Nga và Ukraina «kỷ niệm» 30 năm bên nhau: Thà bạn xấu còn hơn thù tốt

© Sputnik / Konstantin Chalabov / Chuyển đến kho ảnhNga-Ukraina
Nga-Ukraina  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2022
Đăng ký
Các biện pháp trừng phạt lẫn nhau, không chấp nhận mọi thứ dính dáng đến Nga và thiếu vắng đối thoại - hôm nay, quan hệ giữa Ukraina và Nga đang trải qua khủng hoảng gay gắt nhất trong toàn bộ lịch sử sinh tồn của hai nước.
Ở Kiev, sau sự kiện năm 2014, Nga bị coi là «kẻ xâm lược» và «đối thủ quân sự», bất kể là Matxcơva bác bỏ cáo buộc can dự vào cuộc xung đột nội bộ Ukraina và khẳng định rằng Kiev chỉ có thể tháo gỡ vấn đề này bằng cách đối thoại trực tiếp với vùng Donbass mà chính quyền Ukraina kiên quyết từ chối trong nhiều năm, khiến việc dàn xếp ngày càng lâm vào ngõ cụt.
Đồng thời, Matxcơva nói rằng nhân dân Ukraina là anh em của người Nga, gắn bó thống nhất với nhau bằng truyền thống lịch sử và văn hóa. Trước đó Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lưu ý rằng ông coi các dân tộc Nga và Ukraina là một tổng thể duy nhất, và ông gọi tình trạng phát sinh bức tường ngăn cách giao lưu của hai nước là tai hoạ lớn và bi kịch chung.
Sau khi Liên Xô tan rã, ngày 14 tháng 2 năm 1992 Nga và Ukraina chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Hiện tại, bang giao này gần như bị đóng băng hoàn toàn.
Những người lính Hồng quân trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2022
Người dùng tranh luận về sự đóng góp của Liên Xô trong việc đánh bại Đức Quốc xã

Chẳng còn lại gì…

Quan hệ kinh tế và chính trị giữa Nga và Ukraina hiện đang ở mức «số 0». Nhiều dự án song phương đã bị phá bỏ theo ý ​​muốn của Kiev sau năm 2014. Kể từ đó, Ukraina ngừng mua trực tiếp khí đốt của Nga và chấm dứt nhập khẩu điện. Giữa hai nước không có đường bay thường xuyên do lệnh cấm tương ứng mà Kiev ban hành, máy bay quân sự của Nga không được bay qua lãnh thổ Ukraina. Lưu thông đường sắt giữa các nước gần như hoàn toàn ngừng trệ - chỉ có các chuyến tàu của đường sắt Ukraina, trong khi Đường sắt Nga từ bỏ hành trình theo hướng này. Trên thực tế, các công dân Nga không được phép nhập cảnh vào Ukraina.
Ở Ukraina cấm phát sóng các kênh truyền hình Nga, cấm chiếu phim Nga và cấm bán sách của một số nhà xuất bản Nga. Hạn chế nhập khẩu một số hàng lương thực thực phẩm từ lãnh thổ Nga sang Ukraina cũng như theo chiều ngược lại từ Ukraina sang Nga. Chính quyền Kiev áp đặt biện pháp trừng phạt chống các ngân hàng và doanh nhân Nga. Đáp lại, ngoài các thứ hàng thực phẩm, Matxcơva đã cấm xuất khẩu dầu và các sản phẩm từ dầu sang Ukraina, cấm nhập khẩu từ Ukraina các sản phẩm chế tạo máy, công nghiệp nhẹ và gia công kim loại.
Các cổ động viên Nga và Ukraina - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Bộ trưởng Ukraina cấm vận động viên nước mình lại gần vận động viên Nga
Trong bối cảnh cơn «cuồng loạn» vô căn cứ của các nước phương Tây về chuyện dường như Nga sắp «tấn công xâm lược» Ukraina và động thái hối hả đưa hàng loạt các nhà ngoại giao ra khỏi đất nước này, gần đây Matxcơva cũng cho rằng cần phải tối ưu hóa cơ số phái bộ ngoại giao của mình, đề phòng những hành động khiêu khích tiềm tàng mà chế độ Kiev hoặc các nước thứ ba có thể gây ra. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Nga hứa hẹn rằng các chức năng cơ bản của đại sứ quán và lãnh sự quán vẫn sẽ được thực hiện. Cần nhắc thêm rằng kể từ năm 2014, Nga và Ukraina không có đại sứ, phái bộ ngoại giao do các đại biện lâm thời phụ trách.
«Trên thực tế không hề có liên hệ gì theo tuyến ngoại giao. Phần lớn là do trong những năm gần đây Chính phủ Ukraina đã hoàn toàn mất tính chủ thể và mọi quyết định đều thông qua ở bên kia đại dương. Vì vậy, quan hệ ngoại giao với chính Ukraina chẳng còn ý tưởng nào nữa, bởi phải giao tiếp với những ai đưa ra quyết định về Ukraina và đó là Hoa Kỳ», - chuyên gia Vladimir Zharikhin, Phó Giám đốc Viện Các nước SNG cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Kiev - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2022
Trong một ngày qua có 20 nước kêu gọi công dân của họ rời Ukraina
Quan hệ ở cấp độ chính trị giữa Matxcơva và Kiev cũng không hiện hữu. Lần gần nhất các nhà lãnh đạo Nga và Ukraina giao tiếp ít ỏi là vào tháng 12 năm 2019 tại Paris, một dịp hiếm hoi khi các ông Vladimir Putin và Vladimir Zelensky gặp nhau trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Normandy. Nhưng ngay cả khi đó họ cũng không tiến hành gặp mặt trực tiếp và không thảo luận về những vấn đề trong quan hệ song phương. Kiev cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột ở Donbass, còn Matxcơva nhiều lần phản bác đồng thời kêu gọi phía Ukraina không giũ bỏ trách nhiệm thực hiện các thỏa thuận Minsk để khắc phục xung đột mà Nga không phải là một bên tham gia.
Matxcơva nhắc lại rằng về tình hình ở Donbass thì Kiev cần trực tiếp thảo luận với đại diện của các nước Cộng hòa tự tuyên bố độc lập, còn nếu Ukraina muốn nói về bình thường hóa quan hệ với Nga thì Matxcơva luôn sẵn sàng. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov mới đây thậm chí còn gợi ý rằng ông Zelensky nên đến Matxcơva, Saint-Peterburg hoặc Sochi dành cho việc này. Nhưng ông Lavrov cũng lập tức khuyến cáo rằng sẽ không thể chỉ thảo luận với Donbass, mà Kiev nên giải quyết vấn đề này trong Nhóm Liên lạc. Zelensky không đánh giá cao đề xuất như vậy và còn nêu câu hỏi ngược - mời hội nghị theo định dạng như thế làm gì, phía bên kia sẽ không đồng ý.
© Sputnik / Sergey Averin / Chuyển đến kho ảnhTình hình trên giới tuyến liên lạc ở vùng Donetsk
Tình hình trên giới tuyến liên lạc ở vùng Donetsk - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2022
Tình hình trên giới tuyến liên lạc ở vùng Donetsk

Không đơn giản, nhưng còn chưa thù địch

Theo đánh giá của chuyên gia Zharikhin, quan hệ giữa LB Nga và Ukraina cho đến thời gian gần đây ở trạng thái «không đơn giản nhưng chưa đến mức thù địch».

«Thế nhưng ở nước ngoài, có những thế lực mong muốn hai nước trở thành kẻ thù, và người ta đã làm mọi thứ vì điều này – thoạt đầu là «Maidan» thứ nhất, tiếp đó là «Maidan» thứ hai và sự cân bằng từng có ở mức độ nhất định trong thời gian Leonid Kuchma giữa lợi ích của miền Đông Ukraina và miền Tây thì bây giờ đã bị vi phạm thô bạo, thiên về phục vụ lợi ích của các nước phương Tây và miền Tây Ukraina. Tình hình đó khiến từ chỗ quan hệ không đơn giản nhưng chưa thù địch thì từ phía chính quyền Ukraina đã trở nên đậm nét thù địch», - chuyên gia giải thích.

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng đây là sai lầm lớn, sẽ gây ra những hậu quả sâu sắc về xã hội, kinh tế, nhân đạo và nhiều hệ luỵ khác. Ngoài ra, sau sự kiện năm 2014, Ukraina đã đơn phương rút khỏi hàng loạt thoả thuận với Nga và SNG, tuy nhiên, hiện thời nước này chưa chính thức khởi động tiến trình rút khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập, dù Kiev từ lâu không tham gia vào công việc và các hội nghị của SNG nữa.
© Sputnik / Andrey Stenin / Chuyển đến kho ảnhPhái ủng hộ đối lập dựng chướng ngại vật trên phố Institutskaya ở Kiev.
Phái ủng hộ đối lập dựng chướng ngại vật trên phố Institutskaya ở Kiev. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2022
Phái ủng hộ đối lập dựng chướng ngại vật trên phố Institutskaya ở Kiev.

Quá cảnh khí đốt

Luôn có một câu hỏi nổi cộm gay gắt khác trong quan hệ giữa hai nước là trung chuyển khí đốt và mức giá nhiên liệu. Trong chừng mực phần lớn các đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu đến châu Âu hiện có đều chạy qua lãnh thổ Ukraina, vào cuối những năm 1990 đã phát sinh tình huống trong đó các công ty Ukraina thường lợi dụng cơ hội để hút lấy nhiên liệu xuất khẩu cho nhu cầu riêng một cách bất hợp pháp. Các bên đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách ký kết những thỏa thuận liên Chính phủ về trung chuyển khí đốt, trong đó chỉ ra điều khoản riêng rằng nếu các nước thứ ba nhận được ít «nhiên liệu xanh» hơn do lỗi của Ukraina, thì Kiev phải bồi thường đầy đủ cho Nga mọi tổn thất phát sinh. Nhưng Ukraina đâu có làm được như vậy, khoản nợ từ năng lượng do Nga cung cấp không ngừng phình to, Kiev quyết định sử dụng cơ chế tín dụng kỹ thuật nhưng vẫn không sao trả được nợ mà cứ liên tục yêu cầu Matxcơva cấp khoản vay mới.
khí đốt Ukraina - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2022
Ukraina bắt đầu mua khí đốt của Nga từ Hungary
Cách tháo gỡ «vòng luẩn quẩn» đó lẽ ra phải là những thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Ukraina với giá cố định; lệ phí quá cảnh cũng trả theo cùng một mức, nhưng không phải bằng tiền mà bằng khí đốt. Nhưng dù sao chăng nữa Kiev vẫn không vừa lòng với mức giá, than phiền rằng cao hơn mức trung bình của châu Âu. Phía Matxcơva nói rõ là suốt trong vài năm Nga đã thực sự tài trợ cho Ukraina bằng nguồn năng lượng giá rẻ. Do những vụ xì-căng-đan liên tục về khí đốt, Matxcơva tái định hướng các lộ trình thay thế để cung cấp năng lượng cho người tiêu dùng châu Âu, trong đó có việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt mới, và khối lượng trung chuyển qua Ukraina dần hạ thấp.
Hiện tại, giữa Nga và Ukraina còn hợp đồng hiệu lực đến năm 2024, quy định cung cấp trung chuyển 40 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Nhưng triển vọng cho việc gia hạn hợp đồng này vẫn tù mù. Tổng thống Vladimir Zelensky tuyên bố ủng hộ phương án gia hạn hợp đồng sau năm 2024, còn Matxcơva thận trọng nói sẵn sàng thảo luận về việc gia hạn quá cảnh, khi có sự hiểu biết về việc ai sẽ nhận khí đốt, với khối lượng bao nhiêu và theo điều kiện nào. Đồng thời, LB Nga hoàn toàn hài lòng bởi những nỗ lực, thứ nhất, lợi dụng vấn đề quá cảnh vào mục đích chính trị, và thứ hai, ràng buộc khả năng gia hạn thoả thuận với việc khởi động đường ống dẫn khí «Dòng chảy phương Bắc -2». Ngoài ra, theo quan điểm của hàng loạt chuyên gia, nói chung Nga có thể không quan tâm đến việc gia hạn quá cảnh Ukraina do thực trạng thảm hại tồi tệ của hệ thống vận chuyển khí đốt ở Ukraina.
© Ảnh : Nord Stream 2 Các chuyên gia của tàu sà lan đặt ống Fortuna sau khi hàn ống cuối cùng đường thứ hai hệ thống dẫn khí "Dòng Bắc 2"
Các chuyên gia của tàu sà lan đặt ống Fortuna sau khi hàn ống cuối cùng đường thứ hai hệ thống dẫn khí Dòng Bắc 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2022
Các chuyên gia của tàu sà lan đặt ống Fortuna sau khi hàn ống cuối cùng đường thứ hai hệ thống dẫn khí "Dòng Bắc 2"

