Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đi Campuchia họp về Myanmar và đoàn kết ASEAN

© Ảnh : Khánh Vân - P/v TTXVN tại Hàn QuốcBộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn phát biểu
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Đăng ký
Theo thông báo chính thức từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ lên đường thăm Campuchia, tham dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN ở Phnom Penh.
Hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Lào, Singapore cũng ra thông cáo về chuyến thăm Campuchia và dự Hội nghị hẹp của quan chức ngoại giao cấp cao các quốc gia Đông Nam Á.
Như Sputnik đã thông tin, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam vừa đi Campuchia về cách đây chưa đầy 1 tháng. Giới quan sát cho rằng, chuyến đi Phnom Penh của ông Bùi Thanh Sơn lần này nhằm để cùng thảo luận với đại diện ngoại giao các nước Đông Nam Á hướng đến tìm giải pháp hỗ trợ giải quyết vấn đề Myanmar cũng như tăng cường sự gắn kết của nội khối ASEAN.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam thăm Campuchia

Ngày 15/2, theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Campuchia.
“Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) tại Phnom Penh, Campuchia từ ngày 16-17/2”, Bộ Ngoại giao cho biết.
Cũng theo thông cáo đây là Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đầu tiên, khởi động năm Chủ tịch ASEAN 2022 của Campuchia.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2021
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm Trung Quốc để làm gì?
Hội nghị lần này mang chủ đề “ASEAN hành động cùng ứng phó các thách thức”, đặt trong bối cảnh tình hình Myanmar, Biển Đông, cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc trên thế giới ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng gia tăng.

Myanmar sẽ không tham dự AMM Retreat 2022

Theo hãng tin AP, chính quyền quân sự Myanmar cho biết, sẽ không tham gia cuộc họp tuần này tại Campuchia của nhóm Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
“Myanmar từ chối lời mời cử một đại diện “phi chính trị” thay cho nhà ngoại giao chính của chính quyền (quân sự)”, đại diện Chính phủ hiện nay của Myanmar cho biết hôm thứ Hai 14/2.
Trong khi đó, Vương quốc Campuchia, đương kim Chủ tịch ASEAN năm 2022, hồi đầu tháng 2/2022 cho biết các thành viên của ASEAN đã không đạt được đồng thuận về việc mời Ngoại trưởng Myanmar là Wunna Maung Lwin tham dự Hội nghị hẹp vào thứ Tư và thứ Năm (16-17/2/2022) này tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2021
Có gì đặc biệt trong hội nghị tại Trung Quốc với sự tham gia của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn?
Ông Wunna Maung Lwin được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar sau khi Quân đội lên nắm chính quyền ở Yangon vào năm ngoái, lật đổ chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi như Sputnik đã thông tin.
Cũng theo AP, quyết định hạn chế sự tham gia của Myanmar cho thấy còn sự bất đồng về việc Myanmar thiếu hợp tác trong việc thực hiện các biện pháp mà các nước thành viên ASEAN nhất trí hồi năm ngoái để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị và chấm dứt bạo lực ở Miến Điện.

Quan chức Ngoại giao Lào, Singapore đều góp mặt

Ngày 14/2, lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước Singapore và Lào đều xác nhận về việc thăm Campuchia và dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) ở Phnom Penh.
Theo kế hoạch, AMM Retreat diễn ra từ ngày 15-17/2 tại thủ đô Phnom Penh, theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Singapore, Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan sẽ dự Hội nghị hẹp AMM Retreat 2022 và tới chào xã giao Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Nga Putin bên lề hội nghị G20.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2019
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "đã thành công" tại G20
Ông Balakrishnan cũng sẽ tiến hành hội đàm chính thức với người đồng cấp Campuchia Prak Sokhonn về quan hệ hợp tác song phương, bao gồm các lĩnh vực kinh tế, thương mại, du lịch, giáo dục, y tế cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên có cùng lợi ích, quan tâm hiện nay như Myanmar và tăng cường đoàn kết nội khối ASEAN trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Được biết, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cũng sẽ gặp riêng Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế Campuchia Aun Pornmoniroth, Bộ trưởng Môi trường Campuchia Say Samal và ông Hun Many, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục, Thanh niên, Thể thao, các Vấn đề Tôn giáo, Văn hóa và Du lịch thuộc Quốc hội Campuchia để bàn về kế hoạch hợp tác song phương.
Ngoài Singapore, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Lào cũng cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith sẽ thăm chính thức Campuchia, và tham dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng ngoại giao ASEAN.
Trong chuyến thăm Campuchia lần này, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Saleumxay Kommasith sẽ tới Cung điện Hoàng gia chào Quốc Vương Campuchia Norodom Sihamoni.
Ông Kommasith tất nhiên cũng sẽ chào xã giao Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen và hội đàm song phương với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Prak Sokhonn về nhiều phương diện trong quan hệ và hợp tác giữa hai nước cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Theo truyền thông Lào, chuyến thăm chính thức Campuchia của ông Saleumxay Kommasit được kỳ vọng sẽ làm sâu sắc thêm và nâng quan hệ hợp tác tốt đẹp, tình hữu nghị truyền thống anh em giữa Lào và Campuchia lên một tầm cao mới.

Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực của ASEAN về vấn đề Myanmar

Campuchia, vơi tư cách nước Chủ tịch ASEAN đã kêu gọi Myanmar tuân theo Đồng thuận 5 điểm về vấn đề Myanmar mà các bên đã thống nhất hồi tháng 4/2021 và tạo điều kiện để một đặc phái viên ASEAN có chuyến thăm Myanmar đầu tiên trong tương lai.
Đồng thuận 5 điểm về Myanmar bao gồm chấm dứt bạo lực, đối thoại mang tính xây dựng giữa “tất cả các bên liên quan”, gửi viện trợ cho Myanmar, bổ nhiệm đặc phái viên ASEAN để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán, và cho phép đặc phái viên đến Myanmar.
Ông Hun Sen kêu gọi tất cả các bên, gồm cả Chính phủ Myanmar ngừng bạo lực và đạt được một lệnh ngừng bắn, bảo vệ an toàn cho dân thường và đảm bảo các vấn đề nhân đạo.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm trực tuyến với bà Noeleen Hayzer, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về vấn đề Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
“Việt Nam, ASEAN xem Myanmar là thành viên trong gia đình”
Về phần mình, Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực của ASEAN trong vấn đề Myanmar vì một khu vực hóa bình ổn định.
Hồi tháng 1 năm nay, trả lời câu hỏi liên quan đến tình hình Myanmar, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam luôn mong muốn Myanmar sớm ổn định tình hình để phát triển đất nước vì lợi ích của người dân Myanmar và tiếp tục đóng góp vào xây dựng cộng đồng ASEAN, đoàn kết ASEAN hoạt động trên cơ sở tham vấn, đối thoại và hợp tác phù hợp với Hiến chương của ASEAN.
Theo phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng, trước những khó khăn đặt ra cho Myanmar, ASEAN đã và đang hỗ trợ cho Myanmar, nhất là hỗ trợ nhân đạo trên tinh thần đoàn kết và đóng góp có trách nhiệm.
“Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các nước thúc đẩy thực hiên đồng thuận 5 điểm và mong rằng Myanmar sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình xây dựng ASEAN hòa bình, ổn định”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.
Việt Nam cũng ủng hộ mọi nỗ lực của Campuchia trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2022.
Theo đại diện Bộ Ngoại giao, Việt Nam ủng hộ tất các nỗ lực thúc đẩy đoàn kết hợp tác ASEAN.
“Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Campuchia - nước Chủ tịch ASEAN 2022 và các nước ASEAN khác đóng góp vào tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, trong đó có việc thực hiện đồng thuận ASEAN vì lợi ích của người dân, vì hòa bình và phát triển của ASEAN”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала