-Zalo-9391954.html
https://kevesko.vn/20200320/gai-mai-dam-chau-au-that-thu-vi-coronavirus-8825675.html
https://kevesko.vn/20211026/sugar-baby-cho-vay-nang-lai-bang-clip-nong-thu-doan-toi-pham-moi-12249342.html
https://kevesko.vn/20190809/triet-pha-duong-day-mai-dam-cao-cap-500-usdluot-o-ha-noi-7900535.html
https://kevesko.vn/20190425/pho-tran-duy-hung-cave-gai-lang-choi-su-that-chan-dong-ve-mai-dam-kieu-con-do-tran-lot-ha-noi-7424969.html
hà nội
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/532/05/5320582_328:0:3764:2577_1920x0_80_0_0_c0e0feb8d3708c48087374f0c42f0073.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, xã hội, hà nội, bộ công an việt nam, gái mại dâm, mại dâm
việt nam, xã hội, hà nội, bộ công an việt nam, gái mại dâm, mại dâm
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phòng chống mại dâm trên địa bàn thủ đô, qua đó xác định các địa điểm còn tình hình tệ nạn mại dâm phức tạp như phố Trần Duy Hưng, Trần Khánh Dư, ven sông Tô Lịch nhưng chính quyền cũng đã rất nỗ lực để ngăn chặn tình trạng mua bán dâm diễn ra.
Bộ Công an đang đẩy mạnh nhiều biện pháp trấn áp tệ nạn xã hội, nhất là phá các đường dây mua bán dâm biến tướng như “gái gọi”, “gái bao”, “trai bao”, “sugar baby”, “sugar daddy”, “con nuôi”, sex tours, hoa hậu, hoa khôi bán dâm.
Hà Nội muốn xóa 100% các tụ điểm phức tạp về mại dâm
Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống mại dâm trên địa bàn thủ đô năm 2022.
Theo kế hoạch phòng,
chống mại dâm của TP. Hà Nội năm 2022, thành phố đặt mục tiêu thường xuyên tuyên truyền và nâng cao nhận thức pháp luật, thông tin kiến thức của người dân về phòng, chống mại dâm.
Trong đó, đặc biệt tập trung tuyên truyền cho người lao động trong cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm (mục tiêu tuyên truyền cho 1.700 người), người lao động trong các khu công nghiệp (mục tiêu 16.500 người), học sinh, sinh viên tại các trường THPT (mục tiêu 25.000 học sinh), cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng (mục tiêu 37.000 sinh viên), giáo dục nghề nghiệp (mục tiêu 18.000 học sinh, sinh viên) tại địa phương.
19 Tháng Mười 2021, 21:33
Kế hoạch cũng yêu cầu triệt xóa 100% các điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm, không để tái hoạt động trở lại các điểm đã triệt xóa. Đồng thời tổ chức kiểm tra 60% các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn.
Kèm theo đó, tiếp tục đẩy mạnh phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, kéo giảm tình trạng bạo lực về giới trong phòng, chống mại dâm.
Kế hoạch của
UBND TP. Hà Nội yêu cầu tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho 20% người làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cấp thành phố và 10% ở cấp huyện, cấp xã.
Phố Trần Duy Hưng, Trần Khánh Dư có gái mại dâm
Về kết quả đã đạt được, đến nay thành phố đã triệt xóa 7 điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm, không để phát sinh điểm mới.
Trong số đó, có 4 điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn xã hội, 3 điểm còn lại là địa điểm công cộng.
Theo đó, huyện Thanh Trì có 3 điểm là Ngã ba Ngọc Hồi - Liên Ninh (xã Ngọc Hồi - Liên Ninh); đường Kim Giang (đoạn từ Cầu Tó đến đường Nghiêm Xuân Yêm thuộc địa bàn xã Thanh Liệt); đường 70 cầu Bươu (xã Tân Triều - Tả Thanh Oai - Vĩnh Quỳnh - Tam Hiệp).
Các dịch vụ tại các điểm trên chủ yếu là gội đầu, thư giãn, tẩm quất, massage, được xác định ở mức độ có hoạt động mại dâm, hoạt động phức tạp.
Có 1 điểm ở quận Cầu Giấy là tại đường Trần Duy Hưng (phường Trung Hòa), được xác định có hoạt động, phần lớn liên quan hoạt động karaoke, massage, nhà nghỉ, khách sạn.
Trong số 3 điểm công cộng, có 2 điểm ở quận Hai Bà Trưng gồm Phố Yersin - Vườn hoa Pasteur (phường Phạm Đình Hổ), được xác định là ít hoạt động; phố Nguyễn Huy Tự - Trần Khánh Dư (phường Bạch Đằng), được xác định là hoạt động phức tạp.
Có 1 điểm tại quận Hoàng Mai là đường Giải Phóng (khu vực ngã 3 bến xe Giáp Bát đến lối rẽ vào phố Đại Từ, phường Thịnh Liệt), được xác định có hoạt động.
UBND TP. Hà Nội cũng cho biết đã bàn giao 9 điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm, duy trì không để tái hoạt động trở lại gồm:
Khu vực đường 32 (xã Đức Thượng, Đức Giang, huyện Hoài Đức, bàn giao cho địa phương năm 2021).
Đường Nguyễn Xiển (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, bàn giao cho địa phương năm 2021);
Quốc lộ 6, khu vực bến xe Yên Nghĩa (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, đã bàn giao cho địa phương năm 2021);
Khu vực chùa Tổng – La Dương (phường Dương Nội, quận Hà Đông, đã bàn giao cho địa phương năm 2021).
Ngã ba Ba La, lối rẽ sang đường 21B đến Trường Cao Đẳng Thương mại (phường Phú Lương, Phú Lãm, quận Hà Đông, đã bàn giao cho địa phương năm 2021);
Đường Hồng Hà (Phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, đã bàn giao cho địa phương năm 2014).
Đường Lê Duẩn, đoạn gần công viên Lê-nin, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, đã bàn giao cho địa phương năm 2017)
Đường ven sông Tô Lịch, đoạn gần cầu Nguyễn Khánh Toàn (phường Cống Vị, Vĩnh Phúc, Ngọc Khánh, quận Ba Đình, đã bàn giao cho địa phương năm 2016);
Công viên Hoà Bình (quận Bắc Từ Liêm, đã bàn giao cho địa phương năm 2012)
Gái gọi, trai bao sugar baby, sugar daddy mọc lên như nấm
Báo cáo tại phiên làm việc của Thường trực Ủy ban Xã hội với Bộ Công an về kết quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội, trong đó có vấn đề mại dâm, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, tệ nạn mại dâm đã biến tướng.
Báo cáo của cơ quan chức năng Việt Nam cho thấy, năm 2020, Công an phát hiện, xử lý 553 vụ chứa, môi giới mại dâm (tăng 18,42% so với cùng kỳ năm trước) với 1.115 đối tượng (giảm 12,96%).
26 Tháng Mười 2021, 12:55
Theo Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho hay, liên quan đến tệ nạn mại dâm, mua bán dâm nơi cộng cộng, dù đã giảm hẳn ở các địa phương do thực hiện giãn cách xã hội trong năm 2021, hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, cà phê vườn, karaoke, massage... dừng hoạt động nên các đối tượng không còn điều kiện để hoạt động trá hình.
Tuy nhiên, hoạt động mại dâm tại Việt Nam lại có xu hướng dịch chuyển sang nhiều hình thức biến tướng như “gái gọi”, “gái bao”, “trai bao”, “sugar baby”, “sugar daddy”, “con nuôi”.
Theo tướng Ngọc, hành vi phạm tội cũng hết sức tinh vi, các đối tượng lợi dụng internet, mạng xã hội để đăng hình ảnh tiếp thị, thỏa thuận đến địa điểm cao cấp, như: biệt thự, căn hộ chung cư, trên tàu biển, tàu du lịch, theo các hoạt động thể thao, du lịch, thậm chí ra thẳng nước ngoài để mua bán dâm.
Đồng thời, các đối tượng, đường dây hoạt động chuyên nghiệp có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, trong đó có sự tham gia của một số người mẫu, diễn viên, sinh viên, người tham gia các cuộc thi sắc đẹp, hoa hậu.
Bộ Công an tăng cường trấn áp tội phạm mại dâm
Đại diện Bộ Công an nêu rõ, thời gian tới, Bộ sẽ tham mưu với Quốc hội, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.
Trong đó, trọng tâm là đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật đã ban hành từ lâu, không còn phù hợp với thực tế, như Pháp lệnh về phòng, chống mại dâm, Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình.
Bộ Công an cũng nắm được việc còn nhiều cơ sở massage khách sạn, nhà nghỉ lén lút hoạt động, các trang web có nội dung khiêu dâm, kích dục còn bất cập. Nhiều người bán dâm ẩn danh trong vai trò tiếp viên nhà hàng, tiếp thị, buôn bán nhỏ, tiếp xúc với nhiều người nên nguy cơ nhiễm, lây lan bệnh dịch cao. Do đó, cơ quan chức năng trong thời gian tới cũng lên kế hoạch, khẩn trương triển khai nhiều chương trình phòng chống ma túy, mại dâm giai đoạn 2021 – 2025.
Đáng chú ý, năm 2021 vừa qua,
Bộ Công an cũng đã lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định để thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình.
Nhiều người quan tâm là chế tài dành cho các hành vi liên quan đến hoạt động mua bán dâm. Ngoài việc tăng mức phạt lên nhiều lần cho các vi phạm liên quan đến động mại dâm, dự thảo còn quy định thêm nhiều hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
Trong đó, cơ quan chức năng có đề xuất, tịch thu phương tiện có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính như: tiền, điện thoại, xe máy, ô tô.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, việc tịch thu phương tiện, tang vật nào, có giá trị bao nhiêu tiền là hợp lý, Bộ Công an cần có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng hơn.
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu luật cũng cho rằng, đề xuất này của Bộ Công an cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, việc xử phạt, tịch thu phương tiện của người mua dâm không được trái với Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành.