https://kevesko.vn/20220204/ho-o-viet-nam-tha-hay-nhot-13566479.html
Hổ ở Việt Nam: Thả hay nhốt?
Hổ ở Việt Nam: Thả hay nhốt?
Sputnik Việt Nam
Câu chuyện nuôi nhốt hổ ở Việt Nam hiện còn nhiều vấn đề. Làm gì để bảo tồn loài hổ? Có nên lập trang trại, “sở thú tư nhân” nuôi nhốt hổ? Chống buôn bán hổ... 04.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-04T15:29+0700
2022-02-04T15:29+0700
2022-07-11T16:06+0700
việt nam
con hổ
bảo tồn hổ ở việt nam
cứu hộ động vật hoang dã tại việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/04/13567581_0:159:2743:1702_1920x0_80_0_0_371330b218383b81b2256338e2fcfcc0.jpg
Trang trại nuôi hổ ở Thanh Hóa cùng những áp lực mà gia đình đang phải đối mặt để nuôi 11 con hổ cho thấy, vấn đề tìm được tiếng nói chung giữa người nuôi hổ và chính quyền địa phương cũng như các cơ quan hữu quan để bảo tồn loài hổ vẫn là câu chuyện nan giải.Thanh Hóa: Vất vả nghề nuôi hổÁ lực nuôi 11 con hổ ở Thanh Hóa là một ví dụ về câu chuyện nuôi nhốt hổ (hợp pháp) ở Việt Nam.Được biết, sau khi được cơ quan chức năng cho phép, một hộ gia đình ở Thanh Hóa đã chăm sóc, nuôi dưỡng đàn hổ trong 15 năm qua tại khu chuồng trại tư nhân.Tuy nhiên, do chi phí nuôi đắt đỏ nên gia đình đang rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc được bàn giao cho tổ chức có đủ điều kiện nuôi nhốt hổ.Việc kiểm tra, giám sát quá trình chăn nuôi hổ của người dân địa phương cũng gây ra không ít khó khăn, vất vả cho lực lượng kiểm lâm sở tại, theo phản ánh của VnExpress.Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cho biết, năm 2007, gia đình ông Nguyễn Mậu Chiến (52 tuổi, ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân) có mua 10 con hổ, mỗi con cân nặng trung bình 7 kg, từ một người không quen biết, mang từ Lào về.Kiểm tra phát hiện vi phạm, cơ quan chức năng đã xử phạt ông Chiến 30 triệu đồng, đồng thời cho phép gia đình tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng đàn hổ.Đến năm 2008, ông này mua về thêm 5 con hổ nữa và tiếp tục bị phạt 30 triệu đồng. Tuy được phép chăm nuôi, hộ ông Chiến không được phép di chuyển hoặc thay đổi hiện trạng đàn hổ.Trong thời gian nuôi dưỡng, có 4 con hổ bị chết vào các năm 2007, 2010, 2012. Từ 15 con ban đầu, đàn còn lại 11 con. Hiện đàn hổ này có tổng cân nặng khoảng 1.750 kg, trong đó con lớn nhất nặng 200 kg, con nhỏ ước chừng 100 kg.Khu nuôi hổ trước đây là khu chuồng nhỏ nằm ở xóm 27, xã Xuân Tín. Điều này đã gây nguy hiểm cho người dân quanh khu vực, ảnh hưởng môi trường và ô nhiễm tiếng ồn do hổ có thói quen gầm rú trong thời kỳ động dục.Do đó, ông Chiến đã thuê lô đất ở cánh đồng Cồn Tàu Voi, cách khu chuồng cũ khoảng 2,5 km để tiếp tục chăm sóc đàn hổ.Diện tích khu nuôi mới vào khoảng 4.000 m2, được trang bị nhà tránh mưa nắng, nơi ăn uống, phòng thú y, phòng sinh sản, hành lang, sân chơi...Chung quanh chuồng có tường bao quanh, cao 4,5 m, có lắp lưới thép B40 phía trên với 3 lớp cửa kiên cố.Cổng khu nuôi chỉ được mở khi cho hổ ăn, vệ sinh chuồng trại hay khi có lực lượng đến kiểm tra. Người quản lý trại hổ là ông Trịnh Đình Bạch, 62 tuổi, chịu trách nhiệm trông coi trại hổ, làm vệ sinh chuồng trại và đảm bảo an toàn lưới rào.Nước uống được bơm vào buổi trưa, trong khi thức ăn được cho vào cuối giờ chiều. Lượng thức ăn của hổ có sự khác nhau giữa mùa đông và mùa hè, chủ yếu là đầu gà cấp đông. Vào mùa lạnh, đàn hổ ăn khoảng 95-100 kg thịt còn khi tiết trời nóng bức chỉ ăn hơn phân nửa số đó.Do điều kiện nuôi nhốt chật hẹp, thức ăn thiếu dinh dưỡng nên đàn hổ không thể sinh sản. Người quản lý cho biết, sức khỏe đàn hổ ổn định nhưng do chuồng hẹp nên hổ đực thường tấn công lẫn nhau để tranh giành bạn tình, đặc biệt là khi động dục nên đã có 1 con bị thương.Không trả tiền công nuôi hổ gần 15 năm?Về phần mình, Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Thọ Xuân Hà Duy Thủy cho biết, giấy phép nuôi sinh trưởng, sinh sản đàn hổ của gia đình ông Chiến đã hết hạn từ giữa năm 2017.Gia đình ông Chiến đã nhiều lần xin cấp giấy phép mới, nhưng không nhận được sự đồng ý từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do còn vướng cơ chế pháp luật. Về phía cơ quan quản lý cũng không có căn cứ tịch thu số hổ.Từ năm 2018, hộ ông Chiến được vận động và đã nhiều lần làm đơn tự nguyện chuyển giao đàn hổ cho các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã hoặc tổ chức phù hợp. Tuy nhiên do vấn đề kinh phí bồi hoàn chưa ổn thỏa nên đến nay vẫn chưa thực hiện được.Theo đó, các trung tâm cứu hộ sẵn sàng nhận nuôi đàn hổ, nhưng không đồng ý trả tiền công chăm nuôi gần 15 năm qua của gia đình.Về phía cơ quan chức năng, cứ mỗi 3 tháng, lực lượng liên ngành phải kiểm tra khu nuôi hổ 1 lần.Trong khi đó, kiểm lâm phải đến nắm số lượng, kiểm tra an toàn chuồng trại và môi trường nuôi mỗi tuần. Khi kiểm tra, phải lập biên bản có chữ ký xác nhận của các bên.Vì chi phí nuôi tốn kém, hổ lại ăn nhiều nên gia đình ông Chiến cho biết đã "thực sự mệt mỏi, kiệt quệ". Gia đình mong nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí để chăm nuôi hoặc tìm nơi phù hợp để bàn giao đàn hổ.Việt Nam cần một chính sách cụ thể về nuôi nhốt hổ?Ngoài Thanh Hóa, Việt Nam còn nhiều khu nuôi nhốt hổ nữa, chẳng hạn như tại khu du lịch Hòn Nhãn (xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).Đây hiện là một trong những trang trại nuôi nhiều cá thể hổ nhất Việt Nam. Địa điểm này đang chăm sóc cho 24 cá thể hổ, 3 cá thể sư tử với trọng lượng từ 70-200 kg. Đàn hổ ở đây đều có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, khả năng sinh sản bình thường.Số động vật hoang dã được nuôi ở đây đều có giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền. Dự kiến khu du lịch sẽ nhận nuôi thêm nhiều loài động vật quý hiếm khác để người dân đến tham quan, tìm hiểu. Tuy nhiên, câu chuyện nuôi và bảo tồn hổ ở Việt Nam hiện vẫn là bài toán khó.Hôm 17/1/2022 vừa qua tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức “Tọa đàm Nhâm Dần: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ đề bảo tồn tại Việt Nam”.Tại sự kiện này, các chuyên gia nhắc lại thông tin rằng, suốt hơn 30 năm qua, quần thể hổ tự nhiên đã suy giảm mạnh trên toàn thế giới.Số liệu cập nhật mới nhất của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), tại Việt Nam, ước tính chỉ còn khoảng 5 cá thể hổ trong tự nhiên.Về số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký tại nước ta, theo thống kê của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), trong hơn 10 năm qua, số lượng hổ đã tăng mạnh từ 97 cá thể (năm 2010) lên 364 cá thể (năm 2021) tại 22 cơ sở.Phía lãnh đạo ENV nhấn mạnh, đây chủ yếu là các trang trại và “sở thú tư nhân”.Tại tọa đàm, bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết, hoạt động nuôi nhốt hổ không vì mục đích thương mại do các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện lại đang phát triển rất mạnh với số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký tăng dần qua các năm.Cũng theo bà Hà, sắp tới đây, trong khuôn khổ chương trình quốc gia về bảo tồn hổ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, thống kê và lập hồ sơ quản lý toàn bộ số hổ đang được nuôi tại Việt Nam cũng như thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để quản lý, nhận dạng các cá thể hổ nuôi.Việc này sẽ được thực hiện qua hồ sơ gen, hình ảnh, gắn chíp điện tử và gắn thẻ đánh dấu.Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới Chính phủ và các cơ quan chức năng cần hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan để thắt chặt quản lý hoạt động nuôi nhốt hổ tại Việt Nam.Theo đó, trước mắt, Việt Nam cần ban hành một chính sách cụ thể với hoạt động nuôi nhốt hổ.Trong đó, các cấp chính quyền cần có quy định kiểm soát sinh sản đối với hổ nuôi nhốt nhằm đảm bảo duy trì số lượng hổ chỉ ở mức hỗ trợ cho công tác bảo tồn, cũng như xây dựng các cơ chế giám sát để đảm bảo các cơ sở không tham gia vào hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép.Về lâu dài, các nhà làm chính sách cũng cần xem xét xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật riêng để quản lý toàn diện hoạt động của các cơ sở nuôi động vật hoang dã không vì mục đích thương mại trong đó có các cơ sở nuôi nhốt hổ để tạo tiền đề cho hoạt động của các cơ sở hợp pháp.Trong thời gian tới, cũng cần ngăn chặn việc các đối tượng lợi dụng vỏ bọc cơ sở nuôi hổ không vì mục đích thương mại để thực hiện các hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép dưới nhiều hình thức khác nhau.
https://kevesko.vn/20220131/13339209.html
https://kevesko.vn/20210913/WWF-nga-da-cuu-duoc-ho-nhung-viet-nam-thi-khong-11069168.html
https://kevesko.vn/20220118/noi-lo-chua-son-lam-tuyet-chung-viet-nam-con-bao-nhieu-ho-hoang-da-trong-tu-nhien-13354753.html
https://kevesko.vn/20211231/12858890.html
https://kevesko.vn/20210918/ha-tinh-phat-hien-xac-ho-dong-lanh-nang-160-kg-trong-nha-dan-11093988.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/04/13567581_0:0:2433:1825_1920x0_80_0_0_ac43197a7de08dba4bd5bf38de64a62b.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, con hổ, bảo tồn hổ ở việt nam
việt nam, con hổ, bảo tồn hổ ở việt nam
Trang trại nuôi hổ ở Thanh Hóa cùng những áp lực mà gia đình đang phải đối mặt để nuôi 11 con hổ cho thấy, vấn đề tìm được tiếng nói chung giữa người nuôi hổ và chính quyền địa phương cũng như các cơ quan hữu quan để bảo tồn loài hổ vẫn là câu chuyện nan giải.
Thanh Hóa: Vất vả nghề nuôi hổ
Á lực nuôi 11 con hổ ở Thanh Hóa là một ví dụ về câu chuyện
nuôi nhốt hổ (hợp pháp) ở Việt Nam.
Được biết, sau khi được cơ quan chức năng cho phép, một hộ gia đình ở Thanh Hóa đã chăm sóc, nuôi dưỡng đàn hổ trong 15 năm qua tại khu chuồng trại tư nhân.
Tuy nhiên, do chi phí nuôi đắt đỏ nên gia đình đang rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc được bàn giao cho tổ chức có đủ điều kiện nuôi nhốt hổ.
Việc kiểm tra, giám sát quá trình chăn nuôi hổ của người dân địa phương cũng gây ra không ít khó khăn, vất vả cho lực lượng kiểm lâm sở tại, theo phản ánh của VnExpress.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cho biết, năm 2007, gia đình ông Nguyễn Mậu Chiến (52 tuổi, ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân) có mua 10 con hổ, mỗi con cân nặng trung bình 7 kg, từ một người không quen biết, mang từ Lào về.
Kiểm tra phát hiện vi phạm, cơ quan chức năng đã xử phạt ông Chiến 30 triệu đồng, đồng thời cho phép gia đình tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng đàn hổ.
Đến năm 2008, ông này mua về thêm 5 con hổ nữa và tiếp tục bị phạt 30 triệu đồng. Tuy được phép chăm nuôi, hộ ông Chiến không được phép di chuyển hoặc thay đổi hiện trạng đàn hổ.
Trong thời gian nuôi dưỡng, có 4
con hổ bị chết vào các năm 2007, 2010, 2012. Từ 15 con ban đầu, đàn còn lại 11 con. Hiện đàn hổ này có tổng cân nặng khoảng 1.750 kg, trong đó con lớn nhất nặng 200 kg, con nhỏ ước chừng 100 kg.
Khu nuôi hổ trước đây là khu chuồng nhỏ nằm ở xóm 27, xã Xuân Tín. Điều này đã gây nguy hiểm cho người dân quanh khu vực, ảnh hưởng môi trường và ô nhiễm tiếng ồn do hổ có thói quen gầm rú trong thời kỳ động dục.
Do đó, ông Chiến đã thuê lô đất ở cánh đồng Cồn Tàu Voi, cách khu chuồng cũ khoảng 2,5 km để tiếp tục chăm sóc đàn hổ.
Diện tích khu nuôi mới vào khoảng 4.000 m2, được trang bị nhà tránh mưa nắng, nơi ăn uống, phòng thú y, phòng sinh sản, hành lang, sân chơi...
13 Tháng Chín 2021, 17:09
Chung quanh chuồng có tường bao quanh, cao 4,5 m, có lắp lưới thép B40 phía trên với 3 lớp cửa kiên cố.
Cổng khu nuôi chỉ được mở khi cho hổ ăn, vệ sinh chuồng trại hay khi có lực lượng đến kiểm tra. Người quản lý trại hổ là ông Trịnh Đình Bạch, 62 tuổi, chịu trách nhiệm trông coi trại hổ, làm vệ sinh chuồng trại và đảm bảo an toàn lưới rào.
Nước uống được bơm vào buổi trưa, trong khi thức ăn được cho vào cuối giờ chiều. Lượng thức ăn của hổ có sự khác nhau giữa mùa đông và mùa hè, chủ yếu là đầu gà cấp đông. Vào mùa lạnh, đàn hổ ăn khoảng 95-100 kg thịt còn khi tiết trời nóng bức chỉ ăn hơn phân nửa số đó.
Do điều kiện nuôi nhốt chật hẹp, thức ăn thiếu dinh dưỡng nên đàn hổ không thể sinh sản. Người quản lý cho biết, sức khỏe đàn hổ ổn định nhưng do chuồng hẹp nên hổ đực thường tấn công lẫn nhau để tranh giành bạn tình, đặc biệt là khi động dục nên đã có 1 con bị thương.
Không trả tiền công nuôi hổ gần 15 năm?
Về phần mình, Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Thọ Xuân Hà Duy Thủy cho biết, giấy phép nuôi sinh trưởng, sinh sản đàn hổ của gia đình ông Chiến đã hết hạn từ giữa năm 2017.
Gia đình ông Chiến đã nhiều lần xin cấp giấy phép mới, nhưng không nhận được sự đồng ý từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do còn vướng cơ chế pháp luật. Về phía cơ quan quản lý cũng không có căn cứ tịch thu số hổ.
Từ năm 2018, hộ ông Chiến được vận động và đã nhiều lần làm đơn tự nguyện chuyển giao đàn hổ cho các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã hoặc tổ chức phù hợp. Tuy nhiên do vấn đề kinh phí bồi hoàn chưa ổn thỏa nên đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Theo đó, các trung tâm cứu hộ sẵn sàng nhận nuôi đàn hổ, nhưng không đồng ý trả tiền công chăm nuôi gần 15 năm qua của gia đình.
Về phía cơ quan chức năng, cứ mỗi 3 tháng, lực lượng liên ngành phải kiểm tra khu nuôi hổ 1 lần.
Trong khi đó, kiểm lâm phải đến nắm số lượng, kiểm tra an toàn chuồng trại và môi trường nuôi mỗi tuần. Khi kiểm tra, phải lập biên bản có chữ ký xác nhận của các bên.
Vì chi phí nuôi tốn kém, hổ lại ăn nhiều nên gia đình ông Chiến cho biết đã "thực sự mệt mỏi, kiệt quệ". Gia đình mong nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí để chăm nuôi hoặc tìm nơi phù hợp để bàn giao đàn hổ.
"Chúng tôi đề nghị nếu có cơ sở nào đủ điều kiện nên sớm chuyển giao, còn nếu để gia đình nuôi thì phải gia cố, xây dựng chuồng trại đảm bảo an toàn. Hiện lực lượng kiểm lâm rất vất vả để bảo vệ trại hổ", ông Hà Duy Thủy cho hay.
Việt Nam cần một chính sách cụ thể về nuôi nhốt hổ?
Ngoài Thanh Hóa, Việt Nam còn nhiều khu nuôi nhốt hổ nữa, chẳng hạn như tại khu du lịch Hòn Nhãn (xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).
Đây hiện là một trong những trang trại nuôi nhiều cá thể hổ nhất Việt Nam. Địa điểm này đang chăm sóc cho 24 cá thể hổ, 3 cá thể sư tử với trọng lượng từ 70-200 kg. Đàn hổ ở đây đều có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, khả năng sinh sản bình thường.
Số động vật hoang dã được nuôi ở đây đều có giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền. Dự kiến khu du lịch sẽ nhận nuôi thêm nhiều loài động vật quý hiếm khác để người dân đến tham quan, tìm hiểu. Tuy nhiên, câu chuyện nuôi và bảo tồn hổ ở Việt Nam hiện vẫn là bài toán khó.
31 Tháng Mười Hai 2021, 12:11
Hôm 17/1/2022 vừa qua tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức “Tọa đàm Nhâm Dần: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ đề bảo tồn tại Việt Nam”.
Tại sự kiện này, các chuyên gia nhắc lại thông tin rằng, suốt hơn 30 năm qua, quần thể hổ tự nhiên đã suy giảm mạnh trên toàn thế giới.
Số liệu cập nhật mới nhất của
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), tại Việt Nam, ước tính chỉ còn khoảng 5 cá thể hổ trong tự nhiên.
Về số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký tại nước ta, theo thống kê của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), trong hơn 10 năm qua, số lượng hổ đã tăng mạnh từ 97 cá thể (năm 2010) lên 364 cá thể (năm 2021) tại 22 cơ sở.
Phía lãnh đạo ENV nhấn mạnh, đây chủ yếu là các trang trại và “sở thú tư nhân”.
Tại tọa đàm, bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết, hoạt động nuôi nhốt hổ không vì mục đích thương mại do các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện lại đang phát triển rất mạnh với số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký tăng dần qua các năm.
Cũng theo bà Hà, sắp tới đây, trong khuôn khổ chương trình quốc gia về bảo tồn hổ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, thống kê và lập hồ sơ quản lý toàn bộ số hổ đang được nuôi tại Việt Nam cũng như thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để quản lý, nhận dạng các cá thể hổ nuôi.
Việc này sẽ được thực hiện qua hồ sơ gen, hình ảnh, gắn chíp điện tử và gắn thẻ đánh dấu.
18 Tháng Chín 2021, 19:39
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới Chính phủ và các cơ quan chức năng cần hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan để thắt chặt quản lý hoạt động nuôi nhốt hổ tại Việt Nam.
Theo đó, trước mắt, Việt Nam cần ban hành một chính sách cụ thể với hoạt động nuôi nhốt hổ.
Trong đó, các cấp chính quyền cần có quy định kiểm soát sinh sản đối với hổ nuôi nhốt nhằm đảm bảo duy trì số lượng hổ chỉ ở mức hỗ trợ cho công tác bảo tồn, cũng như xây dựng các cơ chế giám sát để đảm bảo các cơ sở không tham gia vào hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép.
Về lâu dài, các nhà làm chính sách cũng cần xem xét xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật riêng để quản lý toàn diện hoạt động của các cơ sở nuôi động vật hoang dã không vì mục đích thương mại trong đó có các cơ sở nuôi nhốt hổ để tạo tiền đề cho hoạt động của các cơ sở hợp pháp.
Trong thời gian tới, cũng cần ngăn chặn việc các đối tượng lợi dụng vỏ bọc cơ sở nuôi hổ không vì mục đích thương mại để thực hiện các hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép dưới nhiều hình thức khác nhau.