https://kevesko.vn/20220208/cac-nuoc-chau-a-quan-tam-gi-den-ukraina-13614841.html
Các nước châu Á quan tâm gì đến Ukraina?
Các nước châu Á quan tâm gì đến Ukraina?
Sputnik Việt Nam
Trong vài tuần qua, cộng đồng thế giới đang theo dõi sát sao các sự kiện xung quanh Ukraina, nhờ các nhà tuyên truyền của Mỹ và các đối tác NATO, những người... 08.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-08T05:34+0700
2022-02-08T05:34+0700
2022-02-08T05:34+0700
quan điểm-ý kiến
tác giả
ukraina
crưm
nga
nato
hoa kỳ
châu á
https://cdn.img.kevesko.vn/img/43/75/437587_0:0:2741:1541_1920x0_80_0_0_53c3324b8a3191ee08c0867f0c6ab861.jpg
Các quốc gia lớn ở châu Á cũng bày tỏ quan ngại về tình hình quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.Có gì trong tâm trí của Bắc Kinh?Quan hệ ngày nay giữa Nga và các nước NATO do Hoa Kỳ lãnh đạo tập trung vào việc trao đổi thông điệp về cuộc khủng hoảng Ukraina. Giới lãnh đạo Nga yêu cầu NATO không mở rộng về phía đông và không chấp nhận Ukraina vào tổ chức quân sự. Bắc Kinh cũng không muốn NATO mở rộng thêm về phía đông, bởi vì khối quân sự trong trường hợp này sẽ ở gần biên giới Trung-Nga hơn. Trong cuộc điện đàm gần đây với Ngoại trưởng Hoa Kỳ A. Blinken, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng "các mối quan ngại hợp lý của Nga trong lĩnh vực an ninh phải được xem xét và giải quyết một cách nghiêm túc", đồng thời bổ sung: "không thể đảm bảo an ninh của một quốc gia bằng cách gây tổn hại cho nước khác và bằng cách tăng cường liên minh quân sự".Đây là sự hỗ trợ ngoại giao đáng kể của Bắc Kinh đối với Nga. Nhiều người ở phương Tây không mong đợi điều này, họ cho rằng vì đại diện chính thức của CHND Trung Hoa chưa công nhận việc Crưm thống nhất với Nga nên Bắc Kinh sẽ im lặng trong tình hình hiện nay. Nhưng đại diện của Trung Quốc tại LHQ gọi các hành động hiện tại của Moskva là "hợp pháp".Về nhiều mặt, Bắc Kinh chưa đi đến công nhận hoàn toàn hành động thống nhất Crưm vì những vấn đề nội bộ của nước này. Một số người bất đồng chính kiến giữa người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ nói về quyền tự trị hoặc ly khai khỏi CHND Trung Hoa, và hiện có một đảng ở Đài Loan phản đối việc gia nhập CHND Trung Hoa vì sự độc lập hoàn toàn của hòn đảo. Trường hợp trưng cầu dân ý ở Crưm năm 2014, dẫn đến việc Crưm trở lại thuộc thành phần của nước Nga, có thể được sử dụng bởi những người ly khai trong cuộc đối đầu với chính quyền trung ương.Việc Moskva không coi tình hình với Crưm tương tự như Đài Loan đã được phía Nga gián tiếp nêu ra trong chuyến thăm Bắc Kinh mới đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong thông cáo chung của hai ông Putin và Tập Cận Bình có đoạn viết: "Nga coi Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và phản đối việc độc lập của hòn đảo này dưới mọi hình thức". Phía Trung Quốc trong tuyên bố này đã ủng hộ hiệu lực của "nguyên tắc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ" mà Điện Kremlin quán triệt.Ấn Độ đã xác địnhẤn Độ gần đây cũng đã thể hiện thái độ của mình đối với "vấn đề Ukraina". Ngày 28 tháng 1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi cho biết: Hai ngày sau, đại diện chính thức của Ấn Độ tại LHQ cũng lên tiếng như vậy. Cùng với các tuyên bố, không kém phần quan trọng là những động thái cụ thể của Trung Quốc và Ấn Độ khi ủng hộ Nga và phản đối cuộc thảo luận về tình hình Ukraina tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 31 tháng 1.Và điều này bất chấp thực tế là trước đó người Mỹ đã làm việc chặt chẽ với các nhà ngoại giao Ấn Độ, cố gắng thu hút đối tác về phía họ trong cuộc xung đột với Moskva. Tuy nhiên, như Shubhajit Roy, người phụ trách chuyên mục của tờ Indian Express của Ấn Độ lưu ý:Nhưng nếu nhìn vấn đề từ khía cạnh khác, thì Delhi sẽ không muốn những lực lượng ở Kashmir đòi rút khỏi Ấn Độ, ám chỉ tiền lệ trưng cầu dân ý ở Crưm.Moskva hiểu những khó khăn mà các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Ấn Độ gặp phải trong "vấn đề Ukraina". Không nên bỏ qua việc thống kê những người Ấn Độ và Trung Quốc sống ở Ukraina. Nước thứ nhất có 18 nghìn người (chủ yếu là sinh viên của các trường đại học y khoa Ukraina). Với người Trung Quốc, việc đánh giá chính xác tình hình càng khó khăn hơn, số liệu trước đại dịch dao động từ 19 đến 30 nghìn người. Các chính phủ phải suy nghĩ về việc bảo vệ họ.Nhìn chung, Moskva chấp nhận lập trường của hai đối tác chiến lược và đánh giá cao hợp tác với hai quốc gia này trong SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ), BRICS ( bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi ) và các tổ chức khác.Bắc Kinh và Delhi hiểu rằng sự gia tăng căng thẳng mà phương Tây gây ra xung quanh Ukraina đang đe dọa hòa bình thế giới.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20220207/trung-quoc-giai-thich-tai-sao-hoa-ky-ap-dat-y-tuong-chien-tranh-voi-ukraina-13612112.html
https://kevesko.vn/20220206/o-ukraina-nguoi-ta-noi-ve-cach-tong-thong-zelensky-boc-me-biden-13584535.html
https://kevesko.vn/20220207/vu-khi-quan-trong-ukraina-co-the-la-noi-dien-ra-cuoc-chien-may-bay-khong-nguoi-lai-thuc-su-dau-tien-13602329.html
ukraina
crưm
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/43/75/437587_0:0:2729:2047_1920x0_80_0_0_7ef08d09af448e0a89ebf5b5463d84a4.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả, ukraina, crưm, nga, nato, hoa kỳ, châu á
quan điểm-ý kiến, tác giả, ukraina, crưm, nga, nato, hoa kỳ, châu á
Các nước châu Á quan tâm gì đến Ukraina?
Trong vài tuần qua, cộng đồng thế giới đang theo dõi sát sao các sự kiện xung quanh Ukraina, nhờ các nhà tuyên truyền của Mỹ và các đối tác NATO, những người đưa ra tuyên bố mà không có căn cứ về việc “Nga gia tăng các hành động gây hấn với Ukraina”.
Các quốc gia lớn ở châu Á cũng bày tỏ quan ngại về tình hình quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Có gì trong tâm trí của Bắc Kinh?
Quan hệ ngày nay giữa Nga và các nước NATO do Hoa Kỳ lãnh đạo tập trung vào việc trao đổi thông điệp về cuộc khủng hoảng Ukraina. Giới lãnh đạo Nga yêu cầu NATO không mở rộng về phía đông và không chấp nhận Ukraina vào tổ chức quân sự. Bắc Kinh cũng không muốn NATO mở rộng thêm về phía đông, bởi vì khối quân sự trong trường hợp này sẽ ở gần biên giới Trung-Nga hơn. Trong cuộc điện đàm gần đây với Ngoại trưởng Hoa Kỳ A. Blinken, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng "các mối quan ngại hợp lý của Nga trong lĩnh vực an ninh phải được xem xét và giải quyết một cách nghiêm túc", đồng thời bổ sung: "không thể đảm bảo an ninh của một quốc gia bằng cách gây tổn hại cho nước khác và bằng cách tăng cường liên minh quân sự".
Đây là sự hỗ trợ ngoại giao đáng kể của Bắc Kinh đối với Nga. Nhiều người ở phương Tây không mong đợi điều này, họ cho rằng vì đại diện chính thức của CHND Trung Hoa chưa công nhận việc Crưm thống nhất với Nga nên Bắc Kinh sẽ im lặng trong tình hình hiện nay. Nhưng đại diện của Trung Quốc tại LHQ gọi các hành động hiện tại của Moskva là "hợp pháp".
Về nhiều mặt, Bắc Kinh chưa đi đến công nhận hoàn toàn hành động thống nhất Crưm vì những vấn đề nội bộ của nước này. Một số người bất đồng chính kiến giữa người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ nói về quyền tự trị hoặc ly khai khỏi CHND Trung Hoa, và hiện có một đảng ở Đài Loan phản đối việc gia nhập CHND Trung Hoa vì sự độc lập hoàn toàn của hòn đảo. Trường hợp trưng cầu dân ý ở Crưm năm 2014, dẫn đến việc Crưm
trở lại thuộc thành phần của nước Nga, có thể được sử dụng bởi những người ly khai trong cuộc đối đầu với chính quyền trung ương.
Việc Moskva không coi tình hình với Crưm tương tự như Đài Loan đã được phía Nga gián tiếp nêu ra trong chuyến thăm Bắc Kinh mới đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong thông cáo chung của hai
ông Putin và Tập Cận Bình có đoạn viết: "Nga coi Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và phản đối việc độc lập của hòn đảo này dưới mọi hình thức". Phía Trung Quốc trong tuyên bố này đã ủng hộ hiệu lực của "nguyên tắc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ" mà Điện Kremlin quán triệt.
Ấn Độ gần đây cũng đã thể hiện thái độ của mình đối với "vấn đề Ukraina". Ngày 28 tháng 1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi cho biết:
“Chúng tôi kêu gọi giải quyết tình hình một cách hòa bình thông qua các nỗ lực ngoại giao bền vững nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định lâu dài trong khu vực và ngoài khu vực".
Hai ngày sau, đại diện chính thức của Ấn Độ tại LHQ cũng lên tiếng như vậy.
Ông nói: "Mối quan tâm của Ấn Độ nằm trong việc tìm ra giải pháp giúp đạt được giảm căng thẳng ngay lập tức. Đồng thời , phải tính đến lợi ích an ninh hợp pháp của tất cả các quốc gia".
Cùng với các tuyên bố, không kém phần quan trọng là những động thái cụ thể của Trung Quốc và Ấn Độ khi ủng hộ Nga và phản đối cuộc thảo luận về
tình hình Ukraina tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 31 tháng 1.
Và điều này bất chấp thực tế là trước đó người Mỹ đã làm việc chặt chẽ với các nhà ngoại giao Ấn Độ, cố gắng thu hút đối tác về phía họ trong cuộc xung đột với Moskva. Tuy nhiên, như Shubhajit Roy, người phụ trách chuyên mục của tờ Indian Express của Ấn Độ lưu ý:
"New Delhi không muốn gây nguy hiểm cho mối quan hệ quân sự chặt chẽ với Moskva, đặc biệt là trong bối cảnh đối đầu với Trung Quốc ở biên giới phía đông".
Nhưng nếu nhìn vấn đề từ khía cạnh khác, thì Delhi sẽ không muốn những lực lượng ở Kashmir đòi rút khỏi Ấn Độ, ám chỉ tiền lệ trưng cầu dân ý ở Crưm.
Moskva hiểu những khó khăn mà các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Ấn Độ gặp phải trong "vấn đề Ukraina". Không nên bỏ qua việc thống kê những người
Ấn Độ và Trung Quốc sống ở Ukraina. Nước thứ nhất có 18 nghìn người (chủ yếu là sinh viên của các trường đại học y khoa Ukraina). Với người Trung Quốc, việc đánh giá chính xác tình hình càng khó khăn hơn, số liệu trước đại dịch dao động từ 19 đến 30 nghìn người. Các chính phủ phải suy nghĩ về việc bảo vệ họ.
Nhìn chung, Moskva chấp nhận lập trường của hai đối tác chiến lược và đánh giá cao hợp tác với hai quốc gia này trong SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ),
BRICS ( bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi ) và các tổ chức khác.
Bắc Kinh và Delhi hiểu rằng sự gia tăng căng thẳng mà phương Tây gây ra xung quanh Ukraina đang đe dọa hòa bình thế giới.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.