Cuộc đảo chính

Quan hệ giữa Matxcơva và Kiev tan vỡ hẳn vào năm 2014 sau sự kiện đảo chính ở Ukraina và cuộc trưng cầu dân ý ở Crưm mà kết quả là bán đảo này nhập vào thành phần Nga. Tháng 11 năm 2013, sau tuyên bố của Chính phủ Ukraina về đình chỉ ký thỏa thuận liên kết với EU, quảng trường chính ở Kiev là Maidan Nezalezhnosti (Quảng trường Độc lập) đã tràn ngập những người ủng hộ hội nhập châu Âu. Sau đó, quảng trường này trở thành tâm điểm của cuộc đối đầu giữa công lực và những phần tử cực đoan. Từ thủ đô, xung đột lan sang các vùng khác. Tháng 4 năm 2014, nhà chức trách Ukraina phát động chiến dịch quân sự chống lại CHND Donetsk và CHND Lugansk, hai nước Cộng hoà tự tuyên bố độc lập sau cuộc đảo chính ở Kiev. Nga đã bỏ ra không ít nỗ lực để góp phần hoá giải xung đột nội bộ Ukraina, cùng với Đức và Pháp thành các bên bảo lãnh cho việc thực thi các thỏa thuận Minsk ký kết năm 2015. Tuy nhiên, do Kiev không muốn thực hiện nghĩa vụ cam kết, hướng giải pháp chính trị đã bị ngưng trệ trong suốt cả năm.
© Sputnik / Natalia SeliverstovaLực lượng Vũ trang Ukraina
Lực lượng Vũ trang Ukraina  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2022
Lực lượng Vũ trang Ukraina
Kể từ đó, chính quyền Kiev cố sức đẩy Nga ra khỏi không gian văn hóa và thông tin của Ukraina - các nhà hoạt động văn hóa từ LB Nga bị cấm đến thăm Ukraina với cái cớ là họ «tạo ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia» của đất nước. Cuộc trấn áp các cư dân nói tiếng Nga vẫn tiếp diễn trên địa bàn, cấm phát sóng các kênh tiếng Nga, bất kỳ chương trình và phim ảnh bằng tiếng Nga đều bị cấm. Từ phát ngôn của giới chức các cấp, liên tục đưa ra kêu gọi cấm tiệt mọi thứ mà cách này cách khác liên quan đến nước Nga hoặc tiếng Nga.
Do xung đột ở Ukraina, không chỉ quan hệ giữa Matxcơva và Kiev trở nên tồi tệ, mà còn cả quan hệ giữa các nước phương Tây và Nga cũng xấu đi. Phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga, còn Matxcơva đáp trả đối xứng bằng cách hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ các nước thi hành lệnh trừng phạt đó, thịt, xúc xích, cá và hải sản, rau, trái cây và các sản phẩm từ sữa đều không còn đường vào Nga. Bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn tiếp nối, Nga cũng gia hạn những biện pháp trả đũa của mình.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2022
Bà Zakharova nói phương Tây không làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraina
Trong những tháng gần đây, quan hệ giữa LB Nga và Ukraina đã leo thang đến cực hạn do nỗ lực của các chính khách và giới truyền thông phương Tây, liên tục cáo buộc vô căn cứ rằng Nga «chuẩn bị tấn công xâm lược» Ukraina và đưa quân tới biên giới. Matxcơva trả lời bằng tuyên bố ở tất cả các cấp rằng Nga sẽ không tấn công Ukraina, và nếu viễn cảnh này chỉ phụ thuộc vào Matxcơva thì sẽ không có chiến tranh, bởi Nga chưa bao giờ đe dọa đất nước Ukraina hoặc nhân dân Ukraina dưới bất kỳ hình thức nào, khác với Kiev lớn tiếng công bố «săn lùng» các cư dân nói tiếng Nga của đất nước họ.
Matxcơva kiên quyết bác bỏ những kế hoạch làm leo thang tình hình xung quanh Ukraina và liên tục khẳng định Nga không đe dọa bất kỳ ai, tất cả những tuyên bố về «cuộc gây hấn xâm lược» chỉ là luận điệu mà phương Tây sử dụng như cái cớ nhằm triển khai thêm thiết bị quân sự của NATO sát gần biên giới Nga. Như Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã nói trước đó, Nga không tạo ra bất kỳ nguyên do nào cho tình hình xung đột xung quanh Ukraina.
Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2022
Ý kiến chuyên gia: Biden gọi điện cho Putin vì Hoa Kỳ muốn gây áp lực với Matxcơva
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